THÔNG CÁO BÁO CHÍ - "Sức khỏe Trẻ em và Trẻ Vị thành niên"

7 phút đọc /
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe
Đại hội Nhi khoa Quốc tế lần thứ 27 (International Congress of Pediatrics - ICP) Melbourne, Australia, 24 – 29 tháng 8.

ICP 2013 tập trung vào thảo luận những chủ đề mới và tiên tiến về nhi khoa. Là đại diện duy nhất cho cộng đồng nhi khoa toàn cầu, Hiệp hội Nhi khoa Quốc tế (the International Pediatric Association IPA) có hơn 100 năm kinh nghiệm và 166 chi hội thành viên, là những tổ chức dẫn đầu về nhi khoa trên thế giới, hợp tác với các tổ chức về sức khỏe lớn toàn cầu như WHO, UNICEF và FIGO.

Tại đại hội, Viện Dinh Dưỡng Nestlé đã tổ chức một hội nghị chuyên đề vệ tinh về "Sức khỏe Trẻ em và Trẻ Vị thành niên". Tại đó, một số diễn giả nổi tiếng đã bàn luận về dinh dưỡng đầu đời liên quan đến tăng trưởng và kết quả lâm sàng. Các diễn giả tập trung vào lợi ích của nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, mang thai tuổi vị thành niên, suy dinh dưỡng và béo phì. Hội nghị đã nêu bật tầm quan trọng của chính sách và dinh dưỡng trong cả hai giai đoạn mang thai và giai đoạn đầu của thời kỳ vị thành niên, cũng như nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ nhằm giải quyết các vấn đề thừa và thiếu dinh dưỡng. 

Dinh dưỡng đầu đời, Tăng trưởng và Kết quả lâm sàng
GS. Ferdinand Haschke (Khoa Nhi, Đại học Y khoa, Vienna, Áo và Viện Dinh Dưỡng Nestlé, Vevey, Thụy sỹ).

Giáo sư Haschke nêu bật những lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ đối với trẻ nhỏ và can thiệp dinh dưỡng phù hợp nhằm giải quyết vấn đề thừa và thiếu dinh dưỡng cũng như phòng ngừa dị ứng.

Phân tích một lượng dữ liệu lớn từ các khảo sát tại 20 nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La tinh đã cho thấy việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi có liên quan đến chiều cao và cân nặng nhiều hơn đáng kể, ít nguy cơ bị thấp còi và mắc bệnh nhiễm trùng hơn. Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng có khuynh hướng thấp hơn nếu được tiếp tục bú sữa mẹ từ 6 đến 12 tháng tuổi.

7 trong số 10 trẻ nhũ nhi từ 12 đến 24 tháng tuổi vẫn được bú sữa mẹ, nhưng không có bằng chứng liên quan giữa cách thức ăn uống với tăng trưởng và chỉ tiêu lâm sàng. Như đã được đề cập trong loạt bài trên Lancet (2013), chế độ ăn dặm nghèo nàn trong năm thứ hai của cuộc đời trẻ có thể là yếu tố chủ yếu gây ra thấp còi và còi cọc. Chỉ có 1 trong số 10 trẻ dùng sữa công thức dành cho trẻ nhỏ trong 2 năm đầu tiên.

Tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng và béo phì đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia. Các nghiên cứu lâm sàng và thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ hoặc bằng các sữa công thức đặc biệt trong phòng ngừa các bệnh dị ứng và béo phì.
 
Dinh dưỡng Trẻ Vị thành niên và các yếu tố nguy cơ: nhiều việc cần làm
GS. Zulfiqar Bhutta (Trung tâm Sức khỏe Trẻ em Toàn cầu, Sick Kids, Toronto, Canada & Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ và Trẻ em Xuất sắc (Center of Excellence in Women & Child Health), Đại học Aga Khan)

Trọng tâm bài trình bày của Giáo sư Bhutta là con số 16 triệu trẻ em ra đời từ những bà mẹ vị thành niên tuổi từ 15 đến 19, hầu hết ở các nước có thu nhập trung bình thấp, chiếm hơn 10% tổng số sinh mỗi năm. Ông nhấn mạnh mối quan hệ giữa sức khỏe vị thành niên và chỉ tiêu dinh dưỡng lâm sàng dựa trên các bài đăng trên tạp chí Lancet về dinh dưỡng bà mẹ trẻ em (2013).

Mang thai ở tuổi vị thành niên và có thai nhiều lần ở thanh niên là những yếu tố quan trọng gây ra vấn đề sức khỏe của mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh. Nữ thanh thiếu niên có cơ thể chưa phát triển đầy đủ và có thể mang thai trong trạng thái thiếu dự trữ dinh dưỡng và thiếu máu, làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân. Gần một nửa các cô gái tuổi vị thành niên ở một số nước bị thấp còi và tăng nguy cơ có các tác dụng phụ về kết quả lâm sàng. Mang thai ở tuổi vị thành niên cũng làm tăng 50% nguy cơ thai chết lưu và tử vong sơ sinh cũng như sinh non, sinh nhẹ cân và con bị ngạt. Ngoài ra, làm mẹ ở tuổi vị thành niên còn dễ bị biến chứng khi chuyển dạ và khi sinh cũng như tăng nguy cơ sẩy thai. 

Bài trình bày còn đề cập đến tiềm năng của việc sử dụng vitamin, đặc biệt là axit folic trong thời kỳ tiền mang thai, nhằm cải thiện sức khỏe tiềm tàng của người mẹ cũng như kết quả sức khỏe của con; vai trò của cộng đồng và các dịch vụ xã hội nhằm ngăn ngừa mang thai ở tuổi vị thành niên.

Gánh nặng kép của suy dinh dưỡng: Vai trò của bác sĩ nhi khoa là gì
GS. Ricardo Uauy (Giáo sư của Viện Dinh dưỡng và Sức khỏe Cộng đồng thuộc trường Đại học Dinh dưỡng INTA Chile, Giáo sư Nhi khoa/Sơ sinh học trường Đại học Pontifical Catholic của Chile, Santiago, Chile)

Bài trình bày của GS. Uauy bàn về suy dinh dưỡng trong bối cảnh rộng hơn, liên quan đến phong cách sống và các bệnh không lây (NCD), đặc biệt trong bối cảnh rộng lớn liên quan đến hậu quả của cả thiếu hụt lẫn dư thừa năng lượng. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của giai đoạn tiền mang thai và sự cần thiết phải có các chính sách nhất quán nhằm giải quyết gánh nặng kép về bệnh tật.

Béo phì ở trẻ em đã tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua ở tất cả các quốc gia. Sự gia tăng béo phì ở các nước ít phát triển hơn trong thập kỷ trước nhanh hơn bất cứ lúc nào trước đây. Các giai đoạn quan trọng có thể dẫn đến thừa cân ở trẻ em bao gồm thời kỳ tiền mang thai, mang thai, thời kỳ sơ sinh và vị thành niên. Trong giai đoạn trước khi sinh, trọng lượng trước khi mang thai, số cân tăng khi mang thai, trọng lượng trẻ lúc sinh, hút thuốc lá trong khi mang thai và bệnh tiểu đường của mẹ dường như là các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất, trong khi cách cho trẻ ăn sau khi sinh, hiện tượng tăng cân nhanh, con đầu lòng và cách thức ngủ là quan trọng hơn cả.