CAN THIỆP DINH DƯỠNG VỚI TRẺ SINH NON: TĂNG CỮ NUÔI SỮA MẸ

3 phút đọc /
Tiêu hóa và dinh dưỡng
Chuyên đề trẻ nhẹ cân sinh non

Tăng cữ nuôi bằng sữa mẹ, quan sát khả năng dung nạp sữa và theo dõi sức khỏe đường ruột của trẻ

CHUYÊN ĐỀ TRẺ NHẸ CÂN SINH NON – NNI WORKSHOP LẦN THỨ 96

Bắt đầu tăng cữ nuôi bằng sữa mẹ, khả năng dung nạp sữa và theo dõi sức khỏe đường ruột của trẻ

Janet Berrington - Bác sĩ Tư vấn Sơ sinh ở Newcastle đã thảo luận về nghiên cứu cho nuôi trẻ sinh non bằng sữa mẹ sớm, cũng như điều này có thể hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ như thế nào

Con đường lý tưởng cho một đứa trẻ sơ sinh khỏe mạnh, là được nuôi bằng sữa mẹ đến 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, đối với trẻ sinh non, các quyết định về dinh dưỡng và cho ăn có thể rất phức tạp.

Các mục tiêu sức khỏe của trẻ non tháng là rất nhiều và có khả năng mâu thuẫn nhau. Chúng bao gồm: giảm nguy cơ mắc các bệnh lý đe dọa tính mạng như viêm ruột hoại tử (NEC) và nhiễm khuẩn huyết sơ sinh khởi phát muộn; tối ưu hóa sự tăng trưởng về thể chất và phát triển trí não; thiết lập một hệ vi sinh vật khỏe mạnh; và đảm bảo chức năng và lập trình trao đổi chất tốt nhất. Đạt được những mục tiêu này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như đái tháo đường đường và tăng huyết áp khi trẻ lớn lên.

Nuôi trẻ bằng sữa mẹ, cụ thể là sữa non sớm trong vòng sáu giờ sau sinh giúp cải thiện các tiêu chí miễn dịch học, có thể đo lường thông qua lượng lactoferrin và nồng độ IgA bài tiết trong nước tiểu cũng như tăng lượng sữa của người mẹ. Các bà mẹ nên nhận được các thông điệp tích cực về tầm quan trọng của việc cho con bú và các thành phần có lợi trong sữa mẹ như immunoglobulin (SIgA), tế bào T, hormon, vi khuẩn và các oligosaccharid trong sữa mẹ. 

 

CHUYÊN ĐỀ TRẺ NHẸ CÂN SINH NON - TĂNG CỮ SỮA MẸ

 

Các nghiên cứu cho thấy nếu trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ sớm, vào ngày thứ hai thay vì ngày thứ sáu, đạt đến mức bú đủ  no vào ngày thứ 18, sớm hơn ba ngày so với trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ muộn hơn. Có thể tăng lượng sữa từ khoảng ngày thứ tư lên đến 30ml/kg/ngày, mặc dù tốc độ chậm hơn cũng không gây hại gì. Các dấu hiệu về khả năng dung nạp sữa như chướng bụng, hít sặc và táo bón thường khá chủ quan.

Việc giám sát kết quả là một thách thức, bởi vì không có thước đo thành công hay điểm kết. Một số kết quả như sức khỏe đường ruột tốt vẫn chưa được hiểu rõ và khó đo lường. Cần có sự hiểu biết chặt chẽ về từng hoạt động thực tiễn, thành quả của nó và một cuộc kiểm định chất lượng tại chỗ để có thể đánh giá quá trình. 

Bản tóm tắt “Tối ưu các can thiệp dinh dưỡng đối với trẻ sinh non” – tại đây