RỐI LOẠN DẠ DÀY RUỘT CHỨC NĂNG Ở TRẺ EM (FGIDs)

13 phút đọc /
Dị ứng Hệ vi sinh đường ruột Tiêu hóa và dinh dưỡng
RỐI LOẠN DẠ DÀY RUỘT CHỨC NĂNG Ở TRẺ EM (FGIDs) (publications)

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, mỗi loại rối loạn dạ dày ruột chức năng (FGIDs) khác nhau có tần suất mắc phải khác nhau. Việc điều trị các rối loạn này bao gồm trấn an và tư vấn kiến thức, cũng như can thiệp dinh dưỡng, bổ sung các probiotics và prebiotics đặc hiệu.

Các đặc điểm chính của Rối loạn dạ dày ruột chức năng ở trẻ:

  • “Rối loạn tiêu hóa chức năng (FGIDs) ở trẻ nhũ nhi và trẻ tuổi tập đi là bệnh lý thường gặp trên toàn thế giới và bao gồm nhiều rối loạn liên quan đến các triệu chứng đường tiêu hóa mạn tính, tái phát , nhưng không được giải thích bởi các bất thường về cấu trúc hoặc sinh hóa.”
  • Chẩn đoán các rối loạn này dựa vào tiêu chuẩn lâm sàng, được gọi là tiêu chuẩn ROME, được cập nhật vào năm 2016 (Tiêu chuẩn ROME IV).
  • Tần suất xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ tuổi tập đi dao động giữa 27.1% và 38.0%, với rối loạn thường gặp nhất là nôn trớ trẻ nhũ nhi và táo bón chức năng (lần lượt 1-25.9% và 1-31%). 
  • Tần suất xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ tuổi tập đi dao động giữa 27.1% và 38.0%, với rối loạn thường gặp nhất là nôn trớ trẻ nhũ nhi và táo bón chức năng (lần lượt 1-25.9% và 1-31%). 
  • Trẻ nhũ nhi có thể biểu hiện nhiều hơn một rối loạn tiêu hóa chức năng cùng lúc
  • So sánh với trẻ nhũ nhi có một rối loạn, rối loạn tiêu hóa chức năng kết hợp liên quan với: trọng lượng cơ thể thấp hơn, khoảng thời gian nuôi ăn bằng sữa mẹ ngắn hơn, điểm chất lượng cuộc sống giảm và tần suất sử dụng thuốc tăng hơn.
  • Những biểu hiện cùng lúc của nhiều hơn một rối loạn được phản ánh trên cơ sở của những rối loạn này dựa vào những cơ chế sinh lý bệnh giống nhau

Các nội dung chính cần lưu ý

  • FGID thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ tuổi tập đi và có thể có tác động ngắn hạn và dài hạn đến chất lượng cuộc sống của trẻ
  • Cơn khóc co thắt trẻ nhũ nhi và nôn trớ là FGID phổ biến nhất trong những tháng đầu đời
  • Táo bón và đau bụng là những tình huống thường gặp ở trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ
  • Sự trấn an và hướng dẫn của cha mẹ là nền tảng của quản lý FGID
  • Điều trị bằng dinh dưỡng đã được chứng minh là hiệu quả và an toàn. Không có lý do gì để ngừng nuôi con bằng sữa mẹ
  • Sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột bị đã được công nhận là có vai trò căn nguyên trong sự tiến triển của FGID, các probiotics và prebiotics khác nhau có thể đóng một vai trò trong việc quản lý các rối loạn này