Chế độ ăn của cha mẹ trước khi thụ thai ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

6 phút đọc /
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe Béo phì Dinh dưỡng và quản lý bệnh tật Nhẹ cân lúc sinh Suy dinh dưỡng Dị ứng

Có thể nói rằng chế độ ăn của bố mẹ, và mức độ thừa cân của họ có "những tác động sâu xa lên sự sinh trưởng, phát triển và sức khỏe lâu dài của con cái họ từ trước khi thụ thai", cảnh báo này được đưa ra bởi các nhà khoa học sau khi tiến hành chuỗi ba nghiên cứu liên quan.

Họ cho biết kết quả thu được từ nghiên cứu, công bố trên tạp chí hàng đầu về y học - The Lancet, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về "những rủi ro tiền sản".

"Những bằng chứng về hệ quả từ giai đoạn tiền sản đến sức khỏe lâu dài hiện nay đã vô cùng rõ rệt đến nỗi cần lập ra các hướng dẫn chuẩn bị cho quá trình mang thai, bắt đầu từ trước khi thụ thai", nhóm tác giả đưa ra kết luận.

Bộ nghiên cứu này - dựa trên nền tảng từ sự kết hợp các tài liệu sẵn có và các nghiên cứu mới - cho thấy không chỉ thói quen sống của mẹ mà còn của bố đều tác động trực tiếp đến thể trạng của con cái.

Judith Stephenson, giáo sư Đại học London và là tác giả chính của nghiên cứu phát biểu: “Giai đoạn trước mang thai là thời điểm quan trọng khi mà sức khỏe của bố mẹ - bao gồm cân nặng, hoạt động chuyển hóa và chế độ ăn uống - có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính trong tương lai ở thế hệ con cái.

"Dù các mối quan ngại hiện tại là về hút thuốc và nghiện rượu đều rất quan trọng, chúng ta vẫn cần có thêm động lực để chuẩn bị tốt hơn về mặt dinh dưỡng cho quá trình mang thai, dành cho cả bố lẫn mẹ".

Ví dụ: nếu bố hoặc mẹ, hoặc cả hai đều bị béo phì thì nguy cơ sinh con mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch - nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các bệnh miễn dịch khác đều bị tăng cao.

Nếu người mẹ bị béo phì thì khả năng viêm nhiễm và nồng độ hormones đều bị tăng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng và phôi thai. Từ đó nâng tỷ lệ rủi ro mắc các bệnh mãn tính sau này.

Ở nam giới, bị béo phì dẫn đến sự sụt giảm chất lượng tinh trùng, gắn liền với nhiều bệnh trạng tương tự.

Hậu quả qua nhiều thế hệ

Cũng từ nghiên cứu này, nhóm tác giả phát hiện ra khi mẹ bị suy dinh dưỡng thì con sinh ra sẽ gặp vấn đề về phát triển.

Họ lưu ý rằng tuy hậu quả có thể kéo dài qua vài thế hệ nhưng mức độ nhận thức của mọi người về vấn đề này vẫn còn rất hạn chế.

"Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bệnh béo phì và tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ngày càng lan rộng, đồng thời khoảng cách giữa các nước có thu nhập bình quân cao và thấp ngày càng thu hẹp lại, tất cả chế độ ăn phổ biến nhất hiện nay đều không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, nhất là đối với độ tuổi thanh thiếu niên".

Các kết luận được dựa một phần vào hai phân tích mới về phụ nữ trong độ tuổi sinh sản -18 đến 42 - ở Anh và Úc.

"Những nghiên cứu này cho thấy phụ nữ thường không được "chuẩn bị đầy đủ về mặt dinh dưỡng" cho việc mang thai", các nhà nghiên cứu cho biết.

Ví dụ, khoảng 96% phụ nữ có nồng độ sắt và folate thấp hơn mức khuyến nghị, lần lượt là 14,8 mg và 400 μg mỗi ngày.

Thường thì đến khi có thai mới điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thì đã muộn, và tác dụng không tốt như kỳ vọng.

"Bổ sung vi chất dinh dưỡng trong thai kỳ có thể khắc phục những thiếu hụt dinh dưỡng quan trọng ở thai phụ, nhưng không đủ để cải thiện thể trạng cho thai nhi", các tác giả kết luận.

Các nghiên cứu đưa ra khuyến nghị rằng trường học nên hỗ trợ các thanh thiếu niên - những cô cậu bé - chuẩn bị sẵn sàng để trở thành các ông bố bà mẹ trong tương lai, nhất là khi có đến khoảng 40% ca mang thai trên thế giới rơi vào tình trạng mang thai ngoài ý muốn.

Cuối cùng, tác giả kết luận rằng chúng ta cần nỗ lực cải thiện dinh dưỡng và các thói quen về sức khỏe cho toàn thể cộng đồng, có như thế ta mới có thể hỗ trợ cho nỗ lực cải thiện sức khỏe ở những cá nhân đang có dự định sinh con.

Trước giai đoạn khởi đầu: dinh dưỡng và lối sống trong giai đoạn trước thụ thai và tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe về sau, Judith Stephenson, Nicola Heslehurst, Jennifer Hall, Danielle AJM Schoenaker, Jayne Hutchinson, Janet E Cade, Lucilla Poston, Geraldine Barrett, Sarah R Crozier, Mary Barker, Kalyanaraman Kumaran, Chittaranjan S Yajnik, Janis Baird, Gita D Mishra - Tạp chí The Lancet.

Nguồn gốc của sức khỏe cả đời trong khoảng thời gian thụ thai: Nguyên nhân và hậu quả - Tom P Fleming, Adam J Watkins, Miguel A Velazquez, John C Mathers, Andrew M Prentice, Judith Stephenson, Mary Barker, Richard Saffery, Chittaranjan S Yajnik, Judith J Eckert, Mark A Hanson, Terrence Forrester, Peter D Gluckman, Keith M Godfrey, Tạp chí The Lancet.

Can thiệp chiến lược để cải thiện dinh dưỡng và hành vi sức khỏe trước khi thụ thai Barker, Stephan U Dombrowski, Tim Colbourn, Mùa thu Caroline HD, Natasha M Kriznik, Wendy T Lawrence, Shane Một Norris, Gloria Ngaiza, Dilisha Patel, Jolene Skordis-Worrall, Falko F Sniehotta, Régine Steegers-Theunissen, Christina Vogel, Kathryn Woods-Townsend, Judith Stephenson, Tạp chí The Lancet.

Tiếng Anh: https://www.nestlenutrition-institute.org/news/article/2018/05/04/parental-diet-before-conception-affects-child's-health