TIÊM VACCINE NGỪA COVID-19 TĂNG LƯỢNG KHÁNG THỂ TRONG SỮA MẸ

6 phút đọc /
Sự phát triển của trẻ
Tiêm-vaccine-ngừa-COVID-19-tăng-lượng-kháng-thể-trong-sữa-mẹ

Tiêm vaccine sẽ giúp tăng đáng kể lượng kháng thể phòng virus SARS-CoV-2 trong sữa mẹ.

Theo nghiên cứu mới nhất từ Đại học Florida, sữa của những người mẹ đang cho con bú được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 chứa một nguồn kháng thể đáng kể, có khả năng bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật.

Tiến sĩ Joseph Larkin III, một trong những tác giả chính và và là phó giáo sư về chuyên ngành vi sinh vật học và khoa học tế bào của UF / IFAS, cho biết, “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 giúp tăng đáng kể lượng kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 trong sữa mẹ. Vì vậy, những người mẹ đã được tiêm phòng có thể truyền miễn dịch này sang cho con của họ, và chúng tôi cũng đang nghiên cứu liên tục để xác nhận vấn đề này.”

Bác sĩ y khoa Josef Neu, đồng tác giả của nghiên cứu và là giáo sư tại khoa Nhi - Sơ sinh của Đại học Y khoa UF, cho biết: Khi vừa mới chào đời, hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ, khiến chúng khó có thể tự mình chiến đấu chống lại sự lây nhiễm. Trong khi đó, chúng cũng còn quá nhỏ để thích nghi với một số loại vaccine nhất định.

Ngoài ra, ông Neu còn giải thích rằng, “Trong giai đoạn dễ bị tổn thương này, thông qua sữa mẹ, người mẹ sẽ cung cấp cho con mình loại “miễn dịch thụ động.”

Ông Josef Neu đã chia sẻ, “Hãy tưởng tượng sữa mẹ như một hộp dụng cụ chứa đầy đủ các công cụ khác nhau giúp chuẩn bị cho cuộc sống của trẻ nhũ nhi. Tiêm phòng là một công cụ bổ sung vào chiếc hộp này, có thể giúp trẻ phòng ngừa nhiễm COVID-19.”. Bên cạnh đó, ông còn phát biểu: “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng việc tiêm vaccin có thể giúp bảo vệ cả mẹ và con, đây là một lý do để thuyết phụ những phụ nữ mang thai hoặc cho con bú tiêm vắc-xin.”

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021, khi vắc xin Pfizer và Moderna lần đầu tiên được cung cấp cho các nhân viên y tế.

21 nhân viên y tế đang cho con bú và chưa từng nhiễm COVID-19 đã được chọn lựa để tham gia vào nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu sữa mẹ và mẫu máu ba lần: trước khi tiêm chủng, sau liều đầu tiên và sau khi tiêm liều thứ hai.

Cô Lauren Stafford, một nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm của Giáo sư Larkin, cho biết: “Chúng tôi đã thấy phản ứng kháng thể mạnh trong máu và sữa mẹ sau mũi vắc-xin thứ hai - tăng gấp trăm lần so với mức trước khi tiêm”.

Bác sĩ nội trú Nhi Vivian Valcarce, khoa sơ sinh của Đại học Y khoa UF, cho biết thêm: “Mức kháng thể này cũng cao hơn mức được quan sát thấy sau khi nhiễm virus tự nhiên.” Valcarce và Stafford chia sẻ quyền tác giả chính đối với các phát hiện của nghiên cứu.

Việc mẹ tiêm vắc-xin phòng bệnh để bảo vệ con không phải là vấn đề mới.

Valcarce cho rằng: “Thông thường những người sắp làm mẹ được tiêm phòng cúm và ho gà vì những bệnh này có thể khiến trẻ sơ sinh mắc bệnh nặng. Trẻ cũng hoàn toàn có thể nhiễm virus SARS-CoV-2, vì vậy việc tiêm vắc-xin phòng ngừa nhiễm COVID-19 cũng sẽ trở nên bình thường trong tương lai.”

Với ý nghĩ đó, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục tìm hiểu cách thức sữa mẹ chứa kháng thể ngừa COVID-19 thu được thông qua việc tiêm chủng giúp bảo vệ trẻ như thế nào.

Giáo sư Larkin cho biết: “Chúng tôi muốn biết liệu trẻ sơ sinh bú sữa mẹ chứa kháng thể này có khả năng tự phát triển khả năng miễn dịch của mình để chống lại COVID-19 hay không. Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn biết thêm thông tin về các kháng thể, chẳng hạn như thời gian chúng tồn tại trong sữa mẹ và hiệu quả của chúng trong việc vô hiệu hóa vi rút.”

Giáo sư Neu cho biết phòng thí nghiệm của ông hiện đang quan tâm đến việc khám phá về công dụng chữa bệnh tiềm năng của sữa mẹ từ những người mẹ đã được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19.

Tiêm-vaccine-ngừa-COVID-19-tăng-lượng-kháng-thể-trong-sữa-mẹ

Tạm gác lại những câu hỏi chưa được giải đáp sang một bên, các nhà nghiên cứu vẫn vui mừng và cảm thấy được khích lệ bởi các kết quả ban đầu.

Cô Stafford, người đang theo học ngành vi sinh vật học và khoa học tế bào tại Đại học Khoa học Đời sống và Nông nghiệp UF / IFAS, cho biết: “Vẫn còn rất nhiều điều mà chúng ta đang tìm hiểu về sữa mẹ và những lợi ích của nó, và đó là điều khiến nghiên cứu này trở nên hấp dẫn - không chỉ đối với các nhà khoa học mà cả những người không phải là nhà khoa học.”

Giáo sư Neu cho biết: “Chúng tôi vô cùng vui mừng khi thấy trên khắp thế giới, các nghiên cứu khác được tiến hành đồng thời cho kết quả về kháng thể trong sữa mẹ của những người mẹ được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Điều đó có nghĩa là lượng bằng chứng cho nghiên cứu ngày càng tăng.”

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y khoa về nuôi con bằng sữa mẹ Breastfeeding Medicine và được tài trợ bởi Mạng lưới Phép màu của Trẻ em Children’s Miracle Network.