CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NHŨ NHI BỊ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TIÊU HÓA

25 phút đọc /
Tiêu hóa và dinh dưỡng
CHẤT-LƯỢNG-CUỘC-SỐNG-NHŨ-NHI-BỊ-RỐI-LOẠN-CHỨC-NĂNG-TIÊU-HÓA---16x9.jpg

Cải thiện chất lượng cuộc sống trở thành mục tiêu chính của điều trị FGID ở nhũ nhi vì vấn đề này ảnh hưởng lên tâm lý lo lắng và bất an lên phụ huynh.

Chất lượng cuộc sống của trẻ nhũ nhi bị rối loạn chức năng tiêu hóa

Camille Jung - Bệnh viện Trung Ương Creteil, Pháp - Camille.jung@gmail.com

Lưu ý chính:

  • Mặc dù  các rối loạn chức năng tiêu hóa (FGID) thường lành tính và có kết quả điều trị tốt, tuy nhiên những rối loạn này thường gây ra sự lo lắng và bất an to lớn cho các bậc cha mẹ.
  • Trong FGID, cải thiện chất lượng cuộc sống là mục tiêu chính của điều trị.
  • Đánh giá chất lượng cuộc sống trong những rối loạn này nên là một dấu chỉ của sự quản lý hiệu quả.

Người ta ước tính rằng 20-30% các cuộc  thăm khám trong những tháng đầu đời của trẻ có liên quan đến rối loạn chức năng tiêu hóa (FGID) .1 Mặc dù FGID là lành tính và mang đến kết quả  điều trị tốt, nhưng chúng gây lo lắng và bất an to lớn cho các bậc cha mẹ. FGID thường xảy ra ở nhiều bệnh cảnh kết hợp trên cùng một trẻ nhũ nhi, ví dụ như chứng trào ngược trẻ nhũ nhi kết hợp với đau bụng ở trẻ nhũ nhi, có thể làm phức tạp thông điệp gửi đến cha mẹ (Bảng 1). Bác sĩ và những người chăm sóc sức khỏe cũng có sự quan tâm  đến các biến chứng(nhưng may mắn là các biến chứng đều hiếm gặp) như: trầm cảm sau sinh của mẹ, hội chứng  rung  lắc, ngừng cho con bú sớm hoặc các vấn đề về giấc ngủ và hành vi,v.v…2

Những biến chứng này một phần liên quan đến những khó khăn cho cha mẹ trong việc quản lý các FGID. Một số nghiên cứu đã khảo sát chất lượng cuộc sống (QoL) của trẻ nhũ nhi và gia đình của chúng trong các trường hợp mắc FGID.. Các nghiên cứu này cũng gặp khó khăn trong việc lựa chọn một thang đo chất lượng cuộc sống có giá trị và độ tin cậy phù hợp với các FGID. Trong một nghiên cứu quan sát lớn của Pháp trên 815 trẻ nhũ nhi, chất lượng cuộc sống được đánh giá với Bảng câu hỏi chất lượng cuộc sống của trẻ nhũ nhi (Qualin), là bảng câu hỏi chất lượng cuộc sống chung được xác thực bằng nhiều ngôn ngữ.3

Quản lý y tế chủ yếu dựa trên lời khuyên về chế độ ăn uống: kê đơn sữa công thức cho trẻ nhũ nhi phù hợp với từng triệu chứng của đường tiêu hóa, tư vấn lối sống và trấn an. Trong nghiên cứu này, chất lượng cuộc sống được cải thiện có liên quan đến phân tích đa biến với tuổi nhỏ hơn, lối sống và lời khuyên về chế độ ăn uống cũng như cho con bú một phần (Bảng 2 và 3). Gần đây, Bellaiche và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu trên 2757 trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng tuổi được các bác sĩ nhi khoa tại Pháp tuyển chọn để so sánh chất lượng cuộc sống của trẻ nhũ nhi với một FGID duy nhất và với những trẻ có nhiều hơn một FGID.4

Câu hỏi được sử dụng cũng là Bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống phù hợp với trẻ nhũ nhi. Trong nghiên cứu của họ, trẻ mắc phải nhiều FGID đồng thời   chiếm gần 78% trong đoàn hệ của họ, với sự kết hợp của đầy hơi và đau bụng là thường xuyên nhất (trong 28% trường hợp). Trẻ mắc phải nhiều FGID có  chất lượng cuộc sống thấp hơn so với trẻ chỉ mắc một FGID , khi tổng kết cuối cùng và theo dõi sau đó, bao gồm trọng lượng cơ thể thấp hơn,  thời gian cho con bú ngắn hơn, sự khó khăn trong việc chăm sóc những trẻ nhũ nhi này cũng nhiều hơn. Sử dụng thang đo lõi chung PedsQL4.0 để đo chất lượng cuộc sống, Van Tilburg và cộng sự đã chỉ ra rằng điểm số chất lượng cuộc sống trung bình của trẻ nhũ nhi mắc FGID thấp hơn 10 điểm so với trẻ sơ sinh không mắc FGID (p <0,001).5

Nhóm nghiên cứu khác đã tìm thấy kết quả tương tự ở trẻ lớn mắc FGID so với trẻ khỏe mạnh.6 Trong khi FGIDs không phải là tình trạng đe dọa đến tính mạng, chất lượng cuộc sống của trẻ nhũ nhi và gia đình bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các rối loạn chức năng này. Chất lượng cuộc sống là một dấu hiệu của mức độ nghiêm trọng của triệu chứng phải được xem xét trong việc kiểm soát các triệu chứng. Do đó, nó phải là mục tiêu chính của quản lý lâm sàng. 

 

 

Kiểu rối loạn

Số lượng

%

FGID đơn độc

Đầy hơi

40

1.5

(n=602)

Táo bón

55

2.0

 

Đau bụng

123

4.5

 

Trào ngược

384

14.0

Hai FGIDs

Đầy hơi/Táo bón

60

2.2

(n=1739)

Táo bón/ Đau bụng

83

3.0

 

Táo bón/ Trào ngược

130

4.7

 

Đầy hơi/ Trào ngược

209

7.6

 

Đau bụng/ Trào ngược

481

17.4

 

Đầy hơi/ Đau bụng

776

28.1

>=3 FGIDs

Đầy hơi/ Táo bón/ Trào ngược

60

2.2

(n=406)

Táo bón/ Đau bụng/ Trào ngược

81

2.9

 

Đầy hơi/ Táo bón/ Đau bụng

117

4.3

 

Đầy hơi/ Táo bón/ Đau bụng/ Trào ngược

148

5.4

Tổng cộng

 

2747

100

Bảng 1: Tỷ lệ các rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhũ nhi, và phân phối dựa trên loại rối loạn tiêu hóa

 

 

Thay đổi trung bình điểm số khi tổng cộng và ngày 15 (trung bình +- SD) bởi loại FGIDa

 

Táo bón

(N=122)

Tiêu chảy

(N=24)

Trào ngược

(N=443)

Khóc liên tục

(N=35)

Trào ngược và tiêu chảy

(N=57)

Trào ngược và táo bón

(N=134)

Điểm QUANLIN

+11.46+-30.17

(p<0.0001)

+6.77+-16.44

(p=0.0438)

+11.02+-53.84

(p<0.0001)

+10.60+-18.48

(p=0.0007)

+7.21+-22.01

(p=0.0136)

+9.99+-31.37

(p=0.0002)

aFGID: rối loạn chức năng tiêu hóa; SD: độ lệch chuẩn

Bảng 2: Thay đổi trung bình trong điểm QUANLIN giữa tổng cộng và ngày 15 dựa trên loại FGID

 

 

Biến số

Thay đổi về QoLb

Tài liệu tham khảo

Giá trị p

Tỷ số chênh

Độ tin cậy 95%

Tuổi: <1 tháng so với > 3 tháng

Tăng

Ổn định

0.0470

1.71

1.01

2.89

Tuổi: Từ 1-2 tháng so với > 3 tháng

Tăng

Ổn định

<0.0001

2.42

1.63

3.61

Tuổi: từ 2-3 tháng so với > 3 tháng

Tăng

Ổn định

0.0299

1.56

1.04

2.34

Có cho con bú một phần so với không cho con bú

Tăng

Ổn định

0.0241

1.43

1.05

1.94

Được tư vấn về chế độ ăn uống so với không được tư vấn

Tăng

Ổn định

0.0016

1.63

1.20

2.19

bQoL: chất lượng cuộc sống ( đánh giá bằng cách sử dụng bảng câu hỏi QUANLIN)

Bảng 3: Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến sự gia tăng chất lượng cuộc sống3

 

Tài liệu tham khảo:

1.  Vandenplas Y et al (2015) Prevalence and health outcomes of functional gastrointestinal symptoms in infants from birth to 12 months of age. J Pediatr Gastroenterol Nutr 61:531–537

2.  Zeevenhooven J, Browne PD, L’Hoir MP, de Weerth C, Benninga MA. Infant colic: mechanisms and management. Nat Rev Gastroenterol Hepatol. 2018;15:479–496

3.  Jung et al. Quality of life of infants with functional gastrointestinal disorders: a large prospective observational study. International Journal of Child Health and Nutrition. 2017; 6:62–69.

4.  Bellaiche M, Oozeer R, Gerardi-Temporel G, Faure C, Vandenplas Y. Multiple functional gastrointestinal disorders are frequent in formula-fed infants and decrease their quality of life. Acta Paediatr. 2018 Jul;107(7): 1276–1282.

5.  Van Tilburg MA, Hyman PE, Walker L, et al. Prevalence of functional gastrointestinal disorders in infants and toddlers. J Pediatr 2015; 166: 684-9.

6.  Youssef NN, Murphy TG, Langseder AL, Rosh JR. Quality of life for children with functional abdominal pain: a comparison study of patients’ and parents’ perceptions. Pediatrics 2006;  117: 54–9