Báo cáo của Tổ chuyên trách Quỹ Dinh dưỡng Anh quốc (BNF)

2 phút đọc /
Suy dinh dưỡng
Tổ chuyên trách BNF nêu bật mối liên hệ giữa dinh dưỡng đầu đời và các bệnh lúc trưởng thành.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng tốt trong 1000 ngày đầu tiên của cuộc sống đã được củng cố thêm qua một báo cáo mới được công bố bởi một Tổ chuyên trách của Quỹ Dinh dưỡng Anh quốc.
 
Trong báo cáo, Tổ chuyên trách xem xét lại chứng cớ cho thấy mầm mống của nhiều bệnh ở người lớn đã được gieo hạt từ trong tử cung và trong thời kỳ thơ ấu. 

Bản báo cáo này đã xác nhận rằng các chất dinh dưỡng mà một đứa trẻ nhận được trong thời gian được gọi là "các cửa sổ quan trọng của phát triển đầu đời" tác động lên sự phát triển của ruột, hệ thần kinh và chức năng nhận thức, và những ảnh hưởng chu sinh của hoóc môn giới tính trên lập trình của bệnh tật trong cuộc sống sau này. 

Báo cáo được viết bởi các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng, minh họa sự thay đổi trong môi trường bào thai và sau khi sinh, chẳng hạn như dư thừa hoặc thiếu dinh dưỡng, có thể dẫn đến sự thay đổi lâu dài trong phát triển cơ quan và chức năng và tăng nguy cơ mắc bệnh của người khi trưởng thành, với các chương cụ thể bao quát các vấn đề sức khỏe quan trọng như bệnh dị ứng và hen suyễn, sức khỏe của xương, ung thư, bệnh tim mạch, chức năng nhận thức, đái tháo đường và béo phì. Báo cáo cũng xem xét những gì có thể được thực hiện trong giai đoạn đầu đời để giảm bớt gánh nặng của bệnh tật trong tương lai với các khuyến nghị quan trọng để giúp xác định các chiến lược dài hạn cho dinh dưỡng đầu đời.

Thông tin chi tiết hơn có thể được tìm thấy trong Chương Tóm tắt của báo cáo: Xem bài viết