HƯỚNG XỬ TRÍ NHŨ NHI TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN VÀ TÁO BÓN

22 phút đọc /
Tiêu hóa và dinh dưỡng

Một số hướng xử trí khi nhũ nhi gặp hai rối loạn chức năng dạ dày ruột (FGID) là trào ngược dạ dày thực quản và táo bón.

HƯỚNG XỬ TRÍ TRẺ NHŨ NHI TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN VÀ TÁO BÓN

Phần này sẽ thảo luận hai trong số ba rối loạn chức năng dạ dày ruột thường gặp (FGID) ở nhũ nhi.

Các ý chính:

  • Mặc dù mọi người đều biết rằng rối loạn chức năng dạ dày ruột (FGID) ở trẻ nhũ nhi là vấn đề nhất thời, đôi khi cha mẹ vẫn cần hiểu rõ hơn về điều này.
  • Không bao giờ được ngừng cho con bú nhằm điều trị FGID.
  • Có thể quản lý chế độ ăn uống nếu cần, đây là phương pháp điều trị nôn trớ được khuyến nghị. Thuốc có thể được sử dụng để điều trị táo bón.

Trào ngược dạ dày – thực quản

HƯỚNG XỬ TRÍ TRẺ NHŨ NHI TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN VÀ TÁO BÓN

Mặc dù nôn trớ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng vấn đề này thường xảy ra nhiều nhất ở 4 tháng tuổi, bắt đầu giảm từ tháng thứ 6 và tần suất tiếp tục giảm cho đến tháng thứ 12-151 (Hình 1).2 Nếu được xác định chính xác, có thể giảm thiểu số lần thăm khám bác sĩ cũng như điều trị. Mục tiêu điều trị là nhằm giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và trấn an hiệu quả. Để cải thiện tương tác giữa người chăm sóc và trẻ, việc giải toả tâm lý cho người chăm sóc về tình trạng bệnh có thể giúp giảm lo âu của bố mẹ, cũng như việc yêu cầu dùng thuốc liên tục (phác đồ điều trị không khuyến khích sử dụng thuốc).

Nhiều thử nghiệm đã cho thấy các thuốc ức chế bơm proton không có lợi ở trẻ sơ sinh bị trào ngược.3 Ngừng cho con bú không được khuyến cáo nhưng các muối alginat có thể được sử dụng để làm đặc sữa mẹ trong dạ dày. Sử dụng sớm Limosilactobacillus (L) reuteri (trước đây gọi là Lactobacillus reuteri*) DSM17938 đã được chứng minh có thể kiểm soát các đợt nôn trớ ở trẻ bú mẹ đủ tháng.4 Cho ăn đặc và các sữa công thức chống nôn trớ có thể làm giảm tình trạng này ở trẻ khoẻ mạnh đang dùng sữa công thức. Đây cũng là một phần của các phác đồ điều trị và của một thử nghiệm thực nghiệm của một sữa công thức với phần lớn protein thuỷ phân. Một nghiên cứu với công thức whey thủy phân một phần (PHWF) bổ sung thêm tinh bột và L. reuteri DSM 17938 làm giảm đáng kể sự nôn trớ so với nhóm chứng.5

Nhìn chung, PHWF có thể là một lựa chọn thay thế tốt so với protein nguyên vẹn trong việc quản lý chế độ ăn uống đối với các triệu chứng rối loạn chức năng tiêu hóa thông thường.6

 

 

Tài liệu tham khảo:

1. Hegar B, Dewanti NR, Kadim M, et al. Natural evolution of regurgitation in healthy infants. Acta Paediatr 2009; 98:1189–1193

2. James Martin A. Natural History and Familial Relationships of Infant Spilling to 9 Years of Age. Pediatrics. 2002; 109:1061

3. Orenstein SR, Hassall E, Furmaga-Jablonska W, et al. Multicenter, double-blind, randomized, placebo controlled trial assessing the efficacy and safety of proton pump inhibitor lansoprazole in infants with symptoms of gastroesophageal reflux disease. J Pediatr 2009; 154:514–520 e4.

4. Garofoli F, Civardi E, Indrio F, et al. The early administration of Lactobacillus reuteri DSM 17938 controls regurgitation episodes in full-term breastfed infants. Int J Food Sci Nutr. 201465:646–8

5. Indrio F, Riezzo G, Giordano P, et al. Effect of a partially hydrolysed whey infant formula supplemented with starch and Lactobacillus reuteri DSM 17938 on regurgitation and gastric motility. Nutrients 2017. 9; 1181

6. Vandenplas Y , Cruchet S, C Faure, et al. When should we use partially hydrolysed formulae for frequent gastrointestinal symptoms and allergy prevention? Acta Paediatr. 2014;103, 689–95

7. Benninga MA, Nurko S, Faure C, et al. Childhood Functional Gastrointestinal Disorders: Neonate/Toddler. Gastroenterology 2016;150:1443–1455

8. ESPGHAN Committee on Nutrition: Braegger C, Chmielewska A, Decsi T, et al. Supplementation of Infant Formula with Probiotics and/or Prebiotics: A systematic review and comment by the ESPGHAN Committee on Nutrition. J Ped Gastroenterol Nutr 2011;52: 238–250

9. Coccorullo P, Strisciuglio C, Martinelli M, et al. Lactobacillus reuteri (DSM 17938) in infants with functional chronic constipation: a double-blind, randomized, placebo-controlled study. J Pediatr. 2010;157:598–602