NUÔI DẠY CON CÁI: NGUỒN LỰC CHĂM SÓC & MÔI TRƯỜNG HỖ TRỢ

159 phút đọc /
Phác đồ công cụ hỗ trợ lâm sàng

Yếu tố 5 và 6 trong Hướng dẫn nuôi dạy con cái về các nguồn lực chăm sóc sức khỏe, phúc lợi và môi trường hỗ trợ

HƯỚNG DẪN NUÔI DẠY CON CÁI – CHƯƠNG 3

YẾU TỐ 5: NGUỒN LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHÚC LỢI

Hướng dẫn nuôi dạy con cái - Nguồn lực chăm sóc sức khoẻ - phần trăm

Dữ liệu toàn cầu thường tập trung đặc biệt vào khả năng tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe (tiếp cận về mặt tổ chức và mặt tài chính). Bản Hướng dẫn nuôi dạy con cái cho thấy đối với các bậc cha mẹ, tiếp cận hệ thống đó chỉ là một trong nhiều nguồn hỗ trợ mà họ tìm đến.

Kết quả thu được nhìn chung khá tích cực: 71% số cha mẹ tham gia trả lời phỏng vấn cho biết họ có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ cho người con út của mình, 68% cha mẹ hài lòng với sự hỗ trợ sau sinh cho bản thân và người vợ/chồng, và 73% cha mẹ được tiếp cận với thông tin cần thiết để chăm sóc đúng cách cho con trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh.

Theo dữ liệu thu được từ cha mẹ, nguồn cung cấp thông tin chính là bác sĩ, bác sĩ nhi khoa và y tá (66%), kế đó là mẹ ruột, mẹ chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình (62%) và sau cùng là tiếp nhận thông tin từ người vợ/chồng (44%). Bên cạnh đó, 42% cha mẹ cho rằng sự hỗ trợ tốt nhất họ nhận được trong quá trình chăm sóc con từ khi sinh là từ các bác sĩ, y tá và nữ hộ sinh.

Nuôi dạy con cái - nguồn lực chăm sóc sức khoẻ

Ở Nigeria (xếp hạng 12/16 quốc gia), cải cách chăm sóc sức khỏe nhằm giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng đang được tiến hành nhưng sẽ cần nhiều thời gian để tiếp cận tất cả các bậc cha mẹ. Tỉ lệ nhân viên y tế trên mỗi người dân ở nước này còn khá thấp (0.38 nhân viên y tế / 1000 người dân34), điều này buộc một số cha mẹ phải chi khoản tiền khá đắt đỏ cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân, khiến việc chăm sóc sức khỏe trở thành một yếu tố căng thẳng đối với họ. Ngoài ra, cha mẹ đôi khi cảm thấy không tiếp cận được đầy đủ thông tin đáng tin cậy về các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Đối với Ba Lan (xếp hạng 8/16 quốc gia), các bậc cha mẹ cho biết họ cảm thấy thiếu sự tiếp cận và hỗ trợ từ các nguồn lực chăm sóc sức khỏe và phúc lợi. Ba Lan vận hành hệ thống y tế kép, bao gồm hệ thống công cộng và hệ thống tư nhân. Hầu hết các bậc cha mẹ ở đây sử dụng hệ thống y tế công cộng. Tuy nhiên, hệ thống này bị cho là “đi sau thời đại”, cung cấp những kiến ​​thức lạc hậu trong cách tiếp cận với việc nuôi dạy con cái. Trong hệ thống y tế công cộng này xuất hiện một khái niệm “lòng tốt hàng ngày” - người dân cảm thấy rằng bác sĩ không hài lòng, không thích công việc của họ, mức lương nhận được thấp và kết quả là họ đối xử không tử tế và cảm thông với bệnh nhân. Hệ thống y tế tư nhân thì tốn kém nhiều nên đây là rào cản lớn với nhiều phụ huynh, dù có nhiều ý kiến ​​cho rằng bệnh nhân hài lòng hơn với dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân.

Mexico đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng về nguồn lực chăm sóc sức khỏe và phúc lợi, phản ánh khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ này còn thấp và gặp nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng ở nơi xa khu đô thị. Tuy nhiên, gần đây chính phủ đã thành lập Viện Y tế vì Sức khỏe (INSABI) nhằm mang lại nhiều lợi ích nhất có thể cho người dân, tăng cường khả năng tiếp cận an sinh xã hội và y tế.

Mexico cũng có số lượng trẻ vị thành niên mang thai cao nhất trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)35 và tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn cao. Vì thế, chính phủ đã xây dựng chiến lược quốc gia về phòng chống mang thai ở trẻ vị thành niên. Cả hai vấn đề này đều có thể dẫn đến cảm giác bị choáng ngợp và có thể khiến cha mẹ honag mang không biết phải dựa vào ai hoặc dựa vào điều gì khi đưa ra quyết định.

Vương quốc Anh xếp hạng 6/16 quốc gia và xếp hạng 5 về yếu tố nguồn lực chăm sóc sức khỏe và phúc lợi do phần lớn cha mẹ đánh giá khá tích cực. Hệ thống Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh (NHS) cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng toàn diện cho tất cả các gia đình. Bên cạnh đó, đối với hầu hết các trường hợp mang thai thông thường, người mẹ sẽ được chăm sóc bởi một nữ hộ sinh và bác sĩ gia đình (bác sĩ chăm sóc chính). Tất cả thai phụ đều được siêu âm hai lần, lần thứ nhất vào khoảng 8-14 tuần và lần thứ hai vào khoảng 18-21 tuần. Đồng thời, họ cũng được thực hiện một loạt các xét nghiệm máu và khám sàng lọc khác nhau. Các bậc cha mẹ cũng được tham gia các lớp học tiền sản, bao gồm lập kế hoạch sinh con, giữ gìn sức khỏe khi mang thai, chăm sóc và cho con ăn uống.

Hơn 95% ca sinh nở diễn ra tại các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Quốc gia36. Người mẹ được quyền tự do lựa chọn trung tâm y tế để sinh con, mặc dù ở nhiều vùng nông thôn có thể sẽ ít lựa chọn hơn. Tất cả bốn quốc gia của Vương quốc Anh đã hoặc đang thực hiện Sáng kiến ​​Bệnh viện Thân thiện với Trẻ em. Thời gian mẹ và bé nằm viện ngày càng giảm và họ thường sẽ được về nhà trong vòng 6-24 giờ sau khi sinh trong trường hợp không có biến chứng. Đây là thời gian lưu trú sau sinh ngắn nhất so với bất kỳ quốc gia phát triển nào trên thế giới. Sau đó, các nữ hộ sinh và nhân viên chăm sóc y tế sẽ đến nhà kiểm tra sức khỏe cho cả mẹ và bé (việc này hiện gặp nhiều hạn chế hơn do cắt giảm dịch vụ và đại dịch COVID-19).

Trung Quốc (xếp hạng 16/16 quốc gia), dù có tổng lượng sản phẩm nội địa (GDP) lớn và dân số đông nhưng thu nhập bình quân đầu người tương đối thấp và mức hỗ trợ chăm sóc sức khỏe trung bình cũng thấp38. Trẻ em vô cùng quý giá đối với gia đình nên thường được đưa đến các bệnh viện lớn thay vì bệnh viện cộng đồng, ngay cả khi trẻ chỉ gặp phải vấn đề nhỏ về sức khỏe vì cha mẹ muốn được tiếp cận với các bác sĩ “giỏi nhất”. Khi cần tư vấn về cách nuôi dạy con cái, người Trung Quốc thường hỏi thành viên trong gia đình đầu tiên - họ ưu tiên lời khuyên từ mẹ ruột, mẹ chồng và các thành viên khác trong gia đình (58%) hơn là từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe (54%). Đây cũng là quốc gia duy nhất mà các nguồn kỹ thuật số (blog dành cho mẹ, diễn đàn và trang web nuôi dạy con cái) là một trong ba nguồn thông tin tư vấn hàng đầu, với 49% người mẹ tìm đọc. Xét ở một khía cạnh nào đó, điều này giúp cha mẹ tiếp cận thông tin dễ dàng hơn, nhưng điều này cũng có thể khiến cha mẹ cảm thấy quá tải vì lượng thông tin quá lớn và đôi khi trái ngược nhau.

Brazil xếp hạng 15/16 quốc gia nhưng chính nguồn lực chăm sóc sức khỏe và phúc lợi là một trong những yếu tố giúp Brazil vượt ra khỏi nhóm năm nước kém nhất, tăng lên vị trí thứ 8 ở yếu tố này. Brazil là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tệ nhất trong các nước thuộc OECD vào năm 201939 và có tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân cao nhất (8.5% số trẻ em sinh ra ở đất nước này).  Do đó, hỗ trợ sức khỏe và phúc lợi cho con cái là một trong những mối quan tâm chính của các bậc cha mẹ ở Brazil. Người Brazil cũng nằm trong số những người dành ít thời gian cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhất - họ thực hiện ít hơn ba lần tư vấn sức khỏe mỗi năm.

Mặc dù Brazil là một trong những quốc gia có sự phân bổ thu nhập bất bình đẳng nhất trong khu vực với nhiều lỗ hổng đáng kể trong hệ thống công, đây được xem là hệ thống y tế lớn nhất trên thế giới40. Đồng thời, hầu hết các gia đình với mức thu nhập trung bình đều có bảo hiểm y tế để tiếp cận dịch vụ y tế tư nhân. Có lẽ chính điều này đã khiến các bậc cha mẹ ở Brazil tin tưởng hơn vào những sự hỗ trợ về mặt sức khỏe.

Tuy nhiên, gần đây lại có bằng chứng cho rằng điều này có thể không mang tính bền vững, vì cuối năm 2019, Brazil có mức lạm phát y tế tăng 17%. Tỷ lệ này tương đương gấp năm lần lạm phát chính thức và là mức lạm phát bình quân đầu người cao thứ tư trong các hệ thống y tế trên toàn cầu.41

YẾU TỐ 6: MÔI TRƯỜNG HỖ TRỢ

Môi trường hỗ trợ là yếu tố thứ sáu, đóng góp 8% vào tổng điểm, phản ánh môi trường tạo điều kiện cho việc nuôi dạy con cái như thế nào; phụ huynh cảm thấy thế nào về khả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho việc chăm con cái bên ngoài, trong một xã hội có quan điểm nuôi dạy con cái tích cực.

phần trăm yếu tố Môi trường hỗ trợ

Yếu tố này bao gồm các cơ hội, tạo kết nối thông qua các hoạt động và nhóm, được tham gia vào xã hội và cảm thấy được kết nối. 57% phụ huynh toàn cầu dễ tiếp cận với các hoạt động đặc biệt dành cho phụ huynh/trẻ (ví dụ: công viên, lớp học thân thiện với gia đình).

Đa số các bậc phụ huynh toàn cầu (71%) được kết nối với những người xung quanh, thuộc một nhóm bạn bè, gia đình và/hoặc hàng xóm.

Yếu tố này cũng bao gồm việc sống trong một môi trường thân thiện với trẻ nhỏ, ví dụ: có phòng cho bú và thay tã. Chỉ có 47% phụ huynh được tiếp cận với môi trường này, cũng như chỉ có 57% phụ huynh đồng ý hoặc cảm thấy thoải mái khi cho con bú bên ngoài.

Môi trường hỗ trợ - điểm yếu tố theo nước

Các bậc phụ huynh ở Tây Ban Nha (10) phải đối mặt với nhiều thách thức khi nói đến một môi trường hỗ trợ. Mặc dù môi trường đang được cải thiện hàng ngày, có cảm giác rằng Tây Ban Nha có lẽ không tiến bộ đủ nhanh. Môi trường xã hội xung quanh các bậc phụ huynh mới cung cấp ít tiện nghi cho việc chăm sóc trẻ em. Phụ nữ vẫn không thoải mái nếu cho con bú ở bên ngoài, cũng như khó tìm thấy phòng cho bú, ngay cả ở nơi làm việc.

Điều này tạo ra rào cản cho các bậc phụ huynh, đặc biệt là ở một nước mà tương tác ngoài xã hội là một phần của văn hóa. Thế hệ phụ huynh hiện nay chấp nhận thay đổi. Nhờ vào sự linh động của mạng xã hội, phụ huynh càng dễ tiếp cận với sự thay đổi hơn.

Phụ huynh Hoa Kỳ (5) cảm thấy được sống trong môi trường hỗ trợ. Hoa Kỳ ngày càng trở nên “thân thiện với trẻ nhỏ”. Năm 2007, dưới 3% số trẻ được sinh tại khoảng 60 cơ sở được chứng nhận là thân thiện với trẻ. Năm 2018, con số này đã tăng lên hơn 25% số trẻ được sinh tại hơn 500 cơ sở được chứng nhận thân thiện với trẻ42. Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ cũng tăng lên do các chương trình tăng cường hỗ trợ cho người mẹ. Các phòng hay buồng cho bú được xây dựng ngày càng nhiều tại các sân bay, văn phòng và các cơ sở công cộng khác. Việc cho con bú nơi công cộng ngày càng trở nên ít “khó coi” hơn nhờ các nhóm ủng hộ, bao gồm cả những người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng.

Hoa Kỳ có nhiều chương trình miễn phí hoặc chi phí thấp cho trẻ rất phổ biến, ví dụ: công viên/sân chơi đẹp, chương trình kể chuyện tại thư viện, v.v. Ngoài ra, phụ huynh có thể dễ dàng tìm thấy các nhóm hỗ trợ cho mẹ trên mạng xã hội hoặc thông qua các cộng đồng địa phương, vì vậy họ không cảm thấy một mình trong việc nuôi dạy con cái.

Các bậc phụ huynh ở Thụy Điển (1) được sống trong môi trường hỗ trợ nhiều nhất cho việc nuôi dạy con cái. Quan điểm tập trung vào gia đình của người Bắc Âu góp phần lớn trong việc nuôi dạy con cái, giúp việc dạy con cái bên ngoài dễ dàng và khả thi hơn. Người Thụy Điển rất thích các hoạt động ngoài trời43 nên các tiện ích thân thiện với trẻ em như công viên và sân chơi giúp gia đình dễ lên kế hoạch hoạt động với con cái của họ. Những nhà cung cấp dịch vụ ăn uống và vận chuyển hầu hết đều thay đổi để phù hợp với các khách hàng gia đình, ví dụ: có các thiết bị thay tã trong hầu hết các nhà vệ sinh (cả nam và nữ).

Đây là một trong những yếu tố điểm cao nhất của Trung Quốc (16). Các cơ sở hạ tầng công cộng cho trẻ như sân chơi và giáo dục mầm non ngày càng được phổ biến nhiều nơi ở Trung Quốc. Chính sách một con trước đây dẫn đến thế hệ con về sau, do đó các gia đình trẻ ngày nay nhận được sự hỗ trợ từ chính đại gia đình của họ ở cả hai bên nội và ngoại, điều này tạo ra một cảm giác kết nối mạnh mẽ và giúp họ có nhiều cơ hội xã hội. Hơn nữa, khi phụ nữ bỏ lại những vai trò truyền thống, họ chủ động hơn trong việc tìm những người mới làm mẹ trong công ty để chia sẻ kinh nghiệm, mẹo và hỗ trợ. 

môi trường hỗ trợ - nuôi dạy con cái