Phương pháp ngăn ngừa dị ứng đậu phộng là an toàn trên phương diện dinh dưỡng

4 phút đọc /
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe
Phương pháp ngăn ngừa dị ứng đậu phộng là an toàn trên phương diện dinh dưỡngPhương pháp ngăn ngừa dị ứng đậu phộng là an toàn trên phương diện dinh dưỡng (news)

Các nghiên cứu mới ghi nhận khi tập cho trẻ dùng thực phẩm chứa đậu phộng để ngăn ngừa dị ứng, thời gian bú sữa mẹ cũng như sự tăng trưởng và hàm lượng dinh dưỡng hấp thu của trẻ không bị ảnh hưởng.

Đây là kết quả thứ phát từ thử nghiệm lâm sàng “Nghiên cứu về dị ứng đậu phộng giai đoạn đầu đời” (LEAP- Learning Early About Peanut Allergy), được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại trường King’s College London và tài trợ bởi tổ chức Mạng lưới thích ứng miễn dịch – NIAID. Kết quả ban đầu của nghiên cứu LEAP (2015) ghi nhận ở trẻ có nguy cơ cao bị dị ứng đậu phộng, khi cho trẻ tập ăn thức ăn có đậu phộng sẽ làm giảm nguy cơ dị ứng khoảng 81% so với việc tránh không cho trẻ ăn loại thực phẩm này. Mục tiêu phân tích nghiên cứu là để xác định xem nếu dùng một lượng nhiều thực phẩm đậu phộng ngay từ giai đoạn đầu thời kỳ nhũ nhi có gây phản ứng bất lợi nào cho trẻ cũng như ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng và tăng trưởng của trẻ không.  

“Khi biết được việc cho trẻ ăn thực phẩm có đậu phộng sớm giúp giảm tình trạng dị ứng, các bác sĩ lâm sàng bắt đầu thay đổi phương pháp phòng ngừa dị ứng đậu phộng,” Giám đốc NIAID, BS Anthony S. Fauci cho biết. “Kết quả nghiên cứu mới đã chứng minh rằng việc ăn đậu phộng trong giai đoạn đầu đời không có ảnh hưởng tiêu cực lên sự tăng trưởng và hấp thu dinh dưỡng của trẻ.” Vào giai đoạn đầu nghiên cứu LEAP, các nhà nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 640 trẻ 4-11 tháng tuổi sinh sống tại Anh vào 2 nhóm: Nhóm 1 áp dụng chế độ dinh dưỡng dùng đậu phộng 3 ngày một tuần, mỗi ngày ít nhất 2g; Nhóm 2 hoàn toàn không dùng thực phẩm có chứa đậu phộng. Chế độ dinh dưỡng này tiếp tục cho đến khi trẻ 5 tuổi. Các nhà nghiên cứu đánh giá trẻ vào các buổi khám sức khỏe, và đề nghị cha mẹ/người chăn sóc hoàn thành bảng câu hỏi dinh dưỡng và viết nhật ký thực phẩm. Các nhà nghiên cứu so sánh sức tăng trưởng, sự hấp thu chất dinh dưỡng và chế độ ăn của các trẻ ở cả 2 nhóm. Nhiềm trẻ được bú sữa mẹ ngay từ giai đoạn đầu của nghiên cứu LEAP.”

ThS. Mary Feeney thuộc King's College London, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết “Một kết quả quan trọng đó là việc dùng đậu phộng không ảnh hưởng đến thời gian bú sữa mẹ, phản bác lại giả thuyết cho rằng trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi sẽ làm giảm thời gian bú sữa mẹ.”

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng không ghi nhận được sự khác biệt về chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) (nhằm đánh giá tình trạng cân nặng) giữa nhóm dùng đậu phộng và nhóm không dùng. Sự khác biệt này vẫn có ý nghĩa khi các nhà nghiên cứu so sánh giữa nhóm trẻ dùng đậu phộng liều cao nhất so với nhóm hoàn toàn không dùng đậu phộng. Nhìn chung hầu hết các trẻ đều đạt được mức tối thiểu 6g đậu phộng mỗi tuần, trung bình khoảng 7,5g mỗi tuần. Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận khi lớn lên trẻ có chọn lựa về thức ăn khác với các trẻ tránh không dùng đậu phộng: ít khoai tây chiên và đồ ngọt hơn. Cả 2 nhóm trẻ đều dùng lượng thực phẩm và protein tương đương nhau, tuy nhiên nhóm dùng đậu phộng dùng nhiều chất béo hơn, và nhóm không dùng đậu phộng dùng nhiều carbohydrate hơn.

BS Marshall Plaut (trưởng nhóm Dị ứng thức ăn – Viêm da thể tạng – Cơ chế dị ứng; thuộc bộ phận Dị ứng, Miễn dịch và Ghép tạng, đồng tác giả nghiên cứu) cho biết: “Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu cho biết việc dùng thực phẩm có đậu phộng trong giai đoạn đầu đời để phòng tránh dị ứng là khả thi và an toàn về mặt dinh dưỡng, kể cả khi dùng đậu phộng với liều lượng cao."

Link:https://www.nestlenutrition-institute.org/News/Pages/Peanut-allergy-prevention-strategy-is-nutritionally-safe-study-suggests.aspx