VAI TRÒ CỦA HỆ VI SINH TRONG CƠN ĐAU CO THẮT Ở NHŨ NHI
Hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến cơn đau bụng co thắt ở nhũ nhi do đó điều trị được khuyến nghị là L.reuteri và sữa công thức thủy phân một phần (pHF).
VAI TRÒ CỦA HỆ VI SINH TRONG CƠN ĐAU CO THẮT Ở NHŨ NHI
Các lưu ý chính
- Ngày càng nhiều các bằng chứng khoa học cho thấy mối quan hệ giữa những thay đổi trong hệ vi sinh đường ruột với cơn đau bụng co thắt ở nhũ nhi.
- Limosilactobacillus (L) reuteri (trước đây gọi là Lactobacillus reuteri) DSM17938 là chủng vi khuẩn có lợi với bằng chứng hiệu quả cao nhất và được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh bú mẹ có cơn đau bụng co thắt.
- Công thức thủy phân một phần có thể thay thế protein nguyên vẹn trong việc quản lý chế độ ăn uống của trẻ nhũ nhi có cơn đau co thắt, nhưng vẫn cần thêm các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng ủng hộ cho hiệu quả này.
Số lần và kiểu khóc ở trẻ nhũ nhi phụ thuộc vào độ tuổi và thay đổi trong những tháng đầu đời. Ở những tuần đầu, thời gian khóc của trẻ tăng lên cho đến khi 6 hoặc 8 tuần tuổi và sau đó giảm dần tới mức ổn định tại khoảng 12 tuần tuổi (1). Các tiêu chí của ROME IV đã đánh giá triệt để các định nghĩa lâm sàng dành cho cơn đau bụng co thắt của nhũ nhi (IC). Theo đó, IC xảy ra nếu:
- Thời gian mà nhũ nhi biểu hiện các triệu chứng từ lúc bắt đầu đến kết thúc đều dưới 5 tháng tuổi;
- Có sự tái phát và kéo dài các giai đoạn khóc, quấy, hoặc khó chịu ở trẻ nhũ nhi được người chăm sóc ghi nhận mà không tìm được nguyên nhân rõ ràng và không thể ngăn chặn hay giải quyết;
- Không có bằng chứng về việc chậm phát triển thể chất, sốt hay có bệnh tật khác (2). Tất cả những điều trên nên được kết hợp để chẩn đoán đau bụng ở nhũ nhi. IC xảy ra ở cả trẻ bú sữa mẹ và sữa công thức (3). Nguyên nhân của IC có thể là đa yếu tố như các vấn đề tiêu hóa, tâm lý xã hội, sự phát triển thần kinh, cùng với tầm quan trọng của hệ vi sinh đường ruột ngày càng được biết đến. Một số nghiên cứu đã báo cáo mối liên hệ giữa IC và các đặc điểm hệ vi sinh đường ruột như sự đa dạng vi khuẩn thấp hơn, lượng Proteobacteria cao hơn trong khi Bifdobacterium and Lactobacillus lại ít hơn (4). Vấn đề quản lý lâm sàng IC bao gồm: giáo dục cha mẹ, sự trấn an và đồng cảm từ bác sĩ, sự thay đổi các chăm sóc và môi trường xung quanh trẻ. Việc điều trị bằng các tác nhân dược lý, như simethicone hoặc lactase, thì không được các bằng chứng lâm sàng ủng hộ, trong khi việc sử dụng một chủng vi khuẩn có lợi có thể hữu ích (1).
Trong số ít các chủng vi khuẩn có lợi trong việc điều trị IC, Limosilactobacills (L) reuteri (trước đây gọi là Lactobacillus reuteri*) DSM 17938 được nghiên cứu nhiều nhất. Nó ức chế sự phát triển của mầm bệnh và tác động đến hệ thống miễn dịch theo các con đường khác nhau: thông qua việc điều hòa tín hiệu gây viêm qua thụ thể giống Toll 4 (TLR4) và yếu tố hạt nhân B (NF-B), dẫn đến gảm các chất gây viêm trong dịch nhầy như yếu tố hoại tử khối u (TNF–α) và interleukin-1β (IL-1β).
Ngoài ra, chủng vi khuẩn này điều hòa thành phần các tế bào miễn dịch trong hệ tiêu hóa ở trẻ nhũ nhi, bao gồm tế bào hình sao và bạch cầu lympho T (5). Một nghiên cứu gộp đưa ra dữ liệu từ 4 thực nghiệm mù đôi với 345 nhũ nhi có IC, kết luận rằng L.reuteri DSM 17938 có hiệu quả và có thể khuyến cáo để điều trị cho trẻ bú sữa mẹ có IC (6). Gần đây, một nghiên cứu khác cho thấy trẻ nhũ nhi được điều trị với L.reuteri DSM 17938 trong 30 ngày không chỉ giảm thời gian khóc đáng kể mà còn giảm lượng calprotectin trong phân và cả tỷ lệ RORg/FOXP3, ủng hộ cho giả thuyết về việc probiotic là nguyên nhân của sự giảm viêm tại chỗ và toàn thân (7). Nhiều nghiên cứu cần được thực hiện hơn nữa để hiểu thêm về cơ chế tác động của probiotics tới IC.
Có bằng chứng cho thấy việc sử dụng sữa công thức thủy phân một phần (pHF) ở trẻ bú sữa mẹ không hoàn toàn có thể làm giảm tỷ lệ bị IC so với nhũ nhi uống sữa công thức có protein nguyên vẹn (1,8). pHF có thể thay thế cho protein nguyên vẹn trong việc quản lý chế độ ăn với FGIDs. Tuy nhiên, mặc dù pHF thiết kế tốt nhưng vẫn cần một vài thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên được thực hiện để các khuyến cáo ủng hộ sử dụng pHF trong việc điều trị FGID ở trẻ nhũ nhi (9).
Tài liệu tham khảo:
1. Zeevenhooven J, Brownie PD, L’Hoir MP, de Weerth C, Benninga MA. Infant colic: mechanisms and management. Nat Rev Gastroenterol Hepatol 2018;15:479–96.
2. Benninga MA, Nurko S, Faure Ch, Hyman PE, St James–Roberts I, Schechter NL. Childhood Functional Gastrointestinal Disorders: Neonate/Toddler. Gastroenterology 2016;150:1443–55.
3. Lucas A, St James–Roberts I. Crying, fussing and colic behaviour in breast- and bottle-fed infants. Early Human Development 1998;53(1),9–18.
4. Dubois NE, Gregory KE. Characterizing the Intestinal Microbiome in Infantile Colic: Findings Based on an Integrative Review of the Literature. Biol Res Nurs 2016;18(3):307–15. doi:10.1177/1099800415620840
5. Hoang TK, Freeborn J, Wang T, Mai T, He B, Park S, et al. Human Breast Milk Promotes the Immunomodulatory Function of Probiotic Lactobacillus reuteri DSM 17938 in the Neonatal Rat Intestine. J Probiotics Health 2019;7(1). pii: 210.
6. Sung V, D’Amico F, Cabana MD, Chau K, Koren G, Savino F, et al. Lactobacillus reuteri Treat Infant Colic: A Meta-analysis. Pediatrics 2018;141(1):e20171811. doi:10.1542/ peds.2017–1811
7. Savino F, Garro M, Montanari P, Galliano I, Bergallo M. Crying Time and RORγ/FOXP3 Expression in Lactobacillus reuteri DSM17938- Treated Infants with Colic: A Randomized Trial. J Pediatr 2018;192:171–7
8. Vandenplas Y, Latiff AHA, Fleischer DM, Gutiérrez-Castrellon P, Miqdady MIS, Smith P, et al. Partially hydrolyzed formula in non-exclusively breastfed infants: A systematic review and expert consensus. Nutrition 2019;57:268–74. doi:10.1016/j.nut.2018.05.018
9. Vandenplas Y, Cruchet S, Faure C, Lee H, Di Lorenzo C, Staiano A, et al. Acta Paediatr 2014;103:689–95. doi: 10.1111/apa.12637