Mẹ bị căng thẳng trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ nhũ nhi
4 phút đọc
/
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe
Kinh nghiệm dân gian tin rằng người phụ nữ mang thai phải được bảo vệ khỏi sự căng thẳng và các hoàn cảnh tiêu cực. Các kết quả của một nghiên cứu gần đây đã củng cố thêm niềm tin này; tình trạng căng thẳng của mẹ có liên quan chặt chẽ với thành phần hệ vi sinh vật đường ruột kém và tỷ lệ mắc phải các bệnh đường ruột và các phản ứng dị ứng cao hơn ở trẻ nhũ nhi.
Nghiên cứu này đã đo mức độ căng thẳng và lo lắng của các bà mẹ đang mang thai bằng cách sử dụng bảng câu hỏi và thử nghiệm nước bọt cho các hoóc - môn cortisol. Các mẫu phân từ 56 trẻ nhũ nhi cũng đã được thử nghiệm sau khi sinh (từ 7 ngày cho đến khi 4 tháng). Các kết quả của nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Psychoneuroendocrinology.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét việc con bú và căng thẳng sau khi sinh trong phân tích kết quả. Họ phát hiện ra rằng các bà mẹ có mức độ căng thẳng cao và mức độ cortisol cao trong thời gian mang thai đã sinh ra trẻ có Proteobacteria cao hơn và ít vi khuẩn axit lactic và xạ khuẩn (Actinobacteria) hơn. Sự hiện diện của các vi khuẩn này có thể liên quan các vấn đề đường ruột và các bệnh dị ứng với tỷ lệ cao hơn trong số những đứa trẻ tham gia nghiên cứu này.
Các nhà nghiên cứu khẳng định sự tương quan rõ ràng giữa căng thẳng ở bà mẹ và các thành phần vi khuẩn bị lệch ở trẻ, và cho biết "Chúng tôi nghĩ rằng kết quả của chúng tôi hướng tới một cơ chế hợp lý cho các vấn đề sức khỏe ở trẻ có các bà mẹ gặp căng thẳng trong quá trình mang thai. Cung cấp các vi khuẩn có lợi khác có thể sẽ giúp ích cho sự phát triển của các trẻ này.” Như vậy, tránh xa căng thẳng trong suốt thời kỳ mang thai của mẹ là cách tốt nhất để đảm bảo cho con trẻ khỏe mạnh.
Xem nguồn thông tin: Bấm vào đây
Stress during pregnancy could affect the infant’s gut microbiota
Native wisdom demands that pregnant women be shielded from stress and negative instances. The findings of a recent study have reinforced this faith; maternal stress has been strongly correlated with poor intestinal microbiota composition and higher incidence of intestinal problems and allergic reactions in infants.
The study measured the stress and anxiety levels of pregnant mothers by employing questionnaires and saliva testing for the hormone cortisol. Faecal samples from 56 babies were also tested after birth (from 7 days until 4 months). The results of this study were published in the journal Psychoneuroendocrinology.
The researchers took breastfeeding and postnatal stress into account while analysing the results. They found that mothers who reported high stress levels and presented high cortisol levels during pregnancy had infants with greater Proteobacteria and fewer lactic acid bacteria and Actinobacteria in their gut. The presence of these bacteria could be linked to the higher incidence of intestinal problems and allergic reactions among the infants who were part of this research.
The researchers reiterated the strong correlation between maternal stress and the skewed microbial composition in infants saying, “We think that our results point towards a possible mechanism for health problems in children of mothers who experience stress during pregnancy. Giving other bacteria would probably benefit these children's development.” Thus, staying stress free during pregnancy is the best bet to ensure a healthy offspring.
News source: Click Here