‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬Nhu cầu đạm ở trẻ nhũ nhi: Số lượng và chất lượng

author
4 phút đọc /

Các cuộc điều tra về dinh dưỡng lớn tại Mỹ (Butte et al, 2008, FITs) và Nghiên cứu Ming tại Trung Quốc Ming Study chỉ ra rằng trẻ em từ nhũ nhi đến tuổi mầm non tiêu thụ lượng đạm nhiều hơn gấp đôi  nhu cầu mà được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế Thế Giới WHO. Một trong những yếu tố góp phần vào lượng đạm cao là việc tiêu thụ sữa công thức với nồng độ đạm cao hơn (> 2.3g / 100 kcal) và sữa bò, đặc biệt trong giai đoạn nhũ nhi và tập đi. Điều đó đã được chứng minh rằng ở trẻ với mức tiêu thụ đạm cao hơn thúc đẩy kích thích tố tăng trưởng (IGF 1, insulin) cao hơn và tăng cân nhanh hơn ở những trẻ tiếp tục được bú sữa mẹ vào năm thứ 2 của cuộc sống. Tăng cân nhanh chóng trong giai đoạn nhũ nhi có liên quan với nguy cơ béo phì cao hơn ở thời thơ ấu - và ở tuổi trưởng thành. Đây là một ví dụ về lập trình trao đổi chất không thuận lợi thông qua dinh dưỡng sớm với những hậu quả xấu (bệnh liên quan đến béo phì như bệnh đái tháo đường tuýp 2, các vấn đề về tim mạch và đột quỵ) sau này trong cuộc sống.

Kết luận: Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ sau 6 tháng là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe lâu dài. Khi trẻ không đủ sữa mẹ hoặc không được bú mẹ lâu dài thì công thức dinh dưỡng có lượng đạm thấp là một lựa chọn an toàn. Lượng đạm thấp trong giai đoạn nhũ nhi có thể phòng ngừa việc tăng cân quá mức và có thể góp phần làm giảm nguy cơ thừa cân và béo phì sau này trong cuộc sống. Hơn nữa, hiệu quả kinh tế cho dân số - tỷ lệ béo phì thời thơ ấu và khi trưởng thành thấp hơn - cần được xem xét bởi vì chúng là rất lớn. Tỷ lệ béo phì thấp hơn là tiết kiệm chi phí cho bảo hiểm y tế, chính phủ, và các hệ thống an sinh xã hội vì tỷ lệ hiện mắc của các bệnh được liên kết chặt chẽ với bệnh béo phì thấp hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Inostroza J, Haschke F, Steenhout P, Grathwohl D, Nelson SE, Ziegler EE Low-protein formula slows weight gain in infants of overweight mothers. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2014; 59(1):70-7.

2. Ziegler EE, Fields DA,. Chernausek SD, Steenhout P, Grathwohl D, Jeter JM, Nelson SE, Haschke F Adequacy of Infant Formula with Protein Content of 1.6 g/100 kcal for Infants between 3 and 12 Months: A Randomized Multicenter Trial. J Pediatr Gastroenterol Nutr (accepted for publication). 

3. Weber M, Grote V, Closa-Monasterolo R, Escribano J, Langhendries JP, Dain E, Giovannini M, Verduci E, Gruszfeld D, Socha P, Koletzko B; European Childhood Obesity Trial Study Group.Lower protein content in infant formula reduces BMI and obesity risk at school age: follow-up of a randomized trial. Am J Clin Nutr. 2014 May;99(5):1041-51. 

4. Lönnerdahl,B; Zhang,Z; Adelman,A; Rai,D; Boettcher,J Amino Acid Profiles in Term and Preterm Human Milk through Lactation: A Systematic Review; Nutrients 2013, 5, 4800-4821.