CÓ NÊN TIÊM VACCINE PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ EM?

4 phút đọc /
Phác đồ công cụ hỗ trợ lâm sàng
banner

Tác động của COVID-19 đối với trẻ em

Kể từ khi bắt đầu đại dịch, khoảng 1,9 triệu trẻ em từ 5-11 tuổi đã bị nhiễm bệnh, chiếm khoảng 9% tổng số trường hợp mắc bệnh tại Hoa Kỳ. Hơn 8.300 người đã phải nhập viện và 94 người đã chết. Số người chết trong năm qua đưa COVID vào top 10 nguyên nhân gây tử vong ở nhóm tuổi này.

Cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích

FDA đã trình bày cho ủy ban sáu kịch bản mô hình hóa để đánh giá rủi ro và lợi ích của vắc xin COVID-19 đối với trẻ em. Tất cả đều cho thấy lợi ích lớn hơn rủi ro.

Mặc dù khi nhiễm COVID-19, các triệu chứng ở trẻ đa phần là nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp phải nhập viện kéo dài, để lại di chứng lâu. Hơn nữa, nếu trẻ không may nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây lan trong môi trường lớp học.

Việc tiêm phòng cho trẻ em là rất cần thiết để giảm nguy cơ nhiễm bệnh; giảm nguy cơ trở nặng nếu nhiễm và giảm khả năng lây bệnh cho người khác.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị tiêm vaccine COVID-19 cho tất cả trẻ từ 12 tuổi trở lên và thanh thiếu niên nếu không có chống chỉ định.

Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã có lộ trình triển khai việc tiêm chủng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Chỉ riêng đối với những trẻ được biết có tiền sử phản ứng nặng với bất cứ thành phần nào trong lọ vaccine thì không nên tiêm chủng.

Phản ứng thường gặp có thể xảy ra sau tiêm ở trẻ

Các phản ứng phụ nhẹ có thể xảy ra sau 1-2 ngày: Trẻ thấy đau tại vùng tiêm, sưng, thay đổi màu sắc (đỏ , tím tại chỗ tiêm), mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau khớp, ớn lạnh, sốt nhẹ . Đây là những phản ứng thông thường nên cha mẹ và trẻ không quá lo lắng.

Đối với các phản ứng này, cha mẹ nên khuyên con hạn chế cử động vùng tiêm để giảm bớt triệu chứng. Có thể dùng thuốc hạ sốt để uống khi sốt/giảm đau. Một số trường hợp phản ứng sau tiêm thường xuất hiện trong vòng 30 phút hoặc 24 giờ sau tiêm, một số trường hợp có thể kéo dài 72 giờ. Vì thế cần theo dõi kĩ trong ba ngày đầu để ý những phản ứng nguy hiểm xảy ra sau tiêm với trẻ.

Ngoài ra, có thể xuất hiện tình trạng mặc dù là không phổ biến như: nổi mề đay, sưng hạch cổ họng/miệng, khó thở, lơ mơ, ngủ gà ngủ gật, sốt cao trên 40 độ, co giật hoặc tê bì tay chân. Khi có những phản ứng này cần báo ngay với đơn vị tiêm hoặc cơ sở y tế gần nhất để được xử lý.

Bên cạnh đó, cần theo dõi triệu chứng sau tiêm (ít xảy ra) như: là tức ngực, khó thở, đánh trống ngực... Khi xuất hiện các triệu chứng trên các em cũng nên thông báo sớm cho cha mẹ hoặc người giám hộ được biết.

Bên cạnh đó, vấn đề đảm bảo dinh dưỡng sau tiêm cũng cần được lưu tâm. Cho trẻ ăn uống đầy đủ các nhóm chất đạm, protein, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, trái cây... tránh hoạt động mạnh quá mức, không tập luyện nặng..

Chuẩn bị trước khi tiêm chủng Covid-19 cho trẻ

  • Tham khảo một số lời khuyên về cách hỗ trợ trẻ trước, trong và sau chuyến thăm.
  • Nói chuyện với trẻ trước khi tiêm chủng về những gì sẽ xảy ra.
  • Nói với bác sĩ hoặc y tá về các dị ứng của trẻ.
  • An ủi trẻ trong suốt quá trình tiêm.
  • Để ngăn ngừa ngất xỉu và các chấn thương liên quan đến ngất xỉu, trẻ nên được ngồi hoặc nằm trong khi tiêm chủng và trong 15 phút sau khi tiêm vắc xin.
  • Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, trẻ sẽ được yêu cầu ở lại 15–30 phút để có thể quan sát trong trường hợp trẻ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.aappublications.org/news/2021/10/26/fda-pfizer-covid-vaccine-children-102621?fbclid=IwAR3VCnbuncFbir5UVmM4jwyVBGUu-HCIY2O8GQcjLH2yxbzKreXa_GE1Jc8
  2. https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/nhung-ieu-can-biet-ve-vaccine-covid-19-cho-tre-em
  3. https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/nhung-phan-ung-co-the-gap-sau-tiem-vaccine-covid-19-o-tre-can-luu-y
  4. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/children-teens.html?CDC_AA_refVal=https%3A%2F%2Fwww.cdc.gov%2Fcoronavirus%2F2019-ncov%2Fvaccines%2Frecommendations%2Fadolescents.html