TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN VIỆC NUÔI DẠY CON CÁI

154 phút đọc /
Phác đồ công cụ hỗ trợ lâm sàng
Tác động của Covid tới việc nuôi dạy con cái

Đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều tác động to lớn đến toàn thế giới, nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống, một trong số đó chính là việc nuôi dạy con cái. Vì vậy, đợt 2 của cuộc khảo sát Hướng dẫn nuôi dạy con cái đã được thực hiện nhằm kiểm tra tính chuẩn mạnh của Hướng dẫn này trước tác động của dịch COVID-19. Hãy cùng NNI tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên Hướng dẫn nuôi dạy con cái nhé.

Download publication Lưu (để sau)

HƯỚNG DẪN NUÔI DẠY CON CÁI CHƯƠNG 5

TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN SỰ DỄ DÀNG TRONG VIỆC NUÔI DẠY CON CÁI

Các chỉ số hướng dẫn thường phản ánh những thay đổi vĩ mô ở cấp độ xã hội. Các khảo sát toàn cầu đầu tiên về Hướng dẫn nuôi dạy con cái được tiến hành trước khi các quốc gia thực hiện nhiều loại hình giãn cách và cách li khác nhau.

Đại dịch COVID-19 có ý nghĩa toàn cầu đến mức đợt 2 của cuộc khảo sát được thực hiện nhằm kiểm tra tính chuẩn mạnh của Hướng dẫn nuôi dạy con cái và tác động ban đầu của đại dịch COVID-19 đối với các khía cạnh khác nhau của việc nuôi dạy con cái.

Liệu COVID-19 có tác động ngay lập tức đến sự dễ dàng trong việc nuôi dạy con cái? Các bậc cha mẹ có bị tác động theo những cách cụ thể nào không? Các tác động nào có thể có dựa trên các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc nuôi dạy con cái? Những gì có thể rút ra được từ hoàn cảnh thực tế thay đổi đối với các bậc cha mẹ trên thế giới?

 

Đợt 2 của cuộc khảo sát Hướng dẫn nuôi dạy con cái được thực hiện tại Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và Trung Quốc với cùng mục tiêu nhân khẩu học  như đợt đầu tiên. 300 cuộc phỏng vấn đã diễn ra ở mỗi quốc gia với các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi từ 0 -12 tháng. Khảo sát tương tự đã được sử dụng, với việc bổ sung các câu hỏi về tác động của COVID-19 được thêm vào cuối để tránh sai lệch. Nghiên cứu thực địa hoàn thành khi Trung Quốc và Tây Ban Nha chấm dứt cách li và các tiểu bang tại Mỹ đã được mở cửa lại hoàn toàn hoặc một phần.

Những phát hiện của đợt khảo sát thứ hai có thể gây ngạc nhiên khi chúng vẽ ra một bức tranh bao quát về khả năng phục hồi và sự gắn kết xã hội, và không cho thấy sự gia tăng cảm giác bi quan hoặc suy giảm sự hỗ trợ dành cho cha mẹ.

Lưu ý chính: Đại dịch COVID-19 đã không thay đổi Chỉ số hướng dẫn nuôi dạy con cái. 

Đại dịch COVID-19 đã không thay đổi cảm giác của cha mẹ về trải nghiệm nuôi dạy con cái của họ. Cảm giác tổng thể về trải nghiệm  nuôi dạy con cái, những thách thức mà họ đối mặt và mức độ hỗ trợ họ nhận được hiện vẫn đang ổn định.

Điều này không có nghĩa là không có là những thay đổi đáng kể đối với cuộc sống hàng ngày, nhưng thay vào đó, khi xem xét mọi thứ, việc nuôi dạy con cái bằng cách nào đó đã được bảo vệ khỏi những tác động. Đây không phải là nhằm nói rằng có thể không có thay đổi trong tương lai mà là trong thời điểm hiện tại, việc nuôi dạy con cái có khả năng chống chịu với các tác động tiêu cực - ít nhất là đối với các bậc cha mẹ có con nhỏ từ 0-12 tháng tuổi.

Điều này có nghĩa là đại dịch COVID-19 có tác động không đáng kể lên điểm chỉ số Hướng dẫn nuôi dạy con cái và bảng xếp hạng cho cả ba quốc gia vẫn không thay đổi

TÁC ĐỘNG CỦA COVID 19 ĐẾN VIỆC NUÔI DẠY CON CÁI

 

Các bậc cha mẹ hỗ trợ nhau nhiều hơn.

Một lời giải thích khả dĩ cho sự ổn định của chỉ số Hướng dẫn nuôi dạy con cái từ các phát hiện ở cả ba quốc gia rằng các bậc cha mẹ hỗ trợ lẫn nhau nhiều hơn trong đại dịch COVID-19.

Dù những tin tức trên báo đài nhấn mạnh sự không chắc chắn và gợi lên nỗi sợ hãi về tình hình đang diễn ra trên thế giới, xã hội vẫn sát lại gần nhau hơn bằng nhiều cách khi mọi người giúp đỡ nhau và cộng đồng trở nên gắn bó chặt chẽ hơn. Các dữ liệu Hướng dẫn nuôi dạy con cái cho thấy rằng mọi thành phần trong xã hội đã tập hợp lại để giúp đỡ các bậc cha mẹ đối mặt với thách thức của COVID-19. Điều này có vẻ phản trực quan, vì chắc chắn khi có khủng hoảng mọi người cảm thấy căng thẳng và lo lắng hơn? Tuy nhiên, sự gắn kết xã hội và cảm giác “thuộc về” thực sự có thể tăng lên trong một cuộc khủng hoảng.

Từ giai đoạn đầu tiên khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, câu hỏi về tác động của nó lên sự gắn kết xã hội đã được xem xét rộng rãi trên cả phương tiện truyền thông và cộng đồng học thuật.

Các dữ liệu ban đầu cho thấy cộng đồng ứng phó với cuộc khủng hoảng bằng hành vi xã hội hướng về cộng đồng, như việc những người hàng xóm hỗ trợ nhau để giúp đỡ những người dễ bị tổn thương và những người cần trợ giúp.

Hành vi này là một yếu tố đóng góp vào việc gia tăng cảm giác hạnh phúc, được ghi nhận trong trong báo cáo Hạnh phúc năm 2020. Các biên tập viên, được phỏng vấn trên Forbes, cho biết: "Mọi người rất ngạc nhiên với sự sẵn lòng của hàng xóm và các tổ chức nhằm giúp đỡ lẫn nhau.”

Một số gia đình trẻ đã nhận được sự giúp đỡ chính thống như thu nhập hỗ trợ, kế hoạch duy trì công việc và thay đổi hình thức công việc (làm việc linh hoạt và làm việc tại nhà). Họ cũng nhận được các sự hỗ trợ không chính thống, chẳng hạn như liên lạc với bạn bè và gia đình thường xuyên hơn, nhằm đảm bảo rằng các bậc cha mẹ nhận được tất cả tình thương và sự giúp đỡ của mọi người trong giai đoạn này.

Các bậc cha mẹ kiên cường, và gia đình là ưu tiên hàng đầu.

Các bậc cha mẹ trở nên kiên cường và có những điều chỉnh để thích nghi với những thay đổi tức thời mà đại dịch mang lại.

Mặc dù việc cung cấp các biện pháp giúp đỡ chính thống và không chính thống đã diễn ra ở nhiều quốc gia, một trong những lý do các bậc cha mẹ trở nên kiên cường hơn là do họ chuyển đổi thứ tự ưu tiên để đối mặt với COVID-19.

Cha mẹ sẽ làm tất cả cho gia đình và họ không coi điều này là gian nan. Miễn là các ưu tiên về an toàn và an ninh cho con cái của họ được đáp ứng, cha mẹ sẽ cảm thấy hài lòng.
 

Những tác động nào có thể xuất hiện sau này?

Hướng dẫn nuôi dạy con cái không thể dự báo tương lai cho các bậc cha mẹ. Khi các tác động đầy đủ của COVID-19 trở nên rõ ràng hơn trong những năm tới, nó sẽ cho thấy nhận thức của cha mẹ có thể thay đổi như thế nào, và liệu họ sẽ cảm thấy lạc quan hơn hay không vào tương lai.

Chỉ có thời gian mới cho biết mọi thứ sẽ thay đổi như thế nào nếu thu nhập và khả năng tiếp cận phương tiện hỗ trợ sức khỏe tiếp tục bị quá tải khi tác động của dịch COVID-19 được diễn ra trên khắp thế giới. Những nỗi lo ngại ngày hôm nay có thể trở nên cấp bách hơn trong vài năm tới.

Mặc dù không thể nói chắc chắn tuyệt đối điều gì sẽ đến, nhưng sẽ là hợp lý để dự đoán rằng kinh tế toàn cầu sẽ giảm sút hoặc thậm chí suy thoái, điều đó đồng nghĩa với việc các bậc cha mẹ có lẽ sẽ đối mặt với những thách thức thực sự về khả năng phục hồi tài chính của họ. Những thay đổi về cách làm việc có thể gây áp lực lên cuộc sống, đặc biệt là xung quanh việc chăm sóc trẻ, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nếu nhiều người tiếp tục làm việc tại nhà. Cùng lúc đó, cộng đồng có thể tiếp tục chung tay vượt qua khủng hoảng và gia đình có thể xích lại gần nhau hơn nhằm mang đến cảm giác tích cực hơn.

Hy vọng rằng sau trải nghiệm này thế giới có thể trở nên tử tế hơn, ít phán xét hơn, không chỉ cho các bậc cha mẹ mà cho tất cả mọi người. Thời gian sẽ nói lên tất cả.