NUÔI DẠY CON CÁI: SỰ TỰ TIN VÀ CHIA SẺ CỦA CHA MẸ

156 phút đọc /
Phác đồ công cụ hỗ trợ lâm sàng
Yếu-tố-Chia-sẻ-việc-nuôi-con-Và-sự-tự-tin-của-Cha-mẹ

Yếu tố 7 và 8 trong Hướng dẫn nuôi dạy con cái về cùng nuôi con và sự tự tin chăm sóc con cái. Thời gian nghỉ thai sản có thể ảnh hưởng.

HƯỚNG DẪN NUÔI DẠY CON CÁI CHƯƠNG 3

YẾU TỐ 7: ĐƯỢC CHIA SẺ VIỆC NUÔI DẠY CON CÁI

Chia sẻ trong việc nuôi dạy trẻ chiếm 5,8% trong Hướng dẫn nuôi dạy con cái và là một chủ đề thường được chú ý trên các kênh truyền thông và mạng xã hội ngày nay, khi những người cha hiện đại vượt ra khỏi khuôn mẫu trước đây để đảm nhận trách nhiệm nuôi dạy con cái nhiều hơn. Những người bạn đời chia sẻ việc nuôi dạy con cái với nhau một cách bình đẳng tạo ra tác động tích cực, do đó đây chắc chắn là sthay đổi đúng hướng.

Chia sẻ việc nuôi dạy con cái - Phần trăm các yếu tố

Yếu tố này cho thấy người cha dần tham gia vào nhiều quyết định và trách nhiệm nuôi dạy con cái. Chăm sóc con cái là một nhiệm vụ ngày càng quan trọng trong nhận thức của họ.

Trong số tất cả những người được khảo sát, 62% tin rằng người cha thế hệ này tích cực tham gia vào việc chăm sóc con cái hơn các thế hệ trước. Điều này cho thấy một sự tiến bộ, vì trước đó chỉ 49% báo cáo cho rằng trách nhiệm chăm sóc con cái được chia đều giữa mẹ và cha.

Yếu tố này cũng phản ánh sự thay đổi cấu trúc gia đình, cụ thể nhiều trẻ được chăm sóc bởi các cặp đôi đồng giới hơn (44), cũng như nhiều trẻ em trưởng thành trong gia đình nhiều thế hệ hơn trước đây với các vai trò (chu cấp, chăm sóc…) trong gia đình có thể là bất cứ giới nào (45).

Tuy nhiên, có hai điều quan trọng cần lưu ý:

Thứ nhất, yếu tố này chỉ đóng góp 5.8% của Hướng dẫn nuôi dạy con cái. Thậm chí khi nhiệm vụ chăm sóc được chia đồng đều cho cha và mẹ thì điều này cũng cũng ảnh hưởng không nhiều đến mức độ thoải mái trong trải nghiệm làm phụ huynh.

Thứ hai, mặc dù việc cùng nhau chăm sóc con cái ngày càng trở thành một tiêu chuẩn trong nuôi dạy con hiện nay, nghiên cứu cho thấy người mẹ vẫn phải trải qua rất nhiều khó khăn khi nuôi dạy con cái. Trong khi 73% cha mẹ đồng ý rằng người bạn đời của họ tham gia rất nhiều vào việc nuôi dạy con cái và 64% cân nhắc người bạn đời tham gia vào làm việc nhà, người mẹ vẫn cảm thấy việc nuôi dạy con cái ngày nay vẫn nhiều khó khăn mà họ không thể kiểm soát hơn so với người cha.

Hướng dẫn nuôi dạy con cái - điểm theo các nước

Điều này sẽ không làm giảm đi giá trị của việc có một người bạn đời tích cực cùng tham gia vào hành trình nuôi dạy con cái. Khi người mẹ gặp khó khăn trong việc sắp xếp công việc và nuôi dạy trẻ, người cha có thể hỗ trợ, chăm sóc và giúp cô ấy theo đuổi mục tiêu của mình.

Ở Nigeria (12), vẫn còn sự phân chia rõ ràng về vai trò nuôi dạy con cái, phụ huynh không có trải nghiệm tích cực đối với yếu tố này. Trong khi việc nuôi dạy con cái được coi là trách nhiệm chung của đại gia đình, ngay cả khi người cha ngày càng tham gia nhiều hơn, họ cũng không bị kỳ vọng nhiều trong yếu tố này và người mẹ hầu như luôn là người chăm sóc chính. Điều này cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi thái độ gia trưởng vẫn còn bám rễ trong nền văn hóa nước này.

Ở Chile (2), vai trò trong gia đình có vẻ bình đẳng hơn, bao gồm cả việc nuôi dạy con cái. Điều này được thể hiện qua việc có nhiều người mẹ đi làm hơn trong nền văn hóa hiện nay. Những người đàn ông trẻ tuổi tích cực hơn với vai trò làm cha mẹ, nhưng dường như họ vẫn nghĩ mình là trợ lý hơn là người chăm sóc chính. Trên thực tế, sự tham gia của người cha vào việc nuôi dạy con cái còn hạn chế, đặc biệt khi liên quan đến các hoạt động như chăm sóc con bệnh, nấu ăn và giặt ủi.

Người cha ở Mexico (4) chỉ có được nghỉ phép hậu sản năm ngày. Đây là một dấu hiệu phản ánh tình trạng chia sẻ việc nuôi dạy trẻ hiện nay, sẽ còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Người cha không tham gia vào công việc nội trợ và chăm sóc con cái như mẹ, chủ yếu họ được coi là người chu cấp và bảo vệ gia đình hơn là chịu trách nhiệm nuôi dạy và chăm sóc con.

Ở Romania (9), yếu tố này cũng là điều mà nhiều cha mẹ cảm thấy còn lâu mới có được. Những người được khảo sát không thấy sự cải thiện so với các thế hệ trước, một nửa cho rằng bạn đời ít tham gia vào việc nuôi dạy con cái và chăm sóc gia đình hơn. Người cha thường đi làm nhiều hơn, trong khi người mẹ dành nhiều thời gian ở nhà chăm con nhỏ hơn. Những thói quen văn hóa ảnh hưởng từ các thế hệ trước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc những người cha ít tham gia vào việc chăm sóc con cái hơn là hỗ trợ tài chính cho gia đình.

Đối với các cha mẹ Đức (3), chăm sóc gia đình và nội trợ chủ yếu vẫn là công việc của mẹ - ngoài công việc hàng ngày của họ. Sự mất cân bằng này cũng được phản ánh bởi tỷ lệ nghỉ thai sản ở  cha. Khoảng 50% người cha chọn nghỉ thai sản. Thời gian nghỉ thai sản cho nam được xác định cụ thể (hai tháng) và không được hưởng thêm trợ cấp nghỉ thai sản, trong khi người mẹ thường nghỉ phép 12 tháng.

Các ông bố tham gia chăm sóc con nhiều hơn trước

YẾU TỐ 8: SỰ TỰ TIN TRONG NUÔI DẠY CON CÁI

Sự tự tin của cha mẹ đóng góp 2,7% trong Hướng dẫn nuôi dạy con cái và thể hiện cách cha mẹ cảm nhận về bản thân họ trong vai trò làm cha mẹ như cảm giác tự tin, hài lòng và nhẫn nại. Yếu tố này bao gồm sự thỏa mãn và liệu cha mẹ có cảm thấy rằng họ luôn đưa ra những quyết định tốt nhất cho con mình hay không.

Mặc dù quan trọng, nhưng yếu tố này lại đóng góp phần nhỏ vào Hướng dẫn nuôi dạy con cái (2,7%). Có lẽ điều này phản ánh thực tế là cha mẹ có xu hướng đặt bản thân sau cùng và sẽ tự cảm thấy họ sẽ làm tốt bất kể thử thách mà họ phải đối mặt.

Sự tự tin trong nuôi dạy con cái

Sự tự tin trong nuôi dạy trẻ là yếu tố mà phụ huynh có trải nghiệm khá tích cực trong Hướng dẫn nuôi dạy con cái với 80% phụ huynh cảm thấy họ hoàn toàn làm tròn vai trò cha mẹ. Tuy việc làm cha mẹ có nhiều thách thức, căng thẳng, những thay đổi không lường trước và những điều bất ngờ, phần lớn (72%) cha mẹ cảm thấy họ có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt và 72% cảm thấy họ luôn đưa ra quyết định tốt nhất khi cho trẻ. Mặc dù còn phải cải thiện nhiều, nhưng phụ huynh thường cảm thấy tự tin trong việc nuôi dạy trẻ.

Sự tự tin trong nuôi dạy con cái - điểm theo các nước

Phụ huynh ở Nigeria (12) cảm thấy khá tự tin trong việc nuôi dạy con cái. Về mặt văn hóa, làm cha mẹ được coi là một trong những vai trò quan trọng nhất và được xã hội tôn trọng. Việc có con là vấn đề bị ảnh hưởng nặng từ truyền thống và cha mẹ cảm thấy lập gia đình là một mục đích và thành tựu mạnh mẽ.

Người mẹ ở Chile (2) rất tự tin và sự tự tin này càng tăng khi họ bắt đầu làm mẹ. Tình mẫu tử vẫn là một mỏ neo vững chắc trong thâm tâm phụ nữ muốn có con và điều này càng được chứng minh họ khi làm mẹ. Người mẹ ở Chile thường coi việc nuôi dạy con cái là trách nhiệm của riêng họ, do đó họ sẽ ở nhà để chăm sóc con cái. Một số gia đình truyền thống ở Chile coi công việc được trả lương là thứ yếu và không phải là một phần danh dự của họ.

Cha mẹ Romania (9) được xếp hạng cao nhất trên tất cả các quốc gia về sự tự tin trong việc nuôi dạy con cái. Điều này có thể được giải thích do phụ huynh cảm thấy hài lòng vì họ có đủ điều kiện tiếp cận thông tin, giáo dục và chăm sóc trẻ, cũng như một số phụ huynh cải thiện mức sống.

Đối với các cha mẹ Ấn Độ (7), cấu trúc gia đình truyền thống và cộng đồng kết nối tốt giúp cha mẹ thêm tự tin hơn. Một phần do họ hiếm khi bị cô lập sau sinh vì họ luôn được vây quanh để chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và để học hỏi - 77% cha mẹ Ấn Độ tin tưởng vào lời khuyên của bạn đời và 76% tin vào gia đình.

Ở Philippine (14), cha mẹ cảm thấy thoải mái, tin tưởng vào cách nuôi dạy truyền thống và theo các nguyên tắc gia đình. Bất chấp khó khăn về tài chính và kinh tế, cha mẹ Philippine tương đối tin tưởng vào kỹ năng chăm sóc và nuôi dạy trẻ của họ. Điều này có thể là do việc đề cao các giá trị gia đình truyền thống (văn hóa tôn trọng, tin rằng các thành viên lớn tuổi trong gia đình luôn đúng) và duy trì chăm sóc theo cách từ trước đến giờ.

Mặc dù Thụy Điển (1) có quan điểm nuôi dạy con cái rất tích cực và được hỗ trợ rất nhiều, nhưng việc tự cảm nhận về cách nuôi dạy trẻ tốt hay không là một câu chuyện khác. Người Thụy Điển thường tự đặt câu hỏi về quyết định của họ trong việc nuôi dạy con cái. Cha mẹ Thụy Điển ở một mức độ nào đó vẫn bị áp lực và cảm thấy không đủ khả năng nuôi dạy con cái, kể cả khi nhận được nhiều hỗ trợ.

Với mức độ tự tin thấp theo thang điểm trên toàn thế giới, nhiều khả năng những kỳ vọng về việc trở thành cha mẹ không phải lúc nào cũng phù hợp với thực tế và hình ảnh người cha mẹ hoàn hảo khiến phụ huynh cảm giác thiếu tự tin. Việc so sánh bản thân hoặc con của họ với cuộc sống hoàn hảo của người khác khiến họ cảm thấy bất an hơn. Vì Thụy Điển là một trong những nước dùng mạng xã hội nhiều nhất, nên việc bị bao vây bởi quá nhiều thông tin có thể khiến cha mẹ căng thẳng, lo lắng và mất đi sự tự tin.

Trong xã hội Israel (13), việc trở thành cha mẹ và chăm sóc gia đình là vai trò mà xã hội đề cao nhất. Theo đó, tỷ lệ sinh con ở Israel cao nhất trong số các thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và hiện trung bình 3,1 trẻ em trên một phụ nữ. Không giống như các nước phát triển khác, nơi có tỷ lệ nghịch giữa trình độ học vấn và tỷ lệ sinh, ở Israel, hai xu hướng đó đi cùng nhau, dẫn đến tỷ lệ trẻ em được sinh ra từ các cha mẹ lớn tuổi hơn và có trình độ học vấn cao hơn (so với các nước OECD khác).

Bên cạnh đó, các cha mẹ trẻ ở Israel có tham vọng và kỳ vọng rằng họ phải xuất sắc trong cả việc nuôi dạy con cái và sự nghiệp. Điều này gây áp lực đáng kể cho họ. Cùng với khả năng cân bằng trong công việc/cuộc sống kém, sự tự tin trong việc nuôi dạy con cái cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

80% cha mẹ đầy đủ khi chăm con