TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC NUÔI DẠY CON TRẺ

165 phút đọc /
Phác đồ công cụ hỗ trợ lâm sàng
Tổng-hợp-các-yếu-tố-tác-động-đến-việc-nuôi-dạy-con-trẻ-16X9

Hiểu biết về các yếu tố góp phần tạo nên Hướng dẫn nuôi dạy con cái, và tầm ảnh hưởng của chúng thông qua sự góp phần vào Chỉ số so sánh, chúng ta sẽ hiểu thêm những yếu tố nào cần được quan tâm khi có dự định có con.

Hướng dẫn nuôi dạy con cái - Chương 2

Tóm tắt các phát hiện chính

Việc nuôi dạy con cái là một trong những niềm vui vĩ đại nhất trong cuộc sống, nhưng cũng đầy thách thức. Đó là một chặng đường đầy cảm xúc, yêu cầu cân bằng giữa những lựa chọn và thỏa hiệp qua các khoảnh khắc của niềm vui và nỗi đau. Phụ huynh làm điều đó trong khi vẫn phải có định hướng giữa thế giới luôn thay đổi và không lường trước được.

Thời đại công nghệ số trong việc nuôi dạy con cái khiến thông tin chuyển từ việc chỉ tiếp cận được qua nhân viên y tế sang trạng thái luôn sẵn sàng cho phụ huynh chỉ với một cú chạm. Trong khi điều này giúp phụ huynh tự tin hơn, môi trường công nghệ số cũng có thể làm cuộc sống trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt là khi sự đánh giá và bắt nạt qua mạng vẫn tiếp tục gia tăng.

Những thay đổi tích cực trên toàn thế giới đang được nhìn thấy: phụ nữ đang tiếp tục thách thức những vai trò truyền thống và ngày càng nhiều phụ nữ đang cân bằng công việc và gia đình; hôn nhân đồng giới đang ngày càng được ủng hộ1 và những ông bố đang tham gia vào nhiều mặt hơn trong việc chăm sóc con cái2 (mặc dù người mẹ chịu trách nhiệm cho hầu hết việc nuôi dạy con cái).

Phụ huynh tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, không chỉ từ căng thẳng và kinh tế không ổn định do kinh tế thế giới đi xuống, mà còn từ COVID-19.

Từ việc đứng vững dưới áp lực kinh tế, xã hội đến sắp xếp nhà cửa, đời sống lao động và xây dựng sự tự tin, trải nghiệm của phụ huynh bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ, thường vượt quá sự kiểm soát của họ.

Hướng dẫn Nuôi dạy Con cái đã phát hiện ra một tập hợp các yếu tố toàn cầu có ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con cái bất kể mọi nơi trên thế giới. Trong 16 quốc gia được khảo sát, phụ huynh có kinh nghiệm rất khác nhau và có những yếu tố họ trải nghiệm thoải mái hơn hoặc thách thức hơn. Tuy nhiên vào thời điểm này, không có nơi hoàn hảo để xây dựng một gia đình.

Có ba yếu tố đầu tiên đóng góp đến 54,9% điểm, gồm: không bị áp lực (từ bản thân và xung quanh), khả năng linh hoạt tài chính và môi trường hỗ trợ cho đời sống lao động.

Năm yếu tố còn lại phát hiện từ khảo sát đóng góp 35,6% điểm, gồm: trẻ dễ nuôi, nguồn chăm sóc sức khỏe và phúc lợi, một môi trường hỗ trợ nuôi dạy trẻ, chia sẻ việc nuôi dạy con cái và sự tự tin trong việc nuôi dạy con cái.

Ba yếu tố kinh tế xã hội góp phần vào 9,4% còn lại, gồm: được phụ cấp khi nghỉ thai sản, GDP (PPP) và hệ số GINI đảo ngược.

(Chương 3 sẽ giới thiệu chi tiết từng yếu tố)

 

Tổng hợp yếu tố ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con cái

 

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHỤ HUYNH NGÀY NAY

Yếu tố xếp hạng cao nhất là không bị áp lực (từ bản thân và xung quanh), đóng góp 22,6% đến điểm

Yếu tố này liên quan đến hai loại áp lực khác nhau: áp lực phụ huynh tự đặt lên bản thân và áp lực từ thế giới xung quanh họ. Áp lực phụ huynh cảm thấy càng thấp, thì điểm của quốc gia càng cao. Áp lực gây tác động tiêu cực lớn nhất cho phụ huynh trên thế giới và cũng là yếu tố phụ huynh có ít khả năng kiểm soát nhất.

Giữa hai loại áp lực, áp lực từ xung quanh mạnh hơn cả. Điều này đúng với mọi quốc gia được khảo sát trừ Thụy Điển. Phụ huynh Thụy Điển cảm thấy áp lực bản thân nhiều hơn áp lực xung quanh, mặc dù vẫn thấp nhất trên toàn thế giới. Yếu tố này phản ánh mức độ căng thẳng ở phụ huynh khi người xung quanh cho ý kiến về cách nuôi dạy con cái, kể cả khi phụ huynh có yêu cầu được nhận ý kiến hay không. Mặc dù có ý tốt nhưng khi những người xung quanh cho ý kiến, phụ huynh có thể cảm thấy bị đánh giá, không được ủng hộ và bị lấn át. Điều này càng mãnh liệt hơn bởi mạng xã hội, khi việc bắt nạt qua mạng đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng.

Tự bản thân phụ huynh cảm thấy không sẵn sàng cho việc làm phụ huynh và họ phải thỏa hiệp nhiều hơn là mong đợi về cuộc sống sau đó. Việc làm phụ huynh khó khăn hơn những gì họ nghĩ. Họ có thể có hình dung riêng về cuộc sống, nhưng thực tế lộn xộn và phức tạp hơn điều họ có thể lường trước với những đứa trẻ sinh ra có tính cách và hành vi độc đáo. Dù điều này xảy ra toàn cầu, nhưng những người mới làm phụ huynh, đặc biệt là làm mẹ, sẽ cảm thấy nhiều tội lỗi và điều này có thể gây ảnh hưởng lâu dài.

Thụy Điển (1) xếp hạng cao nhất, phản ánh một cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn với việc nuôi dạy con cái, được ủng hộ bởi gia đình và thường không bị ý kiến về cách nuôi dạy con cái. Việc nuôi dạy con cái ở Trung Quốc (16) được ghi nhận là áp lực nhất, một phần do chính sách một con và áp lực phải thành công đặt nặng trên vai phụ huynh trong khi phải gắn liền với gia đình.

Yếu tố quan trọng thứ hai là sự linh hoạt tài chính, đóng góp 16,7% điểm

Yếu tố này nói về khả năng kinh tế của gia đình có thể chống đỡ được các chi phí nuôi con, bao gồm cả chi phí cho y tế. Điều này không nói lên một gia đình giàu hay không, mặc dù có thể thừa nhận những gia đình có tình trạng kinh tế thoải mái hơn sẽ linh hoạt về tài chính hơn (những quốc gia xếp hạng thấp nhất nhìn chung có GDP PPP thấp nhất).

Nhóm phụ huynh tương đối ổn định về mặt kinh tế thường linh hoạt tài chính hơn, do đó cũng ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố này.

Nigeria (12) xếp hạng thấp nhất trong yếu tố này. Nigeria là một trong những quốc gia có sự chênh lệch giàu nghèo trong dân số. Điều này có nghĩa là những bậc phụ huynh người Nigeria có mức sống trung bình sẽ khó tiếp cận với mức nhu cầu căn bản so với các nước phát triển. Brazil (15) cũng nằm trong nhóm 1/3 dưới.  Dù sự thành công về kinh tế trong thập kỷ qua đã xóa nghèo đáng kể, nhưng không bình đẳng vẫn tồn tại ở mức tương đối cao.

Yếu tố thứ ba là được hỗ trợ trong đời sống lao động, đóng góp 15,6% tổng điểm

Yếu tố này phản ánh chính sách và các chương trình bảo vệ người lao động (bao gồm được phụ cấp khi nghỉ thai sản) kèm theo khả năng chăm sóc trẻ ảnh hưởng đến việc phụ huynh ở nhà hay đi làm. Điều này không đơn giản chỉ về tổng thời gian nghỉ thai sản, mà cần cụ thể hơn là phụ huynh cảm thấy liệu thời gian nghỉ trước sinh hoặc sau sinh đã đủ để họ đi làm lại chưa, nếu đó là điều họ chọn. 

Phụ huynh Brazil đối mặt với nhiều thách thức to lớn trong yếu tố này. Bên cạnh việc chính quyền chỉ cho nghỉ thai sản bốn tháng, 41% lực lượng lao động được cấu thành từ những người lao động không chính thức và không có quyền nghỉ thai sản. Điều này làm tăng áp lực lên người mẹ phải trở lại công việc sau khi sinh con. Chile (2) là một quốc gia có thứ hạng cao trong yếu tố này. Từ năm 2011, thời gian nghỉ thai sản đã được tăng lên từ 12 tuần đến 24 tuần3. Trong suốt thời gian này, người mẹ nhận được tiền trợ cấp thai sản từ quỹ quốc gia, đây là nguồn thu nhập chính của xấp xỉ 8/10 người mẹ trong thời gian 12 tuần thêm vào này.

Yếu tố thứ tư trẻ dễ nuôi theo cảm nhận phụ huynh, đóng góp 10,1% trên tổng điểm

Khi phụ huynh cảm thấy trẻ dễ nuôi, ăn ngủ tốt và không trải qua tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, họ cảm thấy tích cực hơn. Dù yếu tố này có vẻ định lượng được, nhưng cảm nhận về một đứa trẻ dễ nuôi khác nhau rất lớn giữa các nền văn hóa. Nigeria (12) đứng vị trí thứ ba ở yếu tố này. Bất chấp những thách thức mà phụ huynh có thể đối mặt, lập gia đình là một nghĩa vụ và trẻ em được xem như là một đặc ân, điều này có nghĩa trẻ em không được xem là “khó khăn”. Trung Quốc (16) xếp hạng cuối cùng. Phụ huynh Trung Quốc tự đặt áp lực nặng nề lên vai để đảm bảo con cái vui vẻ. Khi những cố gắng để đảm bảo trẻ hoàn toàn vui vẻ nhưng không mang lại kết quả là trẻ ăn ngủ dễ dàng, phụ huynh Trung Quốc dễ cảm thấy trẻ không dễ nuôi.

Nguồn lực chăm sóc sức khỏe và phúc lợi là yếu tố thứ năm, đóng góp 9% vào tổng điểm

Yếu tố này phản ánh cảm nhận của phụ huynh rằng liệu họ đã được tiếp cận đủ dịch vụ chăm sóc sức khỏe đủ cho họ và trẻ chưa, bao gồm cả những thông tin đáng tin cậy để đưa ra quyết định. Điều này bao gồm phụ huynh có được dễ dàng tiếp cận với những hỗ trợ cho phục hồi sau sinh và chăm sóc sức khỏe hậu sản và họ muốn cho trẻ ăn như thế nào. Phụ huynh Nigeria (12) đối mặt với thách thức lớn hơn ở yếu tố này. Tình hình chính trị không ổn định, tham nhũng, năng lực thể chế giới hạn và tình trạng kinh tế không ổn định là những yếu tố chính gây ra tình trạng kém phát triển dịch vụ sức khỏe ở Nigeria.

Môi trường hỗ trợ là yếu tố thứ sáu và đóng góp 8% tổng điểm

Yếu tố này phản ánh môi trường dành cho việc nuôi dạy con cái; có cơ sở hỗ trợ nuôi dạy con cái, trong một cộng đồng với một thái độ nuôi dạy con cái tích cực. Điều này bao gồm cơ hội kết nối xã hội thông qua những hoạt động, nhóm và một môi trường thân thiện cho trẻ nơi mà việc chăm sóc và thay đổi điều kiện là khả thi.

Chia sẻ việc nuôi dạy con cái

Đang rất được quan tâm trên phương tiện truyền thông và trực tuyến hiện nay, khi người bố vượt qua khuôn mẫu cũ để trở nên bình đẳng trong việc nuôi dạy con cái. Trong khi đây là tình trạng phát triển tích cực, Hướng dẫn Nuôi dạy Con cái cho thấy yếu tố này chỉ đóng góp 5,8% vào tổng điểm, thể hiện rằng kể cả khi được chia sẻ hoàn toàn thì nhìn chung yếu tố này vẫn tác động không nhiều đối với việc làm phụ huynh. Dữ liệu trên còn chỉ ra rằng trong khi việc hợp tác cùng nuôi dạy con cái dần trở nên quen thuộc, người mẹ vẫn có khuynh hướng chịu nhiều thử thách khi nuôi con hơn, vì người mẹ chịu hầu hết gánh nặng/trách nhiệm cho các nhiệm vụ nuôi dạy con. Phụ huynh ở những xã hội truyền thống hơn như Nigeria, Ả Rập Xê Út và Mexico ít được chia sẻ việc nuôi dạy con cái.

Sự tự tin trong việc nuôi dạy con cái góp 2,7% vào tổng điểm

Thể hiện cách phụ huynh cảm thấy về bản thân: cảm giác tự tin, hài lòng và sự kiên cường khi nuôi dạy con cái và những thách thức liên quan. Yếu tố này bao gồm việc phụ huynh thấy thỏa mãn và cảm thấy họ luôn đưa ra quyết định tốt nhất cho con. Dù rất quan trọng, yếu tố này đóng góp rất ít vào việc xếp hạng trong Hướng dẫn Nuôi dạy Con cái. Điều này nói lên rằng có lẽ phụ huynh đặt bản thân sau cùng và cho rằng họ làm tốt yếu tố này dù hoàn cảnh như thế nào.

Ba yếu tố bên ngoài cuối cùng diễn đạt thứ hạng trong Hướng dẫn Nuôi dạy Con cái là phụ cấp khi nghỉ thai sản (3,5%), GDP PPP trên đầu người (3,1%) và chỉ số GINI đảo ngược (2,8%). Đây là những yếu tố phản ánh ảnh hưởng của môi trường chính trị và động lực của kinh tế vĩ mô thế giới ví dụ: sự phân bố đồng đều của thu nhập và tài sản

Phụ cấp khi nghỉ thai sản

Là thời gian nghỉ việc nhưng vẫn được hỗ trợ, phụ cấp cho nữ lao động trong khi thai sản (hay ở một vài quốc gia là lúc nhận nuôi). Quy ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) quy định thời gian nghỉ thai sản nên ít nhất là 14 tuần, nhưng thời gian nghỉ rất khác nhau trên thế giới, có thể lên đến gần 85 tuần trả lương đầy đủ ở Estonia4. Giá trị trung bình toàn cầu là khoảng 18 tuần và chỉ có một nước phát triển không có luật về nghỉ thai sản là Hoa Kỳ.5

Sức mua tương đương (GDP PPP)6 là một số đo tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia khác nhau sử dụng giá của một sản phẩm đặc biệt để so sánh sức mua thuần túy của tiền tệ của một quốc gia. Trong nhiều trường hợp, PPP sử dụng giá của hàng hóa cụ thể để so sánh sức mua tuyệt đối của đơn vị tiền tệ của các quốc gia. Tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái PPP có thể khác với tỷ giá hối đoái thị trường bởi vì sự nghèo đói, thuế nhập khẩu và những chi phí giao dịch khác. Tỷ giá hối đoái PPP được sử dụng rộng rãi khi so sánh GDP của những quốc gia khác nhau.7

Chỉ số GINI (còn gọi là hệ số GINI)

Là số đo thống kê sự phân tán dùng để thể hiện phân bố thu nhập hay tài sản của cư dân ở một quốc gia và là chỉ số thường dùng nhất để thể hiện sự bất bình đẳng.

Chỉ số GINI là một công cụ đo lường đơn giản của sự phân bố thu nhập trong bách phân vị thu nhập của một dân số. Chỉ số GINI càng cao cho thấy sự bất bình đẳng càng lớn với những cá nhân có thu nhập cao nhận được tỷ lệ rất lớn của tổng thu nhập của dân số. Sự bất bình đẳng trên thế giới khi đo bằng chỉ số GINI tăng dần từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 20 nhưng đã giảm trong những năm gần đây.

Chỉ số GINI càng thấp, thì điểm số của yếu tố này trong Hướng dẫn Nuôi dạy Con cái càng cao nên yếu tố này được đặt tên là Chỉ số GINI đảo ngược. 

Hướng dẫn nuôi dạy con cái - Góc nhìn toàn cầu

 

THẤU HIỂU NHỮNG ĐIỀU NÀY ĐỂ NUÔI DẠY TRẺ DỄ DÀNG HƠN

 

Tính linh động của công việc là chìa khóa cho phụ huynh trên thế giới

Không có công thức kỳ diệu nào sẽ giải quyết những thách thức, nhưng có một điểm có thể hỗ trợ cho phụ huynh khắp các quốc gia. Phụ huynh khắp nơi báo cáo một công việc tính linh động giúp họ rất nhiều trong việc lèo lái hành trình nuôi dạy con cái và những người có sự linh động này cũng cảm thấy thoải mái hơn.

Đây là một phát hiện tích cực khi có 74% phụ huynh trên thế giới nói rằng họ có thời gian làm việc linh động để cho phép họ chăm sóc con cái.

Tuy nhiên cũng còn nhiều việc phải làm, khi 26% phụ huynh không hài lòng vì không đủ linh động để chăm sóc con cái như họ muốn.

Phụ huynh nội trợ gặp nhiều thách thức không thể kiểm soát hơn

Không có khác biệt thống kê về mức độ thoải mái hoặc hỗ trợ giữa phụ huynh đi làm và nội trợ. Tuy nhiên, phụ huynh nội trợ cảm thấy thách thức hơn phụ huynh đi làm, họ thường có xu hướng nói rằng việc nuôi dạy con cái đầy thách thức họ không thể kiểm soát.

Mạng lưới hỗ trợ phụ huynh có thể giúp đỡ phụ huynh nhiều hơn

Khi được hỏi điều gì sẽ giúp phụ huynh nhiều nhất khi con họ sinh ra, 45% phụ huynh nói họ muốn có nhiều sự hỗ trợ hơn từ gia đình và bạn bè. Với 44% phụ huynh, sự hỗ trợ lớn hơn từ người bạn đời sẽ tạo nên điều khác biệt, trong khi 42% cho biết họ muốn được hỗ trợ từ các nhân viên y tế. 37% nói rằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn từ ban đầu sẽ có ích nhất.

Nguồn thông tin đáng tin cậy về cách nuôi dạy trẻ

Với 66% phụ huynh, điểm đến đầu tiên khi cần lời khuyên là bác sĩ, bác sĩ nhi khoa và điều dưỡng. Theo sát sau đó là mẹ chồng, mẹ vợ và những thành viên khác trong gia đình (62%). phụ huynh coi trọng ý kiến chuyên môn của các nhân viên y tế, họ cũng tìm thấy sự yên tâm khi nhận được sự hướng dẫn và sự từng trải từ những người họ yêu và tin tưởng. 44% phụ huynh nói rằng họ tìm đến người bạn đời khi cần lời khuyên.

Tùy thuộc vào đối tượng trả lời mà sẽ có những sự khác nhau nhất định. Với những người làm phụ huynh lần đầu, chỉ 41% tìm đến người bạn đời, điều này tăng đến 47% sau khi sinh con thứ hai. Người bố ít tìm đến lời khuyên từ nhân viên y tế (62%) và gia đình (56%). Thay vào đó, 53% người bố tìm người bạn đời của mình.

Khi trẻ lớn hơn sáu tháng tuổi và phụ huynh có nhiều kỹ năng và tin tin hơn, họ ít tìm lời khuyên từ người bạn đời lại, từ 46% còn 43%.

Phụ huynh cũng tìm kiếm lời khuyên từ các trang mạng (blog, diễn đàn và những trang web dạy nuôi dạy con cái) với tỷ lệ toàn cầu là 23%. Tuy nhiên, điểm này cũng rất khác nhau giữa các nước, Trung Quốc có mức độ cao nhất khi 49% phụ huynh tìm lời khuyên qua các trang mạng (quốc gia duy nhất mà điều này nằm trong ba hạng đầu), trong khi Ấn Độ chỉ có 2%.

Hội chứng baby blue vẫn là một vấn đề nan giải ở phụ nữ

25% người làm khảo sát trải qua cảm giác suy sụp, tồi tệ sau sinh (hội chứng baby blue) hoặc trầm cảm sau sinh8. Câu trả lời từ các quốc gia rất khác nhau, cao nhất ở Trung Quốc (47%), Hoa Kỳ (40%), Anh (38%) và Tây Ban Nha (37%), thấp nhất ở Ba Lan (6%), Rumani (12%), Israel (15%) và Nigeria (16%). Hội chứng baby blue có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh, một nghiên cứu gần đây ước tính 17,7% người mẹ mắc trầm cảm sau sinh trên toàn thế giới. Tác giả của nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt lớn giữa các quốc gia có thể do khác biệt về kinh tế, sức khỏe và mức độ bình đẳng giữa các nước9.

Phụ huynh trải qua hội chứng baby blue có xu hướng trả lời ba câu hỏi trọng tâm bi quan, cảm thấy trải nghiệm nuôi dạy con cái khó khăn hơn, ít được ủng hộ và đối mặt với nhiều thách thức mà họ không thể kiểm soát.

Việc nuôi dạy con cái không trở nên dễ dàng hơn khi có đứa con thứ hai

Hướng dẫn Nuôi dạy Con cái cho thấy rằng việc nuôi dạy con cái không trở nên dễ dàng với đứa con thứ hai, hay khi đứa trẻ lớn hơn. Người làm phụ huynh lần đầu hay những người đã có hai hay nhiều con hơn trả lời câu hỏi trọng tâm giống nhau, khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Điều này cũng đúng với phụ huynh có nhũ nhi và phụ huynh có con lớn hơn.

Trong khi sự tự tin trong việc nuôi dạy con cái có thể gia tăng và phụ huynh trở nên thành thạo hơn với công việc như cho ăn, thay tã và chơi với trẻ, những yếu tố tạo ra thách thức lớn nhất không liên quan đến những lĩnh vực này.

Phụ huynh, bất kể giàu kinh nghiệm như thế nào, vẫn sẽ đối mặt với áp lực, sự đánh giá và bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng về sự linh hoạt kinh tế, cùng với nhu cầu tìm kiếm một sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Một vài điều trong số này có thể trở nên sâu sắc hơn khi gia đình của họ phát triển.