Hàm lượng vitamin D trong giai đoạn trước khi sinh gắn liền với khả năng hạ thấp nguy cơ thiếu cân và dị tật ở trẻ nhũ nhi

5 phút đọc /
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe Béo phì Dinh dưỡng và quản lý bệnh tật Nhẹ cân lúc sinh Suy dinh dưỡng Dị ứng

Thai phụ bổ sung vitamin D trong thai kỳ có khả năng giảm nguy cơ sinh con bị thiếu cân, chiếu theo kết quả từ một nghiên cứu với giả thuyết những chất bổ sung này cũng có thể làm giảm nguy cơ tử vong thai nhi và trẻ nhũ nhi. Một cách tổng quát, nghiên cứu này đưa ra kết luận rằng các bà mẹ sử dụng bổ sung vitamin D trong thai kỳ có thể giảm được đến 28% nguy cơ sinh con nhẹ cân, thai chết trong tử cung hoặc tử vong trẻ nhũ nhi.

Tuy nhiên, có vẻ như bổ sung vitamin D tiền sinh chỉ đạt được những lợi ích này khi thai phụ sử dụng với liều lượng ít hơn hoặc bằng 2.000 đơn vị quốc tế (IU) mỗi ngày.

Lượng vitamin D này tương ứng với tỷ lệ giảm khả năng trẻ nhũ nhi nhẹ cân là 55% và tỷ lệ giảm khả năng tử vong thai nhi và tử vong trẻ nhũ nhi là 65%.

Với liều dùng cao hơn, bất kỳ sự khác biệt nào giữa thai phụ dùng vitamin D và thai phụ không dùng vitamin D đều quá nhỏ để xét loại trừ khả năng ngẫu nhiên.

Theo tiến sĩ Shu Qin Wei của Đại học Montreal, Canada thì việc bổ sung vitamin D trong thời kỳ mang thai là an toàn, không gây ra tử vong thai nhi hoặc sơ sinh, dị tật bẩm sinh, hoặc bệnh nguy hiểm khi chào đời. Ngoài ra, bổ sung vitamin D giúp giảm nguy cơ trẻ nhũ nhi bị nhỏ bé về thể chất trong giai đoạn sinh trưởng và cải thiện nồng độ calcium và mức tăng trưởng của bé trong 12 tháng đầu đời.

Thêm vào đó, chúng tôi nhận thấy rằng liều bổ sung vitamin D thấp hơn (dưới 2.000 IU mỗi ngày) giảm nguy cơ tử vong ở thai nhi, trẻ nhũ nhi và giảm sự kém phát triển kích thước của thai nhi trong giai đoạn tăng trưởng, nhưng liều dùng cao hơn (hơn 2.000 IU mỗi ngày) không có khả năng giảm nguy cơ tử vong chu sinh và nguy cơ trẻ nhũ nhi nhỏ bé so với độ tuổi", tiến sĩ Wei giải thích thông qua email.

Thiếu vitamin D trong thai kỳ là vấn đề phổ biến trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics (Tạp chí Khoa học về Sức khỏe Nhi đồng và Thanh thiếu niên). “Vitamin D tham gia vào rất nhiều quá trình phát triển của thai nhi bao gồm tăng trưởng xương, hình thành chức năng hệ cơ và tích tụ chất béo tốt cũng như chức năng tim, sự phát triển hệ thần kinh và đáp ứng miễn dịch”, tiến sĩ Wei giải thích.

Không chỉ đối với phụ nữ có thai, nhiều người trưởng thành cũng bổ sung vitamin D để tăng cường sức khỏe hệ xương. Dù vậy, bổ sung thái quá có thể dẫn đến sự tích tụ bất lợi calcium trong các mô mềm như tim và thận.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 24 ca thử nghiệm lâm sàng, thu thập từ tổng cộng 5.404 người tham gia.

Họ đã không tìm thấy một sự khác biệt có ý nghĩa nào đối với tình trạng dị tật bẩm sinh khi so sánh dữ liệu giữa các thai phụ bổ sung vitamin D và không bổ sung. Họ cũng không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc bổ sung vitamin D trong thai kỳ và nguy cơ mắc bệnh hen suyễn của trẻ nhũ nhi.

Nhược điểm của công trình này là các nhà nghiên cứu thiếu dữ liệu về tình trạng sức khỏe lâu dài của sản phụ và trẻ nhũ nhi, bởi vì cuộc thử nghiệm lâm sàng dài nhất chỉ diễn ra trong vòng ba năm và các cuộc thử nghiệm khác thì còn ngắn hơn nhiều nữa.

Tuy nhiên, các kết quả góp phần trấn an phụ nữ mang thai về lợi ích của việc bổ sung vitamin D, theo lời tiến sĩ Bo Chawes, tác giả của bài luận song hành và nhà nghiên cứu tại Đại học Copenhagen ở Đan Mạch.

Chúng ta đều biết rằng bổ sung vitamin D ngăn ngừa sự hình thành bệnh còi xương – một hội chứng rối loạn xương dẫn đến xương yếu và tăng nguy cơ nứt gãy, nhưng chúng tôi không biết liệu tăng liều lượng bổ sung có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển trong tử cung hoặc sau khi sinh của trẻ”, tiến sĩ Chawes tiếp tục trò chuyện qua email.

Kết quả phân tích sâu thú vị và mạnh mẽ nhất là tăng cường bổ sung vitamin D vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ và có thể làm giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị thấp còi so với độ tuổi – dẫn đến biến chứng gây bệnh và tử vong chu sinh và nhũ nhi.", tiến sĩ Chawes bổ sung.

Bi WG, Nuyt AM, Weiler H, Leduc L, Santamaria C, Wei SQ. Association Between Vitamin D Supplementation During Pregnancy and Offspring Growth, Morbidity, and MortalityA Systematic Review and Meta-analysis. JAMA Pediatr. Published online May 29, 2018

Links: https://www.reuters.com/article/us-health-pregnancy-vitamins/prenatal-vitamin-d-tied-to-lower-risk-of-underweight-babies-and-birth-defects-idUSKCN1IU2K5