Phát triển theo thời gian của thành phần đạm đúng, các acid amin và các chất đạm có hoạt tính sinh học trong sữa mẹ: một viễn cảnh phát triển

4 phút đọc /
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng ưa thích tuyệt vời cho trẻ nhũ nhi. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ ít bị nhiễm trùng và thời gian bị nhiễm trùng ngắn hơn. Các trẻ này sẽ có nhiều mô thức tăng trưởng khác nhau, có nhiều lợi khuẩn ruột khác nhau, có sự phát triển nhận thức tốt hơn và thậm chí có sự khác biệt đối phó với các nguy cơ bị bệnh mạn tính như béo phì, đái tháo đường týp 1 và týp 2, cũng như các bệnh tim mạch. Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính chất dinh dưỡng và miễn dịch của sữa mẹ. Sữa mẹ chứa nhiều loại đạm có nhiều hoạt tính sinh học như bảo vệ kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch và tạo điều kiện dễ hấp thu các chất dinh dưỡng. Các chất đạm trong sữa mẹ cũng cung cấp đủ lượng các acid amin thiết yếu để hỗ trợ sự tăng trưởng của các trẻ nhũ nhi đủ tháng.
 
Hàm lượng chất đạm đúng, acid amin và các chất đạm có hoạt tính sinh học trong sữa mẹ thay đổi theo thời gian được đánh giá trong nhiều cuộc nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau. Do hàm lượng đạm trong sữa mẹ là cơ sở để ước tính nhu cầu đạm của trẻ nhũ nhi và có nhiệm vụ hướng dẫn các cơ quan quản lý đưa ra các quy định về thành phần sữa công thức dành cho trẻ nhũ nhi, vì vậy điều rất quan trọng là thông tin về thành phần đạm trong sữa mẹ phải đáng tin cậy.
 
Nhằm đáp ứng với những nhu cầu này, một phân tích gộp (meta-analysis) và tổng quan y văn được thực hiện nhằm đánh giá những thay đổi về các thông số chất đạm này trong những năm đầu đời của trẻ nhũ nhi. Trong phân tích gộp và bài tổng quan này, các nhà khoa học sưu tầm và phân tích các dữ liệu về hàm lượng chất đạm và acid amin trong sữa mẹ hiện có trong các y văn. Các dữ kiện này được sử dụng để đánh giá sự tiến hóa theo thời gian về hàm lượng chất đạm toàn phần, acid amin và một số chất đạm có hoạt tính sinh học trong sữa mẹ từ lúc mới sinh đến 1 năm sau. Do nhiều loại chất đạm có hoạt tính sinh học không được tiêu hóa hoàn toàn ở trẻ nhũ nhi và vì vậy, đại diện chất đạm “không hữu dụng”, số lượng, cơ chế tác động và tính chất tiêu hóa của nhiều chất đạm chính trong sữa mẹ đã được đánh giá.
 
Các hiểu biết về sự phát triển hàm lượng các chất đạm sữa mẹ và mức độ thay đổi tính hữu dụng chất đạm theo tuổi trẻ nhũ nhi sẽ giúp cải thiện sự hiểu biết nhu cầu chất đạm ở trẻ nhũ nhi, đặc biệt khi sữa công thức sử dụng một cách tiếp cận “theo giai đoạn” trong đó, thành phần sữa công thức được bổ sung theo giai đoạn nhằm phản ánh những thay đổi trong sữa mẹ và các nhu cầu thay đổi theo tuổi của trẻ nhũ nhi.
 
Các kết quả từ phân tích gộp này đại diện các dữ liệu hữu dụng đối với sự đánh giá số lượng và chất lượng đạm nhằm nỗ lực thu hẹp khoảng cách về thành phần giữa sữa mẹ và các sữa công thức dành cho trẻ nhũ nhi hiện sẵn có.