Điều trị tổn thương tiêu hóa ở trẻ em bằng dinh dưỡng yếu tố quyết định kết quả lâm sàng

12 phút đọc /
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe
- Giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng tại Khoa điều trị tích cực nhi khoa 
- Cần nghiên cứu thêm để hoàn thiện các hướng dẫn và phác đồ 
- Thiết lập phác đồ điều trị dinh dưỡng qua đường miệng cho bệnh nhân mắc Hội chứng  Ruột ngắn
 
Phát biểu tại hội nghị chuyên đề của Viện Dinh Dưỡng Nestlé về tiêu hóa nhi khoa (ESPGHAN*), các chuyên gia đã kêu gọi nên chú ý nhiều hơn đến việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở những trẻ em bị tổn thương đường tiêu hóa. Họ bàn luận về các nghiên cứu liên quan, nhằm đưa ra những hướng dẫn ăn uống và các phác đồ điều trị có cơ sở khoa học mạnh hơn, có thể áp dụng cho các nhóm đa ngành một cách phù hợp. Việc tối ưu hóa chế độ dinh dưỡng cho trẻ em bị tổn thương đường tiêu hoá có thể giúp cải thiện hoàn toàn bệnh cảnh. Ví dụ, Tại khoa điều trị tích cực, điều này sẽ làm giảm tỷ lệ biến chứng và giảm nhu cầu dùng máy thở, làm giảm thời gian nằm viện và thậm chí giảm được tỷ lệ tử vong.
 
Điều trị bằng sử dụng phương pháp Dinh dưỡng Tối ưu cho bệnh nhi nặng - Mục tiêu Quan trọng
 
TS. Hulst, Bệnh viện Nhi Sophia tại Rotterdam, nhấn mạnh rằng việc đạt được tình trạng dinh dưỡng tối ưu - đáp ứng được nhu cầu về năng lượng và protein - là mục tiêu chủ yếu trong chăm sóc tích cực bệnh nhi, vì suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị lâm sàng. Việc cho trẻ em mắc bệnh nặng ăn uống thường xuyên bị gián đoạn do phải làm các xét nghiệm chẩn đoán và những việc khác liên quan đến điều trị như hạn chế lượng dịch đưa vào và sử dụng các thuốc gây co mạch - sẽ gây trở ngại cho việc đạt được các mục tiêu về dinh dưỡng. Thực tế, ít nhất 25% trẻ em vào các khoa chăm sóc tích cực nhi khoa bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ này còn lớn hơn ở trẻ em dưới hai tuổi. Do đó, các bác sĩ nhi khoa sẽ phải đối mặt với khó khăn về cân bằng nội môi – yếu tố cần thiết trong quy trình chăm sóc - để giúp bệnh nhân phục hồi tốt nhất. TS.Peter Sullivan, Phó giáo sư Nhi khoa trường đại học Oxford, Anh, đã tóm tắt những điểm quan trọng về sự phức tạp trong đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của những trẻ bị tổn thương thần kinh, thường những trẻ này hay gặp vấn đề về tiêu hóa như rối loạn nhu động đường tiêu hóa trên, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GORD- Gastro-oesophageal reflux), chậm làm trống dạ dày, nôn khan và buồn nôn. Ngoài ra, những trẻ bị bại não có thể bị hàng loạt các rối loạn chức năng vận động của miệng, dẫn đến giảm khả năng ăn, như môi không khép được chặt, không phối hợp được động tác nuốt và nghẹt thở. Táo bón mãn tính là hiện tượng thường gặp, với tỷ lệ từ 26% đến hơn 50%. Có nhiều nguyên nhân gây táo bón như bất động lâu ngày, bất thường hệ xương khớp, co cơ hay nhược cơ toàn thể, tổn thương nhu động ruột do tổn thương thần kinh đặc hiệu. TS.Sullivan nói thêm: "Việc đánh giá nhu cầu dinh dưỡng chậm hoặc không đầy đủ là lý do chính khiến những trẻ bị tổn thương thần kinh không đạt được tình trạng dinh dưỡng tốt"
 
Cần nghiên cứu thêm về các vấn đề liên quan để có những hướng dẫn và phác đồ ăn uống tốt hơn
 
Trong quá trình phát triển các biện pháp dinh dưỡng cho trẻ em mắc bệnh nặng, TS. Hulst nhấn mạnh rằng do thiếu các nghiên cứu liên quan nên còn chưa rõ nên thực hiện những hỗ trợ dinh dưỡng sớm và mạnh mẽ như thế nào. "Phương pháp hỗ trợ dinh dưỡng tiên tiến hiện nay cho các bệnh nhi nặng chủ yếu chỉ dựa vào ý kiến của các chuyên gia, vào phép ngoại suy từ các nghiên cứu trên người lớn và từ các nghiên cứu trên trẻ em mắc bệnh không nặng. Không ngạc nhiên khi thấy rằng những hướng dẫn về dinh dưỡng cho bệnh nhi nặng gần đây là chưa đầy đủ". Đánh giá vỏn vẹn hai Thử nghiệm Ngẫu nhiên mới đây về vấn đề liên quan, theo quan điểm của TS Hulst, những nghiên cứu này khuyên nên sớm cho ăn sữa công thức giàu protein và năng lượng cho trẻ em mắc bệnh nặng. TS Hulst thêm rằng các nghiên cứu trong tương lai nên thiết lập các tham số về dung nạp dinh dưỡng qua đường ruột, nhằm giúp ra quyết định hàng ngày cho các nhóm bệnh nhân cụ thể, bao gồm khi nào thì bắt đầu cho ăn, chọn đường cho ăn nào và nên cho ăn theo hình thức nào. Những hướng dẫn gần đây của ASPEN và ESPGHAN/ESPEN khuyến nghị rằng ngay khi có thể, nên ưu tiên nuôi dưỡng qua đường ruột thay vì qua đường tĩnh mạch cho các bệnh nhi nặng có đường tiêu hóa còn chức năng, nhưng cũng thừa nhận rằng còn thiếu dữ liệu để có thể đưa ra những khuyến nghị dựa trên bằng chứng cho các chất dinh dưỡng đa lượng. Mọi người đều thừa nhận rằng nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch thường gây ra nhiều biến chứng hơn, nguy cơ cho ăn quá nhiều lớn hơn và tốn kém hơn nuôi dưỡng qua đường ruột. Nhưng cũng có nhiều bệnh nhi nặng bị mất khả năng ăn đường miệng và/hoặc rối loạn chức năng đường tiêu hóa và không thể cho ăn qua đường tiêu hóa.
 
Hiểu rõ Các Phương pháp Dinh dưỡng trong Hội chứng Ruột ngắn
 
Giáo sư Olivier Goulet, Bệnh viện Necker-Enfants Malades, Trường đại học Paris Descartes, Pháp đã tóm tắt các vấn đề trẻ em phải trãi qua khi bị cắt một đoạn ruột non – dạng bệnh lý được gọi là hội chứng ruột ngắn (short bowel syndrome -SBS). Hậu quả dinh dưỡng là mất nước và điện giải, kém hấp thu các chất dinh dưỡng đa lượng, thiếu vi chất dinh dưỡng và vitamin. Hai yếu tố tăng trưởng và phát triển của trẻ cũng như sự thích ứng của ruột cần phải được xem là các tham số hiệp đồng về kết quả điều trị lâm sàng khi dùng các phương pháp dinh dưỡng được thiết kế riêng cho từng trẻ. Giáo sư Goulet đã giải thích về mục đích của điều trị dinh dưỡng như sau: "Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch có thể là thời gian bắc cầu quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, cần thực hiện nuôi dưỡng qua đường miệng càng nhanh càng tốt. Điều này sẽ khuyến khích quá trình thích ứng sinh lý của ruột và giúp ruột tránh được tổn thương hay tránh được các vấn đề liên quan đến nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch như nhiễm trùng máu do ống catheter và huyết khối. Yếu tố tăng trưởng biểu mô có trong nước bọt được giải phóng khi ăn bằng đường miệng có thể đóng vai trò chủ chốt cho sự sự thích ứng của ruột trong hội chứng ruột ngắn sau cắt bỏ ruột. Việc lựa chọn loại sữa công thức nuôi qua ống thông, sự chấp nhận mùi vị, dung nạp tiêu hóa và hiệu quả là chìa khóa cho thành công của phương pháp nuôi dưỡng bệnh nhân này". Giáo sư Goulet lặp lại lời kêu gọi của TS Hulst về việc nên có thêm các nghiên cứu về dinh dưỡng, đặc biệt là nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến nhu cầu của bệnh nhân bị Hội chứng ruột ngắn. Nghiên cứu sẽ giúp hướng dẫn những nhà thực hành hiểu và áp dụng các chiến lược dinh dưỡng tối ưu, phù hợp với từng dạng bệnh nhân và tình trạng của ruột. 
 
Cần thành lập các nhóm đa ngành
 
Do dinh dưỡng tối ưu có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả điều trị lâm sàng và do sự phức tạp trong chăm sóc trẻ em bị tổn thương đường tiêu hóa, tất cả các chuyên gia đều nhất trí rằng cần có thành lập nhóm hoạt động đa ngành để phát triển và nhân rộng phương pháp nuôi dưỡng bệnh nhân một cách thành công. Điều này đã được TS Sullivan đề cập rõ ràng ở những trẻ em bị tổn thương thần kinh kèm theo tổn thương đường tiêu hóa. "Cần có các nhóm đa ngành để chăm sóc bệnh nhân được tốt nhất, hạt nhân của nhóm bao gồm những chuyên gia tiêu hóa trẻ em, những người lên thực đơn dinh dưỡng nhi khoa và chuyên viên điều dưỡng lâm sàng".
 
Tại Hội Nghị Hiệp hội Tiêu hóa, Gan học, và Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu (ESPGHAN) tại London ngày 9 tháng 5, ba Giáo sư nổi tiếng đã công bố hiểu biết mới về giảm béo phì, phòng ngừa dị ứng và hiệu quả tổng thể của dinh dưỡng lên sức khỏe lâu dài cho trẻ nhỏ.
 
Hội nghị chuyên đề của Viện Dinh Dưỡng Nestlé "Định hình tương lai khỏe mạnh trong một ngàn ngày đầu tiên" đã hội tụ được ba Giáo sư nổi tiếng: GS. Ekhard Ziegler, GS. Sibylle Koletzko và GS. Atul Singhal.
 
Họ đã cùng nhau đưa ra những điểm nổi bật và các bằng chứng mới nhất về hiệu quả của dinh dưỡng lên sức khỏe lâu dài cho trẻ nhỏ.
 
image
 
Sữa công thức có hàm lượng protein thấp giúp chống lại béo phì khi còn nhỏ cũng như lúc trưởng thành
 
Bài trình bày của GS. Ekhard Ziegler đã đưa ra bằng chứng về hậu quả của việc ăn nhiều protein trong thời kỳ nhũ nhi gây nguy cơ béo phì trong thời kỳ thơ ấu. Nhiều nghiên cứu, kể cả Dự án Béo phì Trẻ em Châu Âu, đã cho thấy rõ ràng việc ăn quá nhiều protein sẽ dẫn đến tăng béo phì lúc còn nhỏ và thời gian sau đó. GS. Ziegler cũng báo cáo kết quả một nghiên cứu gần đây, so sánh tác động của sữa công thức có hàm lượng protein thấp lên những trẻ sơ sinh thừa cân lúc sinh và những trẻ có mẹ bị béo phì. Ông kết luận rằng "Sữa công thức tiếp theo có hàm lượng protein gần giống với sữa mẹ hơn có thể giúp những trẻ có nguy cơ cao chống lại bệnh béo phì trong tương lai."
 
Sữa công thức thủy phân cho trẻ nhỏ giúp ngăn ngừa viêm da dị ứng
 
Bài thuyết trình của GS. Sibylle Koletzko đã báo cáo kết quả nghiên cứu Can thiệp Dinh dưỡng trên Trẻ Nhũ nhi ở Đức (GINI), một nghiên cứu lớn nhất so với các nghiên cứu cùng loại, theo dõi 5991 trẻ nhũ nhi trong hơn 10 năm. Bà đã cho thấy sữa công thức chứa đạm whey thủy phân một phần và sữa công thức chứa đạm casein thủy phân hoàn toàn làm giảm đáng kể nguy cơ viêm da dị ứng, một trong những biểu hiện dị ứng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Tác dụng này còn kéo dài đến khi trẻ 10 tuổi. Kết quả nghiên cứu đã được xuất bản trong Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng, có thể xem trực tuyến tại trang web của Viện Dinh Dưỡng Nestlé.
 
Tầm quan trọng của dinh dưỡng cân bằng ở trẻ nhỏ lên sức khỏe lâu dài
 
Bài thuyết trình của GS. Atul Singhal tập trung vào tác động của dinh dưỡng thời kỳ nhũ nhi lên sức khỏe lâu dài và tầm quan trọng của sự cân bằng về dinh dưỡng không chỉ là đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng ngắn hạn. Các chủ đề còn bao gồm hậu quả của thiếu và thừa dinh dưỡng, tốc độ tăng trưởng nhanh và chậm, tối ưu hóa mô hình tăng cân ở nhũ nhi, nguy cơ/lợi ích của việc tăng cân nhanh và tác dụng của việc thiết lập các chương trình dinh dưỡng cho y tế cộng đồng và thực hành lâm sàng. Bài trình bày của ông cũng đưa ra tác động của dinh dưỡng trong thời kỳ nhũ nhi lên nguy cơ béo phì lâu dài, và làm thế nào chế độ ăn ít protein trong giai đoạn sơ sinh có thể giảm được nguy cơ béo phì lâu dài và mắc các bệnh mãn tính.