Thế giới đang đi chệch hướng để đạt mục tiêu toàn cầu về dinh dưỡng, nhưng chúng ta có thể đảo ngược xu hướng và kết thúc suy dinh dưỡng năm 2030
3 phút đọc
/
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe
Theo Báo cáo Dinh dưỡng Toàn cầu 2016, mà đã được công bố ở Hoa Kỳ vào đầu tháng này do Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế, tình trạng suy dinh dưỡng là cơn khủng hoảng toàn cầu đang tăng lên ở mỗi quốc gia trên thế giới.
Báo cáo này cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến một phần ba dân số toàn cầu và mỗi năm làm giảm GDP khoảng 11% từ Châu Phi đến Châu Á. Từ trước đến nay, tình trạng suy dinh dưỡng và chế độ ăn là những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với gánh nặng bệnh tật toàn cầu mà mỗi quốc gia đang đối mặt với thử thách sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Các vấn đề như suy kiệt, thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng, béo phì và các bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường và bệnh tim. Các vấn đề này đang đặt một gánh nặng nghiêm trọng lên nhiều hệ thống y tế vốn đã yếu ớt.
Mặc dù có những thử thách này, nhưng Báo cáo này cho thấy rằng có một số tiến bộ đã được thực hiện và có thể đang có nhiều tiến bộ hơn nữa. Trên khắp thế giới, các quốc gia đã đồng ý nhằm vào dinh dưỡng và trong khi đã chệnh hướng, bài báo cáo này cho thấy là có thể đảo ngược cơn khủng hoảng suy dinh dưỡng và đem lại sự đầu tư tối đa nếu các mô hình thành công được sử dụng hợp lý. Việc phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng đem lại 16 USD khi đầu tư cho mỗi một USD tiêu tốn. Dinh dưỡng là điểm mấu chốt để đạt sự phát triển bền vững, bao gồm sức khỏe, giáo dục, tăng quyền phụ nữ và giảm nghèo.
Hơn một thập kỷ vừa qua, động lượng xung quanh vấn đề dinh dưỡng đã được thiết lập, trong đó sự công nhận vấn đề dinh dưỡng của chính phủ và những người có thẩm quyền có vai trò quan trọng trong sự phát triển. Bài báo cáo lưu ý chúng ta có thể lựa chọn chính sách nhằm chấm dứt tất cả các dạng suy dinh dưỡng vào năm 2030. Hiện nay, tình trạng suy dinh dưỡng đã làm tiêu tốn tài chính và cần phải tăng thêm gấp ba lần nếu muốn chấm dứt cơn khủng hoảng. Các quốc gia có thể cam kết vấn đề dinh dưỡng mà các cam kết này rất chuyên biệt, có thể đo lường được, khả thi, hợp lý và có báo cáo đưa ra các cam kết gợi ý và cách thức mà có thể đo lường các cam kết này, với mục tiêu là chấm dứt tất cả các dạng suy dinh dưỡng vào năm 2030.