Cho con bú có thể tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ nhũ nhi

5 phút đọc /
Tăng trưởng và phát triển
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng cho con bú và các yếu tố khác của mẹ xác định sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ và sự nhạy cảm của bé trai / bé gái với bệnh hen suyễn hoặc các bệnh dị ứng khác. Nghiên cứu lâu dài của bệnh viện Henry Ford mang tên Môi trường, Dị ứng và Hen suyễn (Longitudinal Study Wayne County Health - WHEALS) đưa đến những kết quả này.

Được tài trợ bởi Viện Quốc Gia về Dị ứng và các bệnh Truyền nhiễm, sáu nghiên cứu riêng biệt nhằm tìm hiểu xem các yếu tố cho con bú, bà mẹ và sinh sản có bất kỳ tác động nào hay không trên kết quả hệ vi sinh đường ruột, dị ứng và hen suyễn của trẻ em. Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá ảnh hưởng của các vi sinh đường ruột trên sự phát triển của các tế bào điều chỉnh T hay Treg, được biết là tế bào điều chỉnh hệ miễn dịch. Kết quả của những nghiên cứu này sẽ được trình bày tại cuộc họp thường niên của Viện Hàn Lâm Dị ứng, Hen và Miễn dịch học Hoa Kỳ (the American Academy of Allergy, Asthma & Immunology) tại Houston Mỹ.

Trong một phần của nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu phân lấy từ trẻ nhũ nhi 1 tháng và 6 tháng sau khi sinh. Họ phát hiện ra rằng trẻ được bú sữa mẹ thì phân lúc 1 tháng và 6 tháng có thành phần vi sinh vật khác biệt so với trẻ không bú sữa mẹ. Thành phần này có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống miễn dịch. Những trẻ nhũ nhi được bú sữa mẹ dường như ít có nguy cơ trở nên dị ứng với vật nuôi.

Họ cũng phát hiện ra rằng trẻ em bị hen về đêm có một thành phần hệ vi sinh vật khác biệt trong năm đầu tiên của cuộc đời. Điều đáng ngạc nhiên là họ tìm ra rằng thành phần vi sinh vật đường ruột có liên quan với sự gia tăng các tế bào Treg. Nhìn bề ngoài, các yếu tố như dòng dõi của bà mẹ / dân tộc, tuổi thai của em bé, việc tiếp xúc với khói thuốc lá trước và sau khi sinh, cách sinh con và sự hiện diện của vật nuôi ở nhà dường như ảnh hưởng tới các vi sinh đường ruột ở trẻ nhũ nhi. 

Những kết quả nghiên cứu này ủng hộ giả thuyết vệ sinh liên quan đến tiếp xúc sớm với vi sinh vật và sự bồi dưỡng hệ miễn dịch của trẻ nhũ nhi. Nói về những kết quả của nghiên cứu này các nhà nghiên cứu cho biết, "Nghiên cứu này cho chúng ta biết rằng tiếp xúc với một thử thách cao và đa dạng hơn của vi khuẩn môi trường và mô hình cụ thể của vi khuẩn đường ruột có vẻ như giúp tăng cường bảo vệ hệ thống miễn dịch chống lại bệnh dị ứng và hen suyễn"

Xem nguồn thông tin: Bấm vào đây  

Breastfeeding may boost immune system in infants

A recent study found that breastfeeding and other maternal factors determine an infant’s immune system development and his/her susceptibility to asthma or other allergic conditions. The Henry Ford hospital’s long-running study titled Wayne County Health, Environment, Allergy and Asthma Longitudinal Study (WHEALS) yielded these results. 

Funded by the National Institute of Allergy and Infectious Diseases, six separate studies aimed to explore whether breastfeeding and maternal and birth factors had any impact on a baby's gut microbiome and allergic and asthma outcomes. The researchers also evaluated the effect of the gut microbiome on the development of regulatory T-cells or Treg, which are known to regulate the immune system. The results of these studies will be presented at the annual meeting of the American Academy of Allergy, Asthma & Immunology in Houston.

As part of the study, the researchers analysed stool samples taken from infants at 1 month and 6 months after birth. They found that breastfed infants at 1 month and 6 months had distinct microbial compositions compared to non-breastfed infants. This composition could potentially affect immune system development. Infants who were breastfed seemed to have a lower risk of becoming allergic to pets.

They also found that asthmatic children who experienced night-time flare ups showed a distinct microbial composition during the first year of life. Surprisingly, they found that gut microbiome composition was associated with increasing Treg cells. Apparently, factors such as maternal race/ethnicity, gestational age of the baby, prenatal and postnatal exposure to tobacco smoke, mode of delivery and the presence of pets at home seemed to affect the gut microbiome pattern in an infant.

These study findings support the hygiene hypothesis theory regarding early exposure to microorganisms and priming of the infant immune system. Talking about the results of the study the researchers said, "The research is telling us that exposure to a higher and more diverse burden of environmental bacteria and specific patterns of gut bacteria appears to boost the immune system’s protection against allergies and asthma,"

News source : Click Here