Việc gia tăng nuôi con bằng sữa mẹ trên toàn thế giới có thể phòng ngừa hơn 80.000 trẻ em tử vong và 20.000 trường hợp tử vong do bệnh ung thư vú mỗi năm

11 phút đọc /
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe
Chỉ 1 trong 5 trẻ em ở các quốc gia thu nhập cao được nuôi bằng sữa mẹ đến 12 tháng tuổi, trong khi đó chỉ có 1 trong 3 trẻ em ở các quốc gia thu nhập trung bình được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Kết quả là, hàng triệu trẻ em không nhận được các lợi ích từ việc nuôi bằng sữa mẹ. Các phát hiện này đến từ cuộc phân tích chi tiết nhất và lớn nhất nhằm định lượng hàm lượng, xu hướng và lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ trên khắp thế giới, cuộc phân tích được công bố trên tạp chí The Lancet. Số ước lượng mới có từ Loạt bài ở phần 2 cho thấy rằng việc tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ dành cho trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ toàn cầu có thể cứu hơn 80.000 cuộc sống trẻ em mỗi năm trên khắp thế giới, tương đương với 13% tất cả trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 2 tuổi và phòng ngừa hơn 20.000 trường hợp tử vong do bệnh ung thư vú mỗi năm.
Mặc dù việc nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những biện pháp y tế phòng ngừa hiệu quả nhất đối với trẻ em và các bà mẹ bất kể họ sống ở đâu. Các tác giả nói rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ đã không được xem như là nhu cầu quan trọng đối với sức khỏe dân số.
Tác giả Loạt bài này, giáo sư Cesar Victoria đến từ Đại học Liên bang Pelotas ở Brazil nói: “Có một quan niệm sai lầm phổ biến là những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ chỉ liên quan đến các quốc gia nghèo. Không có gì hơn sự thật. Công việc của chúng tôi trong Loạt bài này rõ ràng cho thấy rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ đã cứu mạng sống và tiết kiệm tiền bạc trong tất cả quốc gia, dù là giàu hay nghèo cũng thế. Vì vậy, tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề này ở mức toàn cầu càng có ý nghĩa hơn.” [1]
Phân tích các dữ kiện từ 28 bài tổng quan hệ thống và các bài phân tích gộp, trong đó có 22 bài được sự ủy nhiệm đặc biệt cho Loạt bài này, cho thấy rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ có nhiều lợi ích sức khỏe đối với trẻ em và bà mẹ, mà còn có hiệu quả quan trọng đối với tuổi thọ (Trang 1, bảng). Chẳng hạn như ở các quốc gia có thu nhập cao, việc nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ nhũ nhi khoảng hơn một phần ba, trong khi đó ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình khoảng một nửa tất cả các đợt tiêu chảy và một phần ba các trường hợp nhiễm trùng hô hấp có thể tránh được bằng việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng làm tăng trí thông minh và có thể phòng ngừa được tình trạng béo phì và đái tháo đường trong cuộc sống sau này. Đối với các bà mẹ, việc nuôi con bằng sữa mẹ dài hạn làm giảm các nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Cũng có tình huống đầu tư tiết kiệm nhằm thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ. Mô hình thực hiện đối với loạt bài này ước tính rằng việc thất thoát nhận thức thấp về kinh tế toàn cầu do không nuôi con bằng sữa mẹ đạt đến mức gây sửng sốt là 302 tỷ USD trong năm 2012, tương đương với 0,49% tổng thu nhập quốc gia trên thế giới. Chỉ riêng ở các quốc gia có thu nhập cao, số thất thoát này là 231,4 USD Mỹ, tương đương 0,53% tổng thu nhập các quốc gia này (Trang 2, bảng 2).
Hơn nữa, các tác giả này tính toán rằng việc tăng cường tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ đối với trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng tuổi đạt 90% ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và Brazil và đạt 45% ở Anh sẽ giảm chi phí điều trị đối với các bệnh lý trẻ em thông thường (ví dụ như viêm phổi, tiêu chảy và hen suyễn) và tiết kiệm cho hệ thống chăm sóc y tế ít nhất là 2,45 tỷ USD ở Hoa Kỳ, 29,5 triệu USD ở Anh, 223,6 triệu USD ở Trung Quốc và 6,0 triệu USD ở Brazil.
Hiện tại, tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ trên thế giới còn thấp, đặc biệt ở các quốc gia có thu nhập cao. Chẳng hạn như ở Anh (<1%), Ireland (2%) và Đan Mạch (3%) là các quốc gia có tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ lúc 12 tháng tuổi thấp nhất trên thế giới (Trang 1, hình 1 và bảng phụ 4.2 trang 16-17). Giáo sư Victoa giải thích: “Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong một số hành vi sức khỏe tích cực thường gặp ở các nước nghèo hơn là các nước giàu, và với những quốc gia nghèo thì hành vi này thường gặp ở các bà mẹ nghèo hơn. Thực tế nghiệt ngã là việc không nuôi con bằng sữa mẹ làm khoảng cách giàu-nghèo về sự sống còn ở trẻ em càng rộng hơn. Phát hiện của chúng tôi giúp khẳng định một lần nữa với những người hoạch định chính sách rằng việc đầu tư trở lại nhanh chóng là điều thực tế và khả thi, và không cần một thế hệ để hiện thực hóa.
Bộ Quy tắc Quốc tế về Tiếp thị các Sản phẩm Thay thế Sữa mẹ (BMS- Breastmilk Substitutes) được thông qua tại Đại Hội đồng Y tế Thế Giới năm 1981 nhằm bảo vệ cộng đồng khỏi các chiến lược tiếp thị không phù hợp, nhưng Bộ quy tắc này chỉ được các quốc gia thực hiện, ủng hộ và giám sát một cách yếu ớt [2]. Kết quả là việc tiếp thị ồ ạt các sản phẩm thay thế sữa mẹ đang làm suy yếu mọi nổ lực nhằm cải thiện tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ, với doanh số bán ra toàn cầu ước mong đạt đến mức đáng kinh ngạc là 70,6 tỷ USD vào năm 2019 (Trang 2, hình 2).
BS Rollins nói: “Việc bảo hòa thị trường ở các quốc gia có thu nhập cao làm cho nền công nghiệp này thâm nhập sâu vào thị trường thế giới. Hầu hết tất cả tăng trưởng trong tương lai có thể thấy trước được về mức kinh doanh các sữa công thức tiêu chuẩn dành cho trẻ nhũ nhi. Việc các chính phủ và các quỹ tài chính đầu tư không đầy đủ, kéo dài trong việc bảo vệ, thúc đẩy và hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ làm trầm trọng thêm vấn đề này. Hiện nay, việc thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ nhằm khuyến khích phụ nữ cho con bú sữa mẹ mà không cung cấp các điều kiện kinh tế và xã hội cần thiết như các hệ thống chăm sóc sức khỏe hỗ trợ, quyền làm mẹ đầy đủ và các can thiệp tại nơi làm việc, công tác tư vấn và giáo dục.” [1]
Các quốc gia có thể cải thiện đáng kể việc nuôi con với sữa mẹ bằng cách tăng cường các can thiệp, các chính sách và chương trình đã biết đã xác định trong loạt bài này. Chẳng hạn, Bangladesh đã tăng tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ khoảng 13%, điều này đã đóng góp một con số trong các can thiệp quan trọng bao gồm nghỉ hộ sản 6, việc huấn luyện toàn diện những người làm công tác y tế, sự huy động cộng đồng và các chiến dịch truyền thông. Tai Brazil, thời gian nuôi con bằng sữa mẹ tăng đáng kể từ 2,5 tháng trong những năm 1974-75 (một trong các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình có thời gian nuôi con bằng sữa mẹ ngắn nhất) lên 14 tháng trong những năm 2006-07 do có sự phối hợp giữa chính sách, dịch vụ y tế, các hiệp hội công dân và các hành động truyền thông đại chúng (Xem Trang 2, bảng 1).
Các tác giả nói rằng sự cam kết mạnh mẽ của chính quyền và sự đầu tư tài chính rất cần thiết để bảo vệ, thúc đẩy và hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ ở mọi mức độ -- gia đình, cộng đồng, công sở và chính phủ. Ngoài ra, nhiều nhu cầu được thực hiện nhằm điều hòa nền công nghiệp sản phẩm thay thế sữa mẹ trị giá hàng tỷ đô la này, điều đó làm giảm việc nuôi con bằng với vai trò là phương pháp nuôi con tốt nhất ở những năm đầu đời. Các tác giả chỉ ra rằng Bộ Quy tắc Quốc tế về Tiếp thị các Sản phẩm Thay thế Sữa Mẹ có thể là một cơ chế hiệu quả nếu thực hiện việc đầu tư đầy đủ nhằm bảo đảm việc thực thi và giải trình Bộ quy tắc này ở tất cả các quốc gia. 
Theo Giáo sư Victora, “Có quan niệm sai lầm phổ biến rằng sữa mẹ có thể được thay thế bằng các sản phẩm nhân tạo mà không gây những có tác hại nào. Các bằng chứng đã thể hiện rõ trong loạt bài này, được đóng góp bởi 1 số các chuyên gia về lĩnh vực này, cho phép không nghi ngờ rằng quyết định không cho bú mẹ có những tác động tiêu cực lâu dài chủ yếu trên sức khỏe, dinh dưỡng và phát triển của trẻ em và sức khỏe của phụ nữ”.[1]
Trong một bài bình luận đi kèm, Frances Mason từ Quỹ Bảo vệ Trẻ em ở Anh, Alison McFadden từ Đại Học Dundee, Anh, và các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này viết rằng, “Sự bỏ sót việc cho bú mẹ trong Những Mục tiêu Phát triển của Thế kỷ, và hậu quả là mất cơ hội cải thiện sự sống còn của trẻ em, phải không được lập lại trong Những Mục tiêu Phát triển Bền vững, mà những chỉ số theo dõi sẽ được quyết định vào đầu năm 2016. Việc cho bú mẹ cũng thường bị đóng khung theo những lịch nuôi ăn hoặc lịch cho trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ bú hơn là được xem như một cách tiếp cận chính cho sức khỏe cộng đồng có thể giúp phòng ngừa bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm, giảm tử vong cho trẻ nhũ nhi, và giảm đi sự bất công… Hoạt động tiếp thị tích cực và chủ động của nền công nghiệp các sản phẩm thay thế sữa mẹ (BMS-Breast Milk Subsititute) thông qua các nhà sản xuất và các nhà phân phối tiếp tục là một rào cản chủ yếu đối với việc cho bú mẹ ở toàn cầu. Sự đạt đến và ảnh hưởng của nên công nghiệp các sản phẩm thay thế sữa mẹ BMS đang tăng trưởng rất nhanh. Doanh số toàn cầu của sữa công thức (bao gồm các sữa công thức cho nhũ nhi và các lứa tuổi về sau) đã gia tăng từ khoảng 2 tỉ USD trong năm 1987 lên khoảng 40 tỉ USD trong năm 2014… Các cam kết của chính quyền, sự đầu tư, và sự dẫn dắt hiệu quả của địa phương, của quốc gia, của quốc tế là cần thiết để chấm dứt việc thúc đẩy các sản phẩm cạnh tranh với việc cho bú mẹ”.