NUÔI DẠY CON CÁI: YẾU TỐ KHÔNG ÁP LỰC & SỨC BẬT TÀI CHÍNH

167 phút đọc /
Phác đồ công cụ hỗ trợ lâm sàng
NHỮNG-YẾU-TỐ-ẢNH-HƯỞNG-ĐẾN-VIỆC-NUÔI-DẠY-CON-CÁI-NGÀY-NAY--16X9.jpg

Hướng dẫn nuôi dạy con cái Chương 03 sẽ giới thiệu chi tiết 08 yếu tố ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con cái ngày nay. Bài viết dưới đây sẽ phần tích 02 yếu tố đầu chiếm tỷ trọng cao là: "Không bị áp lực" và yếu tố "Sức bật tài chính". Cùng NNI Việt Nam tìm hiểu chi tiết nhé.

HƯỚNG DẪN NUÔI DẠY CON CÁI - CHƯƠNG 3

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NUÔI DẠY CON CÁI NGÀY NAY

 

Thứ hạng của từng quốc gia được xác định dựa trên kết quả đánh giá trên thang điểm 100 của Khảo sát Hướng dẫn nuôi dạy con cái (The Parenting Index Survey) trên 8000 phụ huynh đến từ 16 quốc gia.

Hướng dẫn được đánh giá trên 11 yếu tố chi phối tình trạng nuôi dạy con cái ở từng quốc gia, dựa trên nhận thức, kinh nghiệm của phụ huynh và điều kiện kinh tế - xã hội. Những yếu tố này giải thích thứ hạng của từng quốc gia đồng thời xác định giải pháp để cải thiện vấn đề nuôi dạy con cái ở từng quốc gia.

Những yếu tố này cho thấy tiềm năng của chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng, gia đình, bạn bè và vợ chồng trong việc hỗ trợ phụ huynh ngày nay.

Ba yếu tố gồm: được phụ cấp nghỉ thai sản, GDP PPP đầu người và GINI đảo là các yếu tố cấu trúc phản ánh tác động của chính trị và động học kinh tế vĩ mô toàn cầu.

Phân tích thống kê từ phản hồi của phụ huynh tương quan 8 yếu tố: không bị áp lực (bản thân và xung quanh), khả năng linh hoạt về tài chính, hỗ trợ lao động, trẻ dễ nuôi, các nguồn lực chăm sóc sức khỏe và phúc lợi, môi trường hỗ trợ, được chia sẻ trong việc nuôi dạy con cái và tự tin trong việc nuôi dạy con cái.

8 yếu tố được rút ra từ dữ liệu này là trọng tâm của chương 3 trong Hướng dẫn nuôi dạy con cái.

08 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC NUÔI DẠY CON CÁI

YẾU TỐ 01: KHÔNG BỊ ÁP LỰC

Yếu tố đầu tiên là không bị áp lực (bản thân và xung quanh), chiếm 22,6% trong tổng điểm. Yếu tố này liên quan đến hai loại áp lực khác nhau: áp lực gây ra bởi chính bản thân phụ huynh và áp lực từ môi trường xung quanh. Áp lực gây ảnh hưởng lớn nhất đến phụ huynh ngày nay và tỷ lệ nghịch với điểm số của các quốc gia. Giữa 2 loại áp lực, áp lực từ xung quanh tác động mạnh hơn hẳn khi mang lại ảnh hưởng tiêu cực nhất đến phụ huynh và phụ huynh cũng ít kiểm soát được yếu tố này nhất.

Phần trăm yếu tố Không áp lực

Không áp lực điểm đánh giá yếu tố ở từng quốc gia

Áp lực từ xung quanh nảy sinh thậm chí từ trước khi trẻ chào đời, vì xã hội có xu hướng xem việc nuôi dạy một đứa trẻ là nghĩa vụ của cả cộng đồng và thường đưa ra lời khuyên dành cho người mẹ. Lời khuyên thường được đưa từ bởi bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và người lạ, cho dù cha mẹ yêu cầu hay không. Ngay cả khi họ chủ đích tốt, những lời khuyên như vậy vẫn có thể gây quá tải cho cha mẹ. 60% phụ huynh cảm thấy quá nhiều lời khuyên và mỗi lời khuyên lại xuất phát từ một quan điểm riêng về việc nuôi dạy và cho ăn, dù phụ huynh có muốn nghe hay không.

Những lời khuyên không có mục đích tốt và mang tính phán xét có thể khiến phụ huynh cảm thấy căng thẳng, lo âu, xấu hổ và thậm chí là tội lỗi. Theo Hướng dẫn nuôi dạy con cái, các bà mẹ trải qua cảm giác này nhiều hơn các ông bố. Vấn đề này đặc biệt được bàn luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông, khi những chỉ trích qua mạng xã hội đã trở thành vấn đề nghiêm trọng.

Nhìn chung, có 51% phụ huynh cho biết họ phải gánh chịu nhiều áp lực xã hội và 40% phụ huynh phải nhận sự phán xét từ người khác. Sự phán xét từ người lạ (đôi khi là bạn bè) trên mạng xã hội phổ biến và gây ra nhiều tác động có hại.

Hướng dẫn nuôi dạy con cái cho thấy những quyết định trong việc nuôi dạy con cái (bao gồm việc cho ăn và tiếp cận chăm sóc con cái) thường gây ra nhiều tranh cãi và bị phán xét, đây không phải những điều mà phụ huynh cho rằng họ phải đối mặt.

Ví dụ, có 69% ý kiến trên toàn cầu cho rằng phụ huynh cảm thấy hạnh phúc và thoải mái với quyết định có nuôi con bằng sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, khi đưa ra quyết định, dù với lựa chọn nào phụ huynh đều cảm thấy bị đánh giá. Phụ huynh lo lắng về việc không thể vượt qua những điều này, khiến phụ huynh khổ sở và lo âu.

Phụ huynh ngày nay phải tuân theo những tiêu chuẩn cao như những thế hệ trước, họ muốn trở nên “hoàn hảo” và làm mọi thứ tốt cho con của mình. Dù đã có sự chuẩn bị cho việc đón thêm thành viên mới, nhưng khi trẻ chào đời có tới 31% phụ huynh cảm thấy chưa thật sự chuẩn bị đầy đủ cho việc trở thành phụ huynh.

Phụ huynh bị sốc bởi sự khác biệt giữa kỳ vọng và thực tế của việc làm phụ huynh. Có 53% phụ huynh cho rằng họ cảm thấy phải thỏa hiệp nhiều hơn dự đoán và có 43% phụ huynh cho rằng trở thành phụ huynh gặp nhiều khó khăn hơn so với những gì họ nghĩ. Đây không phải là điều mới mẻ nhưng đối với những phụ huynh cố gắng làm mọi thứ để mang lại cho con cuộc sống hoàn hảo thì những cảm nhận này có tác động đáng kể.

60% cha mẹ trên thế giới tin rằng mỗi người có quan điểm riêng

Phụ huynh mường tượng một cuộc sống lý tưởng nhưng thực tế lại hỗn độn và trẻ hình thành những cá tính của riêng mình. 32% phụ huynh (đặc biệt là các bà mẹ) cảm thấy dù được kết nối với gia đình và bạn bè qua mạng xã hội, nhưng phụ huynh vẫn cảm thấy bị cô lập và cô đơn khi trải nghiệm thực tế nuôi dạy trẻ.

Những cảm giác này khá này khá phổ biến, 45% phụ huynh đồng ý rằng những người mới làm cha mẹ (đặc biệt là làm mẹ) thường cảm thấy tội lỗi và điều này lại có ảnh hưởng lâu dài.

 

Áp lực khác nhau giữa các quốc gia

Ở Philippines (14), áp lực xã hội và áp lực từ gia đình được gây ra bởi truyền thống, văn hóa tập thể, nhiều ràng buộc gia đình và nhu cầu cân bằng giữa việc chăm sóc trẻ và công việc để đảm bảo kinh tế và chăm sóc gia đình. Nhiều phụ huynh Philippines giữ vững những giá trị truyền thống và quan điểm nuôi dạy con cái và chủ yếu dựa vào cách mà phụ huynh được nuôi dạy hồi nhỏ và dựa vào lời khuyên từ ông bà và họ hàng lớn tuổi hơn (chị, em họ, dì, v.v).

Phụ huynh ở Philippines thường sống cùng đại gia đình. Việc sống gần gũi với những thành viên lớn tuổi trong gia đình đảm bảo duy trì truyền thống, giá trị gia đình, tôn trọng, vâng lời người lớn và tuân theo cách nuôi dạy trẻ của thế hệ đi trước. Lối sống này cũng giúp phụ huynh nhận được nhiều lời khuyên và hướng dẫn. 42% phụ huynh cảm thấy bị ảnh hưởng và áp lực khi tiếp nhận ý kiến và lời khuyên của họ hàng.

Mặc dù cũng có truyền thống và gia đình nhưng áp lực mà phụ huynh Trung Quốc trải qua lại khác biệt (16). Mỗi gia đình Trung Quốc tập trung mọi nguồn lực cho một đứa trẻ duy nhất (chính sách một con), chính sách này mang đến những áp lực đáng kể vì khiến phụ huynh cảm thấy không có “cơ hội khác”. Mặc dù chính sách này đã không còn được áp dụng kể từ năm 2016 nhưng vẫn còn đó những hậu quả. Những phụ huynh được sinh trong thời kỳ áp dụng chính sách một con khi mới sinh con đầu lòng có xu hướng kỳ vọng sự quan tâm của cả đại gia đình, điều này dẫn đến nhiều áp lực.

Những phụ huynh trẻ ở Trung Quốc nỗ lực hết sức để giúp con cái thành công trong xã hội cạnh tranh cao. Phụ huynh Trung Quốc thường thấy áp lực để khiến mọi thứ trở nên “tốt nhất”, có 71% phụ huynh cảm thấy áp lực đáng kể từ xã hội về việc nuôi dưỡng con cái. Điều này dẫn đến quá nhiều kỳ vọng lên thế hệ tiếp theo: phụ huynh cảm thấy áp lực về việc phải thành công và mang lại cho con cái nhiều hơn những gì họ có thể.

Phụ huynh Brazil (15) trải qua nhiều sự ngờ vực, mệt mỏi, lo lắng và cô đơn từ khi mang thai cho đến khi trẻ được 1 năm tuổi, 50% phụ huynh Brazil cho rằng trở thành phụ huynh gặp nhiều khó khăn hơn dự đoán. Tuy nhiên, khoảng thời gian này phụ huynh cũng dành nhiều tình cảm và hy sinh cho con cái. Phần lớn hoạt động hỗ trợ phụ huynh đều dành cho người mẹ. Các hoạt động này đến từ bà, các thành viên trong gia đình, bạn bè và mạng xã hội (người cha hầu như không liên quan đến trách nhiệm nuôi dưỡng con cái, mặc dù điều này đã bắt đầu thay đổi trong những năm gần đây).

Ở Brazil, bà thường là người hỗ trợ chính và cũng là người tác động chủ yếu đến quyết định chăm sóc con cái. Những thành viên khác trong gia đình như chị, dì, ông và cha cũng hỗ trợ. Sự hỗ trợ đến từ gia đình giúp phụ huynh cảm thấy tự tin và được giúp đỡ, tuy nhiên, điều này cũng mang đến nhiều áp lực - 71% phụ huynh Brazil thấy rằng mỗi người đều có ý kiến về việc nuôi dưỡng con cái và điều này làm phụ huynh phải chịu nhiều áp lực xã hội.

Phụ huynh Ả Rập Xê-út (11) cũng cho rằng họ chịu nhiều áp lực đến từ việc nuôi dạy con cái. Ả Rập Xê-út là đất nước tuân theo chủ nghĩa tập thể, đặc điểm này đi kèm với việc phải tuân thủ các chuẩn mực xã hội và “cách làm đúng”. Đại gia đình sống gần nhau và đa số những người mẹ mới sinh con đầu lòng đều ở nhà suốt thời thơ ấu của con. Khi quay lại làm việc, phụ huynh phải đối mặt với những thách thức khi tuân theo chuẩn mực xã hội (trở thành người mẹ tốt, luôn ưu tiên cho con cái và bên cạnh trẻ) trong khi vẫn phải xây dựng sự nghiệp để có cuộc sống hiện đại hơn.

Đối với các bà mẹ nội trợ (98% trường hợp các bà mẹ lựa chọn trở thành nội trợ một cách tự nguyện) áp lực đến từ những việc phải xây dựng lối sống tuân thủ tiêu chuẩn gia đình (thường là tiêu chuẩn của gia đình chồng) mà có thể không phải điều các bà mẹ mong muốn  cho bản thân và con của mình. Áp lực mà phụ huynh mới có con đầu lòng gặp phải đều không phải là những điều được thảo luận cởi mở, kết quả là phụ huynh cảm thấy bị cô lập (41%), cao hơn mức trung bình toàn cầu 11 điểm.

 

Các quốc gia xử lý được áp lực

Phụ huynh Mexico (4) trải qua ít áp lực hơn nhiều phụ huynh trên thế giới, xếp hạng 4 trong yếu tố này. Chỉ 39% phụ huynh Mexico cho rằng họ chịu nhiều áp lực xã hội về cách nuôi dạy con cái (trái ngược với 51% phụ huynh trên toàn cầu) và 31% phụ huynh cho rằng trở thành phụ huynh khó hơn nhiều so với những gì họ nghĩ (43% phụ huynh trên toàn cầu).

Nhiều lý do có thể giải thích cho vấn đề này. Có thể là do 70% bà mẹ Mexico không có việc làm chính thức cho nên họ có thể tập trung cho bổn phận làm mẹ và cảm thấy hài lòng về lượng thời gian và sự quan tâm mà họ có thể dành cho con của mình. Mexico cũng có truyền thống giáo dục tập thể khi tất cả mọi người xung quanh chung tay nuôi dạy trẻ. Đại gia đình có ảnh hưởng tích cực đến trẻ, đặc biệt bà là người thường hỗ trợ nhiều trong việc chăm sóc cả mẹ và bé.

Thứ hạng này cũng phản ánh cách định hình nghĩa vụ làm mẹ ở Mexico đối với thế hệ ngày nay. Phụ nữ trẻ ngày nay kỳ vọng vào sự linh hoạt của quan niệm làm mẹ, không còn những quan điểm cứng nhắc, không cần phải tuân thủ những mục tiêu và xã hội thừa nhận không phải tất cả những đứa trẻ đều giống nhau và không có con đường nào hoàn hảo để trở thành phụ huynh.

Phụ huynh ở Đức kỳ vọng cao vào bản thân, các bà mẹ gánh chịu áp lực xã hội khi phải “làm đúng mọi thứ” mặc dù áp lực xã hội ở Đức thấp hơn các quốc gia khác (xếp thứ 2 trong yếu tố này). Điều này bao gồm chính sự kỳ vọng của phụ huynh về việc họ có thể vừa nuôi dạy trẻ, vừa đạt được thành công trong công việc bằng cách sắp xếp việc chăm sóc con cái. Phụ huynh ở Đức không cho rằng áp lực là một vấn đề, thay vào đó, họ chuẩn bị để vượt qua thách thức này. Chỉ 22% phụ huynh ở Đức cho rằng trở thành phụ huynh khó hơn nhiều so với tưởng tượng, mặc dù những trải nghiệm mới và lạ lẫm khi có con dẫn đến 30% phụ huynh Đức cảm thấy chưa sẵn sàng cho việc trở thành phụ huynh. Dù phụ huynh ở Đức chịu ít áp lực hơn nhưng cuộc sống với trẻ thường hoàn toàn khác với cuộc sống trước khi đứa trẻ ra đời.

Phụ huynh ở Tây Ban Nha (10) nhận được nhiều sự giúp đỡ nhờ các mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình. Đây là một phần văn hóa Tây Ban Nha, quốc gia có ý thức cộng đồng mạnh mẽ và tôn trọng các mối quan hệ. Không có gì lạ khi trẻ sống với gia đình cho đến khi trưởng thành và rời khỏi gia đình khi độc lập về kinh tế, tận hưởng tự do trước khi lập gia đình. Tây Ban Nha xếp thứ 6 trong yếu tố này với 33% phụ huynh cảm thấy ngạc nhiên về sự khác biệt giữa mong đợi và thực tế trong việc nuôi dạy con cái và phải thỏa hiệp nhiều hơn so với mong muốn.

2 trong 5 cha mẹ ở Anh đã từng cảm thấy cô đơn

Hướng dẫn nuôi dạy con cái cho thấy 40% phụ huynh ở Vương quốc Anh (6) cảm thấy cô đơn. Vương quốc Anh có nhận thức đầy đủ về tác động của sự cô đơn đối với mọi đối tượng và mọi lứa tuổi, bao gồm cả phụ huynh. Một cuộc đối thoại quốc gia về tác động của sự cô đơn đã diễn ra ở Vương quốc Anh. Cuộc đối thoại này khiến phụ huynh thoải mái thừa nhận cảm giác cô lập và cô đơn của họ. Cuộc đối thoại này - một bước đáng khích lệ giúp giải quyết vấn đề này cho các bậc phụ huynh.

Phụ huynh Hoa Kỳ (5) đứng vị trí thứ 7 về việc vượt qua áp lực. Có 49% phụ huynh Hoa Kỳ cảm thấy căng thẳng và lo âu vì mong muốn con “có tất cả” và phải gánh chịu áp lực từ những người khác. Sự phổ biến của phương pháp nuôi dạy con cái “trực thăng” cho thấy phụ huynh làm mọi thứ để giúp con họ thành công (đặc biệt đối với những gia đình giàu có).

Với sự phát triển của phương tiện truyền thông xã hội, phụ huynh Hoa Kỳ thường so sánh bản thân với những người khác, đặc biệt là những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội cho thấy những điều “tốt” nhưng không phải lúc nào cũng là “thật”, thường khiến phụ huynh tự cảm thấy thiếu sót. Ngoài ra, phương tiện truyền thông xã hội giúp phụ huynh xem xét lựa chọn của mình so với những phụ huynh khác, làm tăng sự bất an trong vấn đề nuôi dạy con cái.

YẾU TỐ 02: KHẢ NĂNG LINH HOẠT VỀ TÀI CHÍNH

Yếu tố quan trọng thứ hai là khả năng linh hoạt về tài chính. Yếu tố này đóng góp 16,7% vào điểm số của Hướng dẫn. Yếu tố này nói về khả năng nhận thức tài chính gia đình để chi trả chi phí nuôi dạy con cái, gồm cả chi phí chăm sóc y tế. Khả năng linh hoạt về tài chính không phải là tình trạng giàu/nghèo của các gia đình, mặc dù suy nghĩ những gia đình có điều kiện tài chính thoải mái hơn sẽ có khả năng linh hoạt tài chính hơn khá hợp lý. Nhìn chung các quốc gia phương Tây có thứ hạng cao hơn các quốc gia châu Á, Nam Mỹ và châu Phi. Thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương (GDP PPP) có tác động tích cực đến thứ hạng, bổ sung cho những báo cáo của phụ huynh.

Khả năng linh hoạt tài chính

Khả năng linh hoạt tài chính ở các quốc gia

Những phụ huynh tin tưởng vào tài chính tương đối có khả năng linh hoạt tài chính tốt hơn và chịu ít tác động tiêu cực hơn. 62% phụ huynh trên toàn cầu cho rằng nuôi dạy một đứa trẻ gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tài chính gia đình.

Trong khi 37% phụ huynh trên toàn cầu cho biết chi phí chăm sóc y tế của trẻ quá cao, đặc điểm này biến đổi khác nhau giữa các nước trên thế giới. Từ mức thấp (6% ở Thụy Điển) đến cao (57% ở Hoa Kỳ), phụ huynh có những trải nghiệm khác biệt về tác động tài chính của chi phí chăm sóc y tế cho trẻ. Điều này phản ánh hệ thống y tế của các quốc gia. Trong trường hợp trẻ đột ngột mắc bệnh hoặc mắc một bệnh lý mạn tính có chi phí y tế cao, hệ thống công không cần trả phí khiến phụ huynh cảm thấy ổn định hơn hệ thống tư nhân.

Yếu tố này cũng phản ánh các yếu tố mà phụ huynh không thể kiểm soát (động học kinh tế toàn cầu, khu vực và địa phương ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập và tăng trưởng). Nhận thức của phụ huynh cũng có khả năng bị ảnh hưởng bởi mức độ ổn định của việc làm. Phụ huynh thường cảm thấy ít được bảo hộ trước tình trạng đột ngột thất nghiệp nếu có công việc với lương thấp hoặc trình độ thấp có hợp đồng với ít sự bảo vệ và ngắn hạn.

Yếu tố này cũng phản ánh sức ép giữa khả năng chi trả và mong muốn của phụ huynh. Dù việc có con theo như kế hoạch hoặc không, phụ huynh sẽ làm mọi thứ vì lợi ích của trẻ cho dù phải đối mặt với khó khăn tài chính.

Nigeria (12) xếp thứ 27 trên toàn cầu về GDP theo sức mua tương đương (GDP PPP). 68% phụ huynh Nigeria cho rằng việc nuôi dạy trẻ có tác động đáng kể đến tài chính gia đình và 43% phụ huynh Nigeria cho rằng chi phí chăm sóc y tế của trẻ quá cao. Ngày nay, Nigeria là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất, và đang kiểm soát những tác động xã hội và văn hóa của quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa. Tình trạng này mang đến đồng thời cơ hội và thách thức đối với nhiều phụ huynh đang nuôi dạy con cái ở Nigeria.

Phụ huynh ở Hoa Kỳ (5) cảm thấy tích cực về khả năng tài chính của họ. Vào thời điểm khảo sát, Hoa Kỳ có tỷ lệ thất nghiệp thấp và giá trị nhà đất và chứng khoán cao kỷ lục, người dân Hoa Kỳ vẫn lạc quan về tài chính của họ.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) vào năm 2015, phần lớn chi phí nuôi dưỡng con cái đều dành cho thực phẩm và nhà ở. Mặc dù Hoa Kỳ có chi phí chăm sóc y tế cao hơn hầu hết các quốc gia phát triển khác, phụ huynh Hoa Kỳ chỉ dùng khoảng 9% số tiền cho việc chăm sóc ý tế cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi. Ngoài ra, gần như tất cả người dân Hoa Kỳ có bảo hiểm thông qua công ty, Medicaid hoặc các chương trình của tiểu bang như Chương trình Bảo hiểm Y tế cho Trẻ em và Chương trình Y tế Cơ bản. Bảo hiểm chi trả phần lớn chi phí nuôi dưỡng con cái trong khi đó gia đình chỉ cần chi trả 18%. Ở Hoa kỳ có nhiều chương trình, chẳng hạn như kho thực phẩm cộng đồng, Chương trình Ăn trưa Học đường Quốc gia, Chương trình dinh dưỡng đặc biệt dành cho phụ nữ, trẻ sơ dinh và trẻ em (WIC) và Chương trình trợ cấp dinh dưỡng bổ sung (SNAP) để hỗ trợ phụ huynh.

Brazil (15) vị trí thứ 3 trong yếu tố này. Thành tựu kinh tế trong thập kỷ qua làm giảm tỷ lệ nghèo đói, bất bình đẳng vẫn ở mức tương đối cao so với quốc gia có thu nhập trung bình. Cuộc khủng hoảng kinh tế 2015-2016 và hiệu suất tăng trưởng kém giai đoạn 2017-2019 tác động đến các gia đình (nhu cầu việc làm tăng cho cả cha và mẹ hoặc người mẹ phải đóng vai trò trụ cột trong gia đình cho dù họ là người duy nhất chăm sóc cho gia đình để kiếm thêm thu nhập).

Tuy nhiên, đây không phải là thách thức duy nhất mà phụ nữ Brazil phải đối mặt để ổn định tài chính khi thu nhập của họ thấp hơn 20,5% so với đồng nghiệp nam. Ngoài công việc chính thức, phụ nữ vẫn phải làm việc nhà nhiều hơn đàn ông trong gia đình. Theo cơ quan dữ liệu chính thức của Brazil (IBGE), phụ nữ có việc làm dành 18,5 giờ mỗi tuần cho việc nhà, trong khi đàn ông chỉ dành ra 10,3 giờ. Sự khác biệt về thu nhập không cần thiết được phản ánh bằng cách phân phối việc nhà.

Phụ huynh Philippines (14) và Ấn Độ (7) cũng cảm thấy khả năng linh hoạt tài chính thấp.

Ở Philippines, những hạn chế về tài chính trở nên nghiêm trọng hơn do tình hình kinh tế quốc gia, hầu hết các bà mẹ Philippines có xu hướng tiếp tục công việc sau khi sinh con để giúp đỡ gia đình. Trong trường hợp này, các bà mẹ lo sợ rằng họ sẽ bỏ bê con cái vì họ phải sắp xếp thời gian để làm việc cũng như chăm sóc con cái.

Ở Ấn Độ (7), chi phí y tế công cộng chiếm 1,28% GDP. Chi phí bình quân đầu người cho y tế tăng từ 621 rupee (Rs) vào năm 2009 đến 1657 Rs vào năm 2017-2018. Nhiều phụ huynh lựa chọn chăm sóc y tế tư nhân cho trẻ, dẫn đến chi phí cao hơn và khả năng linh hoạt tài chính thấp hơn.

Ở Ấn Độ, nuôi dưỡng con cái được xem là vấn đề quan trọng hàng đầu và trẻ em được nhận các nhu yếu phẩm nhiều hơn (thực phẩm, vệ sinh, chăm sóc y tế, học đường, v.v.). Điều này cũng gây ra áp lực tài chính.

62% cha mẹ tin rằng việc nuôi con tác động đến tài chính gia đình

Ba Lan (8) là quốc gia có sự tiến bộ về yếu tố này khi có chính sách mở rộng phúc lợi cho trẻ em, phụ huynh được hưởng 500 zloty Ba Lan (PLN) mỗi tháng. Chính sách này đã thay đổi tình hình kinh tế - xã hội của hộ gia đình có trẻ em, do đó tác động đến nhận thức của các gia đình về tình hình tài chính của họ, đồng thời hỗ trợ những cá nhân có rào cản tài chính quyết định lập gia đình.

Một số xung đột đã xảy ra trên phương tiện truyền thông xã hội về vấn đề các gia đình sinh con chỉ vì khoản trợ cấp 500+ PLN.