Can thiệp dinh dưỡng trong phòng ngừa tình trạng dị ứng

13 phút đọc / / 1 Issues / 75 Volumes
Béo phì Dị ứng Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe Dinh dưỡng và quản lý bệnh tật Hệ vi sinh đường ruột Nhẹ cân lúc sinh

Tình trạng dị ứng thực phẩm trở nên khá phổ biến trên toàn cầu và gây nặng nề. Dinh dưỡng hiện là chiến lược can thiệp quan trọng trong phòng ngừa dị ứng, như tiếp xúc có kiểm soát hoặc nuôi con bằng sữa mẹ.

Dị ứng thực phẩm được định nghĩa là những phản ứng dị ứng qua trung gian miễn dịch với những thực phẩm cụ thể. Vấn đề này ngày càng trở nên phổ biến toàn cầu và ảnh hưởng đến 8% trẻ em và 5% người lớn ở các nước phương Tây. Hiện nay, chưa có những chiến lược hiệu quả để tạo ra sự dung nạp lâu dài: xử lý dị ứng thực phẩm bao gồm việc nhận biết những phản ứng phụ và điều trị các triệu chứng.

diung_w3_web

Vì nhiễm trùng sớm là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh hen và dị ứng, nên việc bảo vệ qua việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể là một cách bảo vệ chống lại bệnh dị ứng. Hen trẻ em, chàm, dị ứng thực phẩm và viêm mũi dị ứng gây ra sự tốn kém đáng kể cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, làm mất ngày làm việc và đến trường, và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cha mẹ và trẻ em. Trên thế giới, dị ứng thực phẩm thường gặp nhất ở trẻ em là dị ứng sữa bò, trứng gà, đậu nành, đậu phộng, quả hạch, lúa mì, cá và hải sản.

Trong quá khứ, các chiến lược phòng ngừa dị ứng thực phẩm thường nhắm vào việc tránh dùng các thực phẩm gây dị ứng ở thời kỳ nhũ nhi. Tuy nhiên, mô hình hiện nay là đổi từ việc tránh dùng sang việc tiếp xúc có kiểm soát. Bằng chứng hiện này từ các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy rằng việc cho dùng sớm các thực phẩm gây dị ứng như đậu phộng có thể làm giảm tần suất lưu hành bệnh dị ứng thực phẩm ở những nhũ nhi có nguy cơ cao.