DINH DƯỠNG CHO TRẺ SINH NON SAU KHI XUẤT VIỆN

59 phút đọc /
Tiêu hóa và dinh dưỡng

Dinh dưỡng sau khi trẻ sinh non xuất viện: nuôi bằng sữa mẹ, thức ăn bổ sung, hành vi ăn uống và các vấn đề khi cho trẻ ăn

CÁC CAN THIỆP DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI TRẺ SINH NON

Dinh dưỡng sau khi xuất viện: nuôi bằng sữa mẹ, thức ăn bổ sung, hành vi ăn uống và các vấn đề khi cho trẻ ăn

Najda Haiden - Đại học Y khoa Vienna cho biết trẻ sinh non có nhu cầu dinh dưỡng bổ sung như thế nào, nhưng chúng ta có thể gặp khó khăn với việc cho trẻ ăn.

Trẻ sinh non có nhu cầu cao về chất dinh dưỡng do lượng dự trữ hạn chế và sự non nớt của các cơ quan, điều này góp phần gây ra thách thức trong việc đạt được dung nạp lượng thức ăn đầy đủ. Trẻ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về bú, gặp khó khăn trong việc phối hợp ngậm bắt vú, bú và nuốt, và có các vấn đề dai dẳng như bệnh phổi mạn tính và hội chứng ruột ngắn.

“Chúng ta cần phải cá nhân hóa cách tiếp cận dinh dưỡng.”

CÁC CAN THIỆP DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI TRẺ SINH NON

Trẻ sinh non cần bổ sung nhiều năng lượng, protein, axit béo chuỗi dài không bão hoà nhiều nối đôi (LCPUFA), sắt, kẽm, canxi và selen nhưng không có khuyến nghị cụ thể nào về việc cho ăn sau khi xuất viện. Một số nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích của việc bổ sung sữa mẹ sau khi xuất viện, chẳng hạn như chức năng phổi tốt hơn ở thời điểm sáu tuổi, chức năng thị giác tốt hơn và các thông số nhân trắc học tốt hơn.

Không có hướng dẫn dựa trên bằng chứng về thời điểm tốt nhất để tập cho trẻ sinh non ăn bổ sung mà điều này phải dựa trên sự phát triển của từng cá nhân. Các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sinh non và những trẻ dùng sữa công thức được làm quen với thức ăn đặc sớm hơn, nhưng không có sự khác biệt về kết quả cân nặng khi cho trẻ ăn thức ăn đặc lúc 4 tháng hoặc 6 tháng.

Một số lượng đáng kể trẻ sinh non gặp vấn đề ăn uống, có liên quan đến sự non nớt của các cơ quan, thiểu năng, bệnh đồng mắc và nguyên nhân tâm lý do các thủ thuật khó chịu như đặt nội khí quản. Yếu tố cảm xúc có thể đóng một vai trò quan trọng. Hơn hết là phải giải quyết những thách thức này để giảm nguy cơ phát triển lệch lạc sau sinh. 

Bản tóm tắt “Tối ưu các can thiệp dinh dưỡng đối với trẻ sinh non” – tại đây