Vi khuẩn đường ruột có thể giúp phòng ngừa béo phì sau này hay không?

author
7 phút đọc /

Trong bài báo cáo này, Rob Knight giải thích rằng hiện nay có thể xác định xem một người là gầy hoặc béo phì, chỉ bằng cách nhìn vào hệ vi khuẩn đường ruột của họ. Tuy nhiên, đây không phải là cách dễ dàng nhất để thực hiện, điều thú vị hơn là bộ gien người cũng có thể cho biết một người có thể trở nên gầy hoặc béo phì trong tương lai.

Vi khuẩn đường ruột có thể giúp phòng ngừa béo phì sau này hay không?

Thật đáng chú ý rằng hiện nay chúng tôi có thể cho biết một người là gầy hoặc béo phì chỉ bằng cách dựa trên vi khuẩn có trong phân của họ. Dĩ nhiên, công cụ này không hữu ích nhiều trong khi đã có các xét nghiệm về tình trạng béo phì lâu đời hơn và chi phí rẻ hơn - đúng vậy, tôi đang nói về chiếc gương. Điều này trở nên thật sự thú vị như vậy từ khi công nghệ phát triển đủ xa mà việc phân tích trình tự gien của vi khuẩn trong phân có thể phân biệt giữa “béo phì lành tính” (loại béo phì không có ảnh hưởng rõ rệt đến sự chuyển hóa) và loại béo phì có liên quan đến đái tháo đường và bệnh lý chuyển hóa khác. Mặc dù vậy, điều quan trọng là phòng ngừa béo phì. Niềm vui thật sự đó là khả năng vi khuẩn đường ruột sẽ có thể không chỉ cho chúng ta biết tại thời điểm hiện tại chúng ta có béo phì hay không - điều mà chúng ta có lẽ đã biết – mà còn cho biết rằng chúng ta có bị béo phì trong tương lai hay không và chúng ta có thể làm gì để phòng ngừa béo phì.

Xem xét nội dung chính của vấn đề

Điều gì sẽ xảy ra nếu dịch béo phì hiện đang được biết thật sự là một đại dịch? Chúng tôi dự kiến rằng loài và số lượng vi khuẩn trong đường ruột có thể phân biệt giữa người gầy và người béo và sự thay đổi cân nặng có tương quan với sự thay đổi về hệ vi khuẩn đường ruột. Trong bối cảnh này, chúng ta có thể phòng ngừa béo phì bằng cách thay đổi cân nặng thông qua kiểm soát sự đa dạng vi khuẩn trong đường ruột. Chúng tôi đã có thể chứng minh trong mô hình béo phì trên chuột rằng chúng tôi không chỉ có thể tiên đoán loại béo phì mà chuột sẽ tiến triển mà còn có thể chuyển đổi các đặc tính liên quan đến béo phì ở người sang chuột thông qua việc cấy ghép hệ vi khuẩn đường ruột [Ridaura et al. Science 2013]. Nếu chúng tôi có thể đưa các phát hiện trên chuột này áp dụng vào con người thì việc cấy ghép hệ vi khuẩn đã xác định mà có khả năng bảo vệ chống lại béo phì sẽ có thể mang lại lợi ích thật sự trên lâm sàng. Bạn không cần phải là một chuyên gia để có thể tưởng tượng sẽ thú vị như thế nào để có thể phát triển một loại thuốc mang tính cá thể hóa mà không phải dựa trên bộ gien người nơi mà trong đó tất cả chúng ta giống nhau 99,9% nhưng về hệ vi khuẩn đường ruột chúng ta có thể khác nhau đến 90% .

Chế độ ăn của chúng ta là dữ liệu về tất cả những gì bạn có thể ăn

Dinh dưỡng có vai trò gì trong điều này? Rất nhiều. Dù bạn là chuột hay là người thì chế độ ăn dài hạn của bạn đều ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột, yếu tố thứ hai sẽ quan trọng trong những năm đầu tiên sau sinh [Xu & Knight 2015]. Ngược lại, có vẻ như chế độ ăn ngắn hạn có ảnh hưởng tương đối ít và trong đa số trường hợp, bạn mong đợi hệ vi khuẩn đường ruột của bạn sẽ phục hồi trở lại trạng thái ban đầu một cách nhanh chóng. Mặc dù vậy câu hỏi thú vị đặt ra là liệu một thay đổi nhỏ có thể tạo ra ảnh hưởng lâu dài hay không. Chúng ta có thể tưởng tượng toàn bộ hệ vi khuẩn trong cơ thể người như một loại máy ghi hình (video camera) mà có thể ghi lại những bức hình liên tục. Chúng tôi đã biết rằng nó có thể lưu lại thông tin về nơi bạn đi đến và bạn đang liên lạc với ai cũng như chế độ ăn dài hạn của bạn. Điều hoàn toàn có thể xảy ra là những pha thừa hoặc thiếu dinh dưỡng thoáng qua có thể để lại dư âm dài hạn. Với hàng trăm tỷ tế bào, mỗi tế bào có một gien gồm vài triệu base, hệ tiêu hóa có thể chứa vô cùng nhiều thông tin.

Các nghiên cứu ngoại di truyền đã ủng hộ khái niệm rằng chúng ta có thể thay đổi vi khuẩn của chúng ta, và ngược lại vi khuẩn của chúng ta đang thay đổi chúng ta. Về mặt dinh dưỡng trong giai đoạn sớm, thật sự hợp lý rằng đây là giai đoạn quan trọng để xây dựng sức khỏe về sau.  Hầu hết những nhu cầu về chất dinh dưỡng đa lượng hay đại dưỡng chất (macronutrient) vào thời tuổi nhỏ đã được chứng minh hiệu quả từ nhiều thập kỷ qua. Những gì chúng ta bây giờ bắt đầu tìm ra là những cách tinh tế hơn để có thể tối ưu hóa dinh dưỡng cho trẻ nhũ nhi nhằm bảo vệ sức khỏe miễn dịch cũng như góp phần vào sự tăng trưởng.

Tài liệu tham khảo

Ridaura VK, Faith JJ, Rey FE, et al. Gut microbiota from twins discordant for obesity modulate metabolism in mice. Science 2013;341:1241214 Xu Z, Knight R. Dietary effects on human gut microbiome persity. Br J Nutr 2014;113(Suppl):S1–5.