FGID Ở NHŨ NHI: MỐI LIÊN QUAN TRONG THỰC HÀNH HÀNG NGÀY

25 phút đọc /
Tiêu hóa và dinh dưỡng
MỐI-LIÊN-QUAN-TRONG-THỰC-HÀNH-HÀNG-NGÀY--16x9.jpg

Rối loạn chức năng dạ dày ruột (FGID) ở nhũ nhi khá phổ biến và nền tảng quản lý bao gồm sự trấn an, hướng dẫn từ cha mẹ và can thiệp dinh dưỡng hiệu quả.

RỐI LOẠN CHỨC NĂNG DẠ DÀY RUỘT Ở TRẺ NHŨ NHI: MỐI LIÊN QUAN TRONG THỰC HÀNH HÀNG NGÀY

Yvan Vandenplas

KidZ Health Castle, Universitair Ziekenhuis Brussel, Vrije Universiteit Brussel, Brussels, Bỉ

yvan.vandenplas@uzbrussel.be

Nội dung chính:

  • Rối loạn chức năng dạ dày ruột (FGID)  trong thời kỳ nhũ nhi là vấn đề thường gặp trên toàn thế giới.
  • Phần lớn trẻ nhũ nhi hay gặp phải nhiều chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột kết hợp.
  • Việc heo dõi, quản lý vấn đề rối loạn chức năng dạ dày ruột ở nhũ nhi  bao gồm sự trấn an, hướng dẫn của phụ huynh cũng như can thiệp dinh dưỡng.
  • Việc Can thiệp dinh dưỡng hiệu quả và an toàn.

Trước đây, rối loạn chức năng dạ dày ruột ít được các nhân viên y tế chú ý vì i) các triệu chứng được cho là sẽ cải thiện và hết hẳn theo thời gian, ii) đây không phải là bệnh và iii) gia đình thường ưu tiên các vấn đề sức khỏe khác có nguy cơ cao hơn như tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh. Thông thường, mức độ ảnh hưởng của rối loạn chức năng dạ dày ruột sẽ tương quan với  chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tỷ lệ mắc chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột ở nhũ nhi tại các nước đang phát triển khác với phương Tây. Tỷ lệ trẻ bị nôn trớ ở Indonesia bằng tỷ lệ được báo cáo trong y văn nhưng các bà mẹ ở Indonesia có vẻ như ít được sự hỗ trợ về y tế [1]. Tương tự với vấn đề cơn quấy khóc, trẻ sơ sinh ở Ba Lan có cơn quấy khóc nhiều hơn trẻ sơ sinh ở Bỉ và Tây Ban Nha [2]. Những chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột thường gặp nhất là nôn trớ (~25%), cơn khóc co thắt ruột (khóc dạ đề) ở trẻ sơ sinh (~20%) và táo bón (~10%).

Ít nhất 25% trẻ sơ sinh trên thế giới mắc phải ít nhất một trong những chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột. Hầu hết các hướng dẫn y tế chỉ đề cập đến từng chứng rối loạn riêng biệt, trong khi đó, hơn 75% trẻ sơ sinh mắc nhiều hơn một loại và thậm chí có đến 15% trẻ mắc đến ba loại [3]. Kết luận: i) các chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột xảy ra thường xuyên ở giai đoạn nhũ nhi; ii) phần lớn trẻ nhũ nhi mắc nhiều chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột cùng lúc.

Vấn đề tiếp theo cần quan tâm là những chứng rối loạn này có nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng lên sự phát triển và bệnh tật trong tương lai của trẻ hay không. Các chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột ở nhũ nhi trước giờ được cho là sẽ tự hết theo thời gian. Tuy nhiên, điều này lại không đúng với vấn đề táo bón vì 25% trẻ em mắc phải sẽ tiếp tục biểu hiện các triệu chứng cho đến tuổi trưởng thành. Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh sẽ cải thiện sau 3 – 4 tháng. Tình trạng nôn trớ sẽ giảm khi trẻ khoảng 6 tháng và chắc chắn giảm khi trẻ 12 – 15 tháng. Tuy nhiên, có bằng chứng cho rằng các chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột có tác động lâu dài đến chất lượng cuộc sống của nhũ nhi và gia đình. Chúng là nguyên nhân gây khó ăn, khiến trẻ ngừng bú mẹ và cũng có thể gây rối loạn hành vi ở trẻ [4]. Đồng thời, đây cũng là lý do khiến cha mẹ bị căng thẳng, trầm cảm và bất an [5]. Chất lượng cuộc sống của gia đình có trẻ nhũ nhi mắc các chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột sẽ chịu nhiều ảnh hưởng đến khoảng ba năm sau [6]. Trẻ Nhũ nhi bị nôn trớ thường xuyên khi còn nhỏ có nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản (GER) cao hơn 2 – 5 lần khi 9 tuổi. Hơn nữa, điều ngược lại đã được chứng minh: trẻ em bị các chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột ở khoảng 7.9 tuổi có tỷ lệ bị các bệnh đường tiêu hóa cao hơn trong ba tháng đầu đời. Trẻ em bị khóc co thắt ruột sẽ xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực hơn trẻ không mắc phải. Trẻ 4 tuổi có tiền sử khóc co thắt ruột lúc sơ sinh thể hiện tâm trạng tiêu cực hơn trong các bữa ăn và bị đau dạ dày nhiều hơn [6]. Mặc dù mối liên hệ giữa khóc với sự tương tác giữa mẹ và trẻ rất phức tạp nhưng những phát hiện này có thể cho chúng ta biết thêm về cơ chế của cơn khóc co thắt ruột ở nhũ nhi.

FGID Ở NHŨ NHI: MỐI LIÊN QUAN TRONG THỰC HÀNH HÀNG NGÀY

Sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhũ nhi. Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột là căn nguyên dẫn đến các chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột ở trẻ nhũ nhi, chẳng hạn các bệnh đường tiêu hóa và thay đổi thành phần phân Một số thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đã cho thấy hiệu quả của men tiêu hóa trong quản lý các chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột. Những chế phẩm sinh học như prebiotic (các hợp chất thúc đẩy sự tăng trưởng hoặc hoạt động của các vi sinh vật có lợi như vi khuẩn và nấm), synbamel (chế phẩm chứa men vi sinh và prebiotic) và postbamel giúp ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả các chứng táo bón, rối loạn tiêu hóa và nôn trớ ở nhũ nhi.

Kết luận:

Nền tảng quan trọng để kiểm soát các chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột ở nhũ nhi bao gồm sự trấn an và hướng dẫn của cha mẹ. Sự can thiệp dinh dưỡng, tập trung phát triển và bảo vệ hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, cân bằng cũng đã được chứng minh là phương pháp hiệu quả và an toàn.

Một số bằng chứng cho thấy các chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống của nhũ nhi và gia đình.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Hegar B, Dewanti NR, Kadim M, Alatas S, Firmansyah A, Vandenplas Y.Natural evolution of regurgitation in healthy infants. Acta Paediatr. 2009 Jul;98(7):1189–93.

2. Vandenplas Y, Salvatore S, Ribes-Koninckx C, Carvajal E, Szajewska H, Huysentruyt K. The Cow Milk Symptom Score (CoMiSSTM) in presumed healthy infants. PLoS One. 2018 Jul 18;13(7):e0200603.

3. Bellaiche M, Oozeer R, Gerardi-Temporel G, Faure C, Vandenplas Y. Multiple functional gastrointestinal disorders are frequent in formula-fed infants and decrease their quality of life. Acta Paediatr. 2018;107:1276–1282.

4. Horward CR, Lanphear N, Lanphear BP, Eberly S, Lawrence RA. Parental responses to infant crying and colic: the effect on breastfeeding duration. Breastfeed Med 2006;1:146–55.

5. Vik T, Grote V, Escribano J, Socha J, Verduci E, Fritsch M, Carlier C, von Kries R, Koletzko B; European Childhood Obesity Trial Study Group. et al. Acta Paediatr 2009;98:1344–8.

6. Canivet C, Jakobsson I, Hagander B. Infantile colic. Follow-up at 4 years of age: still more “emotional”. Acta Paediatr. 2000 ;89:13–