PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU NUÔI DẠY CON CÁI
Công bố về phương pháp luận trong "Hướng dẫn nuôi dạy con cái 2021": Bảng xếp hạng trong ấn bản đầu tiên của Hướng dẫn nuôi dạy con cái (2021) dựa trên trên dữ liệu từ Khảo sát Hướng dẫn nuôi dạy con cái do Kantar thực hiện.
Lời tựa
Hướng dẫn nuôi dạy con cái 2021
Chào mừng đến với ấn bản đầu tiên của Hướng dẫn nuôi dạy con cái.
Hướng dẫn nuôi dạy con cái cho thấy nhiều góc nhìn mới về kinh nghiệm nuôi dạy con cái trên khắp thế giới. Làm cha mẹ là một bước ngoặt trong cuộc sống với nhiều sự kiện mới lạ và việc này không hề dễ dàng. Bản Hướng dẫn cung cấp một khuôn khổ mới giúp người đọc hiểu trải nghiệm của việc nuôi dạy con cái hiện nay thông qua các dữ liệu so sánh và định lượng, có thể xem như tiêu chuẩn để theo dõi những thay đổi này theo thời gian.
Các bậc cha mẹ trên khắp thế giới đều đang cố gắng xây dựng gia đình theo hướng tốt nhất và điều quan trọng là ta cần hiểu tại sao một số cha mẹ trải qua việc này dễ dàng hơn một số khác. Đây là lần đầu tiên, Hướng dẫn nuôi dạy con cái xếp hạng các quốc gia dựa trên cảm nhận của cha mẹ về “sự dễ dàng trong việc nuôi dạy con cái”, tìm hiểu chi tiết các yếu tố chính ảnh hưởng đến những cảm nhận này.
16 quốc gia trên thế giới được chọn để thu thập thông tin cho ấn bản đầu tiên của Hướng dẫn nuôi dạy con cái, mang đến sự đa dạng về văn hóa, chuẩn mực xã hội, tình hình chính trị, kinh tế và vị trí địa lý.
Hướng dẫn nuôi dạy con cái không phải là thước đo để đánh giá liệu cha mẹ ở quốc gia nào làm tốt hơn - không có “đúng” hay “sai” trong việc nuôi dạy con cái và hướng dẫn không đưa ra bất kỳ lời phán xét nào. Thay vào đó, đây là một nghiên cứu nhằm tìm hiểu ở quốc gia nào quá trình nuôi dạy con cái của các bậc cha mẹ đối mặt với nhiều thách thức lớn hơn hay trải nghiệm dễ dàng hơn.
Hiểu rõ những thách thức mà các bậc cha mẹ phải đối mặt là bước đầu tiên để cải thiện quá trình nuôi dạy con cái – nhằm hỗ trợ cha mẹ tập trung vào nhiệm vụ hiện tại: xây dựng gia đình hạnh phúc, mạnh khỏe.
Công bố về phương pháp luận
Bảng xếp hạng trong ấn bản đầu tiên của Hướng dẫn nuôi dạy con cái (2021) dựa trên trên dữ liệu từ Khảo sát Hướng dẫn nuôi dạy con cái do Kantar thực hiện.
Bảng xếp hạng trong ấn bản đầu tiên của Hướng dẫn nuôi dạy con cái (2021) dựa trên trên dữ liệu từ Khảo sát Hướng dẫn nuôi dạy con cái do Kantar thực hiện từ ngày 14/1 - 27/2/2020.
Khảo sát hướng dẫn nuôi dạy con cái gồm hai phần: ba câu hỏi chính để tính toán chỉ số và một bảng khảo sát cảm nhận của các bậc cha mẹ về tất cả các khía cạnh trong kinh nghiệm nuôi dạy con cái. Chỉ số hướng dẫn được dùng để định lượng và so sánh quá trình nuôi dạy con cái.
Bảng xếp hạng hướng dẫn nuôi dạy con cái chỉ ra "sự dễ dàng của việc nuôi dạy con cái" tại các quốc gia khác nhau.
Để xây dựng Hướng dẫn nuôi dạy con cái, các tác giả khảo sát cha và mẹ của trẻ từ 0-12 tháng tuổi tại 16 quốc gia để lập mẫu đại diện cho quốc gia đó. Chỉ những người cha tham gia vào chăm sóc trẻ mới được phỏng vấn (tức là những người làm ít nhất 3 công việc liên quan đến chăm sóc trẻ mỗi tuần). Các bảng thông tin chỉ bao gồm các hộ gia đình thu nhập ổn định với khả năng đọc viết thông thường và mẫu đại diện cho nhiều thu nhập/giáo dục và con so/con rạ.
Đợt 1 của nghiên cứu phỏng vấn 8,045 người, bao gồm 500 người ở mỗi quốc gia trong số 16 quốc gia. Đợt 2 của nghiên cứu phỏng vấn 900 người (300 người tại mỗi quốc gia Trung Quốc, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ) để đánh giá các chỉ số từ sớm về tác động của đại dịch COVID-19 toàn cầu lên bản Hướng dẫn.
Xếp hạng trong Hướng dẫn nuôi dạy con cái hoàn toàn dựa trên tổng hợp số liệu trả lời cho ba câu hỏi trọng tâm. Những câu hỏi này được thiết kế để phản ánh đầy đủ sự phức tạp của việc nuôi dạy con cái ngày nay (vật chất, tình cảm và các khía cạnh xã hội trong cuộc sống của cha mẹ). Mỗi câu hỏi được đánh giá trên một thang đo sự đồng thuận với 7 mức độ, từ thấp nhất đến cao nhất, sau đó tính số liệu kết hợp với một yếu tố quan trọng dựa theo sự tương quan với mỗi câu hỏi trọng tâm về các yếu tố nền tảng của nhận thức của cha mẹ.
Ba câu hỏi bao gồm:
- Sau khi xem xét tất cả mọi khía cạnh, bạn có cho rằng làm cha mẹ ngày nay rất dễ dàng không?
- Việc nuôi dạy con cái hiện nay rất khó khăn và tôi không thể kiểm soát.
- Nói chung, tôi cảm thấy được hỗ trợ khi thực hiện vai trò của mình với tư cách là cha mẹ.
Kết quả từ ba câu trả lời được dùng để xây dựng điểm chỉ số Hướng dẫn từ 0 đến 100. Sau đó, sử dụng phân tích thống kê để tìm mối tương quan nhằm giải thích thứ tự xếp hạng các quốc gia trong Hướng dẫn nuôi dạy con cái.
Một số dữ liệu thu thập được thông qua các câu trả lời khảo sát, mô tả tám yếu tố phổ quát ảnh hưởng đến trải nghiệm nuôi dạy con cái ngày nay, bao gồm: Ít áp lực (từ bản thân và xung quanh), Khả năng phục hồi tài chính, Hỗ trợ cho cuộc sống lao động, Trẻ dễ nuôi hơn, Sức khỏe và An sinh xã hội, Sự hỗ trợ từ môi trường xung quanh, Cha mẹ cùng nuôi dạy con và Sự tự tin trong việc nuôi dạy con cái.
Tám yếu tố này ảnh hưởng đến 85% phương sai trong Hướng dẫn – nghiên cứu sâu hơn đã được thực hiện để xác định thêm các yếu tố khác để giải thích phương sai. Phân tích dữ liệu toàn cầu từ năm năm vừa qua liên quan đến kinh tế, giáo dục, sức khỏe và các biến số nhân khẩu học cũng như cấu trúc hộ gia đình giúp xác định thêm ba yếu tố ảnh hưởng thêm 9% phương sai trong Hướng dẫn. Các yếu tố này bao gồm được phụ cấp khi nghỉ thai sản , GDP PPP bình quân đầu người và hệ số GINI (một số đo về sự bất bình đẳng trong thu nhập tại một quốc gia). Nhìn chung, các câu hỏi khảo sát và dữ liệu bên ngoài giúp giải thích 94% phương sai trong Hướng dẫn giữa các quốc gia.
Việc chọn mẫu rộng và đa dạng, đồng thời tập trung vào các vấn đề vĩ mô (chẳng hạn như nghỉ thai sản, GDP và hệ số GINI, được chọn từ một ngữ liệu các chỉ số kinh tế vĩ mô khác nhau nhằm giải thích phương sai trong Hướng dẫn ở trên với tám yếu tố ảnh hưởng nhận thức) cung cấp dữ liệu tin cậy rằng Hướng dẫn nuôi dạy con cái là một phép đo nghiêm ngặt và có tác động mạnh đến sự "dễ dàng" của việc nuôi dạy con cái.
Phương pháp luận
Chọn mẫu
- Những người mẹ và người cha của trẻ từ 0-12 tháng - chỉ những người cha tham gia vào việc chăm sóc trẻ mới được phỏng vấn (tức là những người làm ít nhất 3 công việc liên quan đến trẻ mỗi tuần).
- Chỉ bao gồm các hộ gia đình có thu nhập ổn định và khả năng đọc viết thông thường.
- Hạn ngạch về thu nhập/giáo dục, con so/con rạ, khu vực (Ấn Độ, Ni-gế-ri-a, Mê- xi- cô, Phi- líp- pin, Ro-ma-ni, Ả Rập Saudi), dân tộc (Hoa Kỳ) để đảm bảo mẫu mang tính đại diện cao.
Phỏng vấn đợt 1: 8,045 người (500 người mỗi quốc gia trong 16 quốc gia)
Đợt 2: 900 người (300 người ở mỗi quốc gia Trung Quốc, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ)
Phương pháp luận và các phát hiện của Hướng dẫn nuôi dạy con cái đã được duyệt lại bởi Ming Cui, Thạc sĩ khoa học về Thống kê và Tiến sĩ về Xã hội học, Học giả tại đại học Fulbright Hoa Kỳ và Giáo sư về khoa học gia đình và trẻ em tại đại học Bang Florida (Hoa Kỳ). Giáo sư Cui có chuyên môn về nuôi dạy con cái và sự phát triển của trẻ em giữa các nền văn hóa và phương pháp nghiên cứu. Đánh giá đầy đủ và thông tin chi tiết có thể được tìm thấy ở cuối bài báo cáo này.
Kết luận
Ấn bản đầu tiên của Hướng dẫn nuôi dạy con cái năm 2021 cho chúng ta thấy các khó khăn trong việc nuôi dạy con ở các quốc gia khác nhau và không có nơi nào hoàn hảo để làm cha mẹ (tính tới thời điểm hiện tại!). Ngay cả ở Thụy Điển, quốc gia đứng đầu trong Hướng dẫn nuôi dạy con cái, vẫn còn cần cải thiện một số yếu tố để hỗ trợ việc nuôi dạy con cái dễ dàng hơn. Mặc dù không có giải pháp đơn lẻ nào cho các bậc cha mẹ, việc họ cảm thấy hạnh phúc trong 1,000 ngày đầu tiên nuôi dạy trẻ thật sự quan trọng.
Các yếu tố ảnh hưởng mà Hướng dẫn nuôi dạy con cái đã xác định được cho thấy mức độ phức tạp của trải nghiệm nuôi dạy con cái và sự ảnh hưởng từ xã hội, hoàn cảnh cá nhân, văn hóa, kinh tế xã hội và nhiều yếu tố khác đến hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thử thách này.
Dù việc nuôi dạy con cái ngày nay rất khác nhau giữa các nơi và giữa các gia đình, quá trình này vẫn thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như áp lực từ xung quanh và chính cá nhân cha mẹ, nhu cầu tài chính và chính sách hỗ trợ cho các bậc cha mẹ đang đi làm (ví dụ: tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em với giá cả phải chăng).
Bài đánh giá về Hướng dẫn nuôi dạy con cái của Giáo sư Ming Cui, Học giả tại Đại học Fulbright Mỹ và Giáo sư về Khoa học Gia đình và Trẻ em tại Đại học Bang Florida (Mỹ), chỉ ra tầm quan trọng của việc cha mẹ cảm thấy hạnh phúc trong quá trình nuôi dạy con cái. Cô nhận ra rằng các bậc cha mẹ từ các nền văn hóa và hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau đều cảm thấy áp lực phải 'làm tất cả', và cũng nhấn mạnh rằng 'để thúc đẩy việc nuôi dạy con cái tốt hơn và cuối cùng là sự phát triển lành mạnh của trẻ em, cha mẹ không nên coi nhẹ hạnh phúc của chính mình’.
Hướng dẫn nuôi dạy con cái đưa ra chuẩn mực về trải nghiệm thực tế của việc nuôi dạy con cái, gợi ý những điều có thể thực hiện để tạo ra sự khác biệt tích cực cho các bậc cha mẹ. Bản Hướng dẫn chỉ ra cách các nhà tuyển dụng, chính phủ và cả cộng đồng có thể bắt đầu hợp tác với nhau để giải quyết những thách thức mà các bậc cha mẹ đang phải đối mặt.
Theo thời gian, Hướng dẫn nuôi dạy con cái sẽ quan sát được mức độ ảnh hưởng thay đổi của từng yếu tố và xác định điều gì ẩn chứa dưới những thay đổi này, cho chúng ta thấy việc nuôi dạy con cái sẽ trở nên dễ dàng hơn hay khó khăn hơn như thế nào khi có những thay đổi bùng nổ trên toàn cầu.
Ấn bản đầu tiên chỉ mới là sự bắt đầu.
Hướng dẫn nuôi dạy con cái: Đánh giá của chuyên gia
Ming Cui, Thạc sĩ khoa học chuyên ngành Thống kê và Tiến sĩ chuyên ngành Xã hội học, Học giả Đại học Fulbright Mỹ và Giáo sư về Khoa học Gia đình và Trẻ em tại Đại học Bang Florida (Mỹ).
Khía cạnh xã hội và hành vi cơ bản giải thích những phát hiện này: Giải thích cho giả thuyết
Những phát hiện trong báo cáo này nhất quán với một hệ thống khuôn khổ chung trong việc nuôi dạy con cái.
Về khía cạnh sinh thái xã hội
Ở khía cạnh sinh thái xã hội, việc nuôi dạy con cái bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trên nhiều cấp độ. Ở mức độ vĩ mô, niềm tin và hành vi của cha mẹ về việc nuôi dạy con cái được định hình bởi tình trạng kinh tế xã hội và các chính sách ở quốc gia mà họ cư trú (các yếu tố bên ngoài: chính sách nghỉ thai sản, GDP và hệ số GINI đối lập).
Việc nuôi dạy con cái cũng bị ảnh hưởng bởi tiêu chuẩn xã hội đặc trưng ở quốc gia đó (áp lực xã hội).
Ở mức độ vĩ mô, việc nuôi dạy con cái của cha mẹ bị ràng buộc với thời gian lịch sử riêng biệt ( nuôi dạy con cái thời hiện đại). Ở mức độ tầm trung, nơi làm việc của cha mẹ và môi trường sống trực tiếp của gia đình là yếu tố mấu chốt trong việc nuôi dạy con cái (cân bằng giữa gia đình-công việc, tiếp cận với nguồn lực sức khỏe và hạnh phúc, sự hỗ trợ từ môi trường xung quanh). Cuối cùng, ở mức độ vi mô, việc cùng nhau nuôi dạy con cái, niềm tin và hiệu quả trong việc nuôi dạy con cái, tình hình tài chính của gia đình, tính khí và hạnh phúc của trẻ đều góp phần vào các biến số trong việc nuôi dạy con cái (chia sẻ việc nuôi dạy con, áp lực chủ quan, sự tự tin trong việc nuôi dạy con cái, khả năng phục hồi tài chính của gia đình, và trẻ dễ nuôi).
Về khía cạnh sinh thái văn hóa
Ngoài các giả thuyết sinh thái xã hội, khía cạnh sinh thái văn hóa cho chúng ta một góc nhìn đặc biệt về những điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa được tìm thấy trong báo cáo này.
Cuộc tranh luận về việc tiếp cận hiện tượng đa văn hóa giữa quan điểm văn hóa bất biến (invariant culture) và quan điểm văn hóa đặc thù (specific culture) vẫn đang diễn ra. Kết quả trong bài báo cáo này về những điểm chung và khác biệt trong việc nuôi dạy con cái (ví dụ: cha mẹ chia sẻ với nhau các khó khăn về tài chính ở các quốc gia Ấn Độ, Philippines và Nigeria so với sự thiếu hiệu quả và thiếu hỗ trợ tại nơi làm việc đối với các bậc cha mẹ ở Vương quốc Anh, Đức và Hoa Kỳ) cho thấy sự hội nhập của thuyết phổ biến hóa văn hóa với thuyết tương đối văn hóa và ủng hộ cho thuyết phổ biến mà không có sự tương quan.
Tổng hợp lại, những phát hiện của báo cáo này có nguồn gốc từ các lý thuyết được thiết lập và phù hợp với hầu hết các bằng chứng nghiên cứu.
Đằng sau xu hướng nuôi dạy con cái thời hiện đại
Phương pháp nuôi dạy con cái đã thay đổi đáng kể trong suốt lịch sử - phát triển từ việc hạn chế tối đa sự chăm sóc và giáo dục, tình cảm gia đình xa cách ở Hy Lạp và Rome cổ đại thành cung cấp dịch vụ chăm sóc chuyên sâu, đầu tư nhiều vào giáo dục, và duy trì mối quan hệ gia đình bền chặt kể từ thế kỷ 20.
Hiện nay, cha mẹ ngày càng lo lắng trong quá trình nuôi dạy con cái (có thể được phản ánh từ những phát hiện trong báo cáo này, chẳng hạn như áp lực từ xung quanh hay chính bản thân, sự thiếu tự tin, nhu cầu tài chính).
Bị ảnh hưởng bởi các phương tiện thông tin đại chúng cùng với những tiến bộ của công nghệ, nhiều bậc cha mẹ từ các nền văn hóa và các tầng lớp kinh tế xã hội khác nhau cảm thấy áp lực cần phải làm tất cả (ví dụ: trở thành một bà mẹ siêu đẳng). Trong tâm trí của những bậc cha mẹ này, "trung bình" là không đủ tốt, và họ sợ nếu làm ít việc đi thì sẽ bị cho là cẩu thả..
Xu hướng mới nổi này đã khiến nhiều bậc cha mẹ hiện đại thực hiện việc “nuôi dạy con cái siêu việt”. Việc này dù xuất phát từ những ý định tốt từ cha mẹ thì vẫn không phải là cách nuôi dạy con cái tốt.
Những phát hiện trên có thể được ứng dụng như thế nào?
Không có một phương pháp nào là tốt nhất, phù hợp với tất cả mọi người trong việc nuôi dạy con cái.
Nuôi dạy con cái là một cấu trúc xã hội góp phần vào sự phát triển nhưng thay đổi theo thời gian nhằm đáp ứng với các chuẩn mực xã hội và nhu cầu phát triển của trẻ em. Mặc dù có nhiều nghiên cứu cho thấy các hình thái khác nhau của việc nuôi dạy con cái tiêu cực (ví dụ: nuôi dạy con cái cẩu thả, ngược đãi con cái, chăm sóc con cái quá mức), nhưng vẫn không có bất kỳ một biện pháp nuôi dạy nào là tốt nhất.
Nhận biết nhu cầu phát triển của trẻ sơ sinh.
Nhiệm vụ chính của việc nuôi dạy trẻ nhỏ bao gồm cho trẻ bú và ăn, thiết lập thói quen khi ngủ, thúc đẩy phát triển trí não và gắn kết cảm xúc . Do bản chất và mức độ phụ thuộc của trẻ vào người lớn, việc nuôi dạy con cái đúng cách và trách nhiệm trong giai đoạn này là đặc biệt quan trọng.
Hạnh phúc của cha mẹ là yếu tố vô cùng quan trọng.
Song song với trách nhiệm cần thực hiện thì cha mẹ cũng nên nhận ra rằng hạnh phúc của chính họ rất quan trọng trong quá trình nuôi dạy con cái. Việc nuôi dạy trẻ khi nhu cầu của trẻ ngày càng tăng cao và sự căng thẳng ngày một nhiều có thể ảnh hưởng đến cha mẹ về khía cạnh tài chính, tình cảm, và thể chất. Do đó, đôi khi làm việc quá sức, quá tải có thể khiến cha mẹ chuyển sự tiêu cực vào hành vi nuôi dạy con cái (ví dụ: không giải quyết, rút lui, chống đối).
Để nuôi dạy con cái tích cực và cuối cùng là để trẻ phát triển khỏe mạnh, cha mẹ không nên xem nhẹ hạnh phúc của chính họ và nên chăm sóc bản thân thật tốt, chẳng hạn như họ nên dành thời gian rảnh để nghỉ ngơi.
Thực hiện các chính sách và chương trình giáo dục dành cho cha mẹ.
Những phát hiện từ báo cáo này nêu bật những tiềm năng ứng dụng thực tiễn cho các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục và các nhà hoạch định chính sách giữa các nền văn hóa.
Ví dụ, các nhà hoạch định chính sách ở một số quốc gia có thể xem xét kéo dài thời gian nghỉ thai sản và tăng hỗ trợ tài chính cho những gia đình đang gặp khó khăn khi có con. Tùy thuộc vào nhu cầu đặc thù của các nền văn hóa khác nhau được tìm thấy trong bài báo cáo, các chương trình giáo dục đặc trưng về nuôi dạy con cái có thể nhắm đến các khía cạnh khác nhau của quá trình, chẳng hạn như cung cấp thông tin về nhu cầu phát triển của trẻ sơ sinh, thúc đẩy sự gắn kết bền chặt, giảm căng thẳng trong việc nuôi dạy con cái, hoặc phát triển mạng lưới hỗ trợ các bậc cha mẹ.