ĐẠI DỊCH SARS-COV-2 ĐÃ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO?

5 phút đọc /
Phác đồ công cụ hỗ trợ lâm sàng
banner

Trẻ mắc COVID-19 phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe như người lớn

Mặc dù tỉ lệ trẻ em mắc Covid-19 thấp hơn và tình trạng bệnh cũng nhẹ hơn so với người lớn, tuy nhiên các em vẫn phải đối mặc với những vấn đề sức khỏe như người lớn.

Trẻ em có nguy cơ tử vong thấp nhưng 1/2 số trẻ cần được hỗ trợ chăm sóc đặc biệt và 1/3 trẻ được xác định bị tổn thương thần kinh. Một số trẻ được áp dụng phương pháp điều trị phối hợp, thường nhằm mục đích kiểm soát hệ thống miễn dịch bản thân.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ ước tính rằng khoảng 1% trẻ em trong độ tuổi đi học mắc COVID-19 phải nhập viện, trong đó 0,1% bị tình trạng bệnh nặng cần được điều trị tại khoa chăm sóc đặc biệt.

Tiến sĩ Ravi Jhaveri, chuyên gia bệnh truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Nhi Chicago (Mỹ), cho biết: “Những đứa trẻ mắc COVID-19 phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng giống như người lớn. Chúng tôi đã chứng kiến những trẻ phải chịu những hậu quả tồi tệ nhất khi mắc COVID-19, bao gồm biến chứng đông máu, tổn thương tim, suy giảm chức năng não, thần kinh và hội chứng COVID-19 kéo dài”.

BANNER 1

Độ bao phủ tiêm chủng giảm xuống

Nhờ có tiêm chủng mà câu chuyện của ngành y tế toàn cầu bước sang 1 trang mới. Hơn 20 bệnh có thể phòng tránh được bằng vắc xin. Hàng năm, hơn 116 triệu trẻ nhũ nhi được tiêm ngừa vắc xin trên toàn cầu, nhưng vẫn còn hơn 13 triệu trẻ em bỏ lỡ tiêm chủng, con số đó sẽ tăng lên vì COVID-19.

Các chiến dịch tiêm phòng bại liệt đã bị hoãn lại và tại một số quốc gia, các dịch vụ tiêm chủng thường quy đang bị thu hẹp hoặc ngừng hoạt động. Ngay cả khi các dịch vụ đang hoạt động, một số phụ huynh và người chăm sóc vẫn tránh đưa con họ đi tiêm chủng vì lo ngại về COVID-19. Và những tin đồn và thông tin sai lệch về vắc xin đang đổ thêm dầu vào lửa, khiến những người dễ bị tổn thương gặp nguy hiểm.

Sức khỏe tâm thần của trẻ em trong thời kỳ COVID-19

Hơn 1,6 tỷ trẻ em phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo dục. Gián đoạn trong sinh hoạt, giáo dục, giải trí cũng như trăn trở về thu nhập gia đình và sức khỏe đang khiến nhiều người trẻ rơi vào cảnh lo sợ, tức giận và băn khoăn về tương lai. Một cuộc khảo sát trực tuyến tại Trung Quốc hồi đầu năm 2020 được trích dẫn từ Báo cáo Tình hình trẻ em Thế giới đã chỉ ra rằng khoảng 1/3 số người tham gia cho biết họ cảm thấy sợ hãi và lo âu.

Những rối loạn tâm thần được chẩn đoán bao gồm rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), lo âu, tự kỷ, rối loạn lưỡng cực, rối loạn cư xử, trầm cảm, rối loạn ăn uống, khuyết tật trí tuệ và tâm thần phân liệt có thể gây tổn hại đáng kể đến sức khỏe, việc học tập, kết quả cuộc sống và năng lực tạo gia thu nhập sau này của trẻ em và thanh thiếu niên.

Không chỉ gây tác động khôn lường đối với cuộc sống của trẻ em, rối loạn tâm thần dẫn đến khuyết tật hoặc tử vong ở thanh thiếu niên còn làm thâm hụt khoản đóng góp ước tính lên tới gần 390 tỷ đô la Mỹ mỗi năm cho các nền kinh tế, theo một phân tích mới của Trường Kinh tế London có trong báo cáo.

Ngoài ra, đại dịch khiến việc đến trường của nhiều em bị gián đoạn, một số trường tổ chức học online. Tuy nhiên, tại một số quốc gia như Việt Nam việc học online không khả thi với nhiều gia đình vì không có thiết bị học tập (máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh,…). Nhiều trường hợp đáng tiếc còn xảy ra tai nạn cháy nổ khi đang học online. Sự mất mát do dịch Covid-19 gây ra còn nặng nề hơn ở những em trở thành trẻ mồ côi sau đại dịch, ghi nhận của Bộ LĐ-TB-XH cho biết, cả nước có 2.093 trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đó 133 trẻ dưới 5 tuổi.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.unicef.org/vietnam/vi/th%C3%B4ng-c%C3%A1o-b%C3%A1o-ch%C3%AD/t%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%99ng-c%E1%BB%A7a-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-covid-19-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-s%E1%BB%A9c-kh%E1%BB%8Fe-t%C3%A2m-th%E1%BA%A7n-k%C3%A9m-%E1%BB%9F-tr%E1%BA%BB-em
  2. https://covid19.gov.vn/nguy-co-ton-thuong-nao-o-tre-em-mac-covid-19-tram-trong-1717423919.htm
  3. https://hcdc.vn/category/thong-tin/viem-phoi-cap-do-virus-ncov/tac-dong-cua-dai-dich-covid--19-doi-voi-tre-em-f806b86d9d82e1a53219eb61da0ff496.html