CHIẾN LƯỢC THÚC ĐẨY TĂNG TƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở TRẺ SINH NON

3 phút đọc /
Tiêu hóa và dinh dưỡng

Các chiến lược chăm sóc nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ non tháng

CÁC CHIẾN LƯỢC CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NHẰM THÚC ĐẨY SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ NON THÁNG

Frank Bloomfield - Viện Liggins, Đại học Auckland cho rằng dinh dưỡng là điều cần thiết để hỗ trợ sự phát triển thần kinh của trẻ non tháng.

Để phát triển trí não bình thường, trẻ sơ sinh cần các chất dinh dưỡng đa lượng như protein, năng lượng và chất béo, cũng như các vi chất dinh dưỡng và vitamin như kẽm, thiamin, sắt và đồng. Trẻ sơ sinh nhận được lượng protein vào khoảng 5g/kg/ngày khi ở trong tử cung của mẹ nhưng ở trẻ non tháng, lượng protein này giảm xuống không quá 2g/kg/ngày sau sinh, ngay cả khi đã chú ý đến chế độ dinh dưỡng.

Tăng trưởng thường đi chung với hệ quả phát triển thần kinh, nhưng không có đủ bằng chứng chất lượng cho thấy rằng việc tăng trưởng là một đại diện đáng tin cậy cho kết quả phát triển hệ thần kinh ở NICU.

Cũng cần có thêm bằng chứng về các chiến lược dinh dưỡng tối ưu để hỗ trợ sự phát triển của thần kinh.

“Nhiều trẻ sinh non có thể được coi là đã bị suy dinh dưỡng.”

CHIẾN LƯỢC THÚC ĐẨY TĂNG TƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở TRẺ SINH NON

Một số nghiên cứu cho thấy rằng dinh dưỡng muộn đường tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh có thể có lợi hơn là cung cấp trong giai đoạn sớm. Việc thiếu nghiên cứu đã dẫn đến thử nghiệm ProVIDe ở trẻ sinh cực non, khám phá xem liệu bổ sung 1g protein đường tĩnh mạch mỗi ngày trong năm ngày đầu sau sanh có cải thiện khả năng sống sót mà không bị thiểu năng thần kinh khi trẻ hai tuổi hay không. Kết quả sẽ được công bố vào cuối năm 2021.

Điều quan trọng là phải nhận thức được nguy cơ gia tăng hội chứng nuôi ăn lại ở trẻ sinh non, khi mà việc cung cấp dinh dưỡng đột ngột dẫn đến giảm phosphate và tăng canxi. Ảnh hưởng của hội chứng này bao gồm nhiễm trùng huyết, xuất huyết, bệnh phổi và tăng tỷ lệ tử vong. Hội chứng nuôi ăn lại phổ biến hơn ở trẻ sinh nhỏ so với tuổi thai (SGA).

Bản tóm tắt “Tối ưu các can thiệp dinh dưỡng đối với trẻ sinh non” – tại đây