Tất cả thành phần oligosaccharide sữa mẹ đều ảnh hưởng lên sự mẫn cảm với thức ăn ở trẻ nhũ nhi
Một nghiên cứu lâm sàng gần đây của BS. Kozeta Miliku (từ Hà Lan và Canada) và cộng sự từ nhiều trường đại học khắp Canada và Hoa Kỳ có thể lần đầu tiên cho thấy thành phần oligosaccharide sữa mẹ (HMOs) có tương quan với sự hình thành mẫn cảm với thức ăn trong năm đầu đời của trẻ nhũ nhi. Nghiên cứu cũng chỉ ra nên xem xét tất cả thành phần HMOs khi nghiên cứu các ảnh hưởng tới sức khỏe của HMOs hay tính ứng dụng trong can thiệp điều trị.
Mối tương quan giữa bú mẹ và sự hình thành các tình trạng dị ứng có vẻ khác biệt giữa các nghiên cứu. Kết quả mâu thuẫn này có thể phản ánh sự khác biệt về thành phần sữa mẹ. Các tác giả đã báo cáo trước đây rằng hệ vi sinh đường ruột ở giai đoạn đầu tuổi nhũ nhi có tương quan với sự mẫn cảm với thức ăn, cho thấy HMOs (cùng với các yếu tố quyết định sự hình thành hệ vi sinh đường ruột giai đoạn đầu đời) có thể ảnh hưởng lên sự hình thành các bệnh lý dị ứng.
Do đó, Miliku và các cộng sự của cô đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng để nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần HMOs lên sự hình thành mẫn cảm với thức ăn ở trẻ nhũ nhi lúc 1 tuổi. Tổng số 421 cặp mẹ - trẻ nhũ nhi từ đoàn hệ Sự phát triển dài hạn của trẻ nhũ nhi khỏe mạnh người Canada (CHILD) được đánh giá về tình trạng mẫn cảm với thức ăn. Nhóm tác giả kiểm tra mối tương quan của 19 loại HMOs và toàn bộ thành phần HMOs với sự mẫn cảm với thức ăn lúc 1 tuổi, sử dụng Phóng chiếu qua Phân tích các cấu trúc tiềm ẩn - Khác biệt (PLS-DA). 59 trong số 421 trẻ nhũ nhi mẫn cảm với một hoặc nhiều dị nguyên thức ăn lúc 1 tuổi.
Miliku và nhóm nghiên cứu xác định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa toàn bộ thành phần HMOs trong sữa mẹ được các trẻ nhũ nhi mẫn cảm và không mẫn cảm. Phân tích sâu hơn cho thấy 10 loại HMOs đủ để xác định sự tương quan giữa thành phần HMO và sự mẫn cảm với thức ăn. Nguy cơ thấp mẫn cảm với thức ăn được đặc trưng bởi nồng độ cao hơn fucodisialyllacto-N-hexaose (FDCLNH), lacto-N-fucopentaose I (LNFP I), LNFP II, lacto-N-neotetraose (LNnT), sialyl-lacto-N-tetraose c (LSTc) and fucosyllacto-N-hexaose (FLNH), and relatively lower concentrations of lacto-N-hexaose (LNH), lacto-N-tetrose (LNT), 2′fucosyllactose (2′FL) và disialyllacto-N-hexaose (DSLNH).
Tuy nhiên, nhóm tác giả không thấy sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa toàn bộ HMOs hay từng loại HMO và mẫn cảm với thức ăn. Đặc biệt, không có sự tương quan giữa LNFPIII, 2′FL và 6′SL (6′siallylactose) và sự mẫn cảm với thức ăn, như đã được báo cáo trước đây trong một vài nghiên cứu.
Các tác giả đề xuất một vài cơ chế trong đó thành phần HMOs nào có thể ảnh hưởng lên sự mẫn cảm với thức ăn; một trong những cơ chế này là vai trò của HMOs trong điều hòa sự phát triển miễn dịch. HMOs có thể điều hòa sự hình thành miễn dịch qua các ảnh hưởng lên thành phần hệ vi sinh đường ruột và qua ảnh hưởng lên sự trưởng thành lympho bào.
Các nghiên cứu sâu hơn sẽ cho thấy các thành phần HMOs có lợi được định nghĩa như Miliku và cộng sự có thể kích thích tối ưu tiến thành miễn dịch phát triển hay không. Một khía cạnh nghiên cứu thú vị khác trong tương lai là xác định các yếu tố mẹ và môi trường kích thích các thành phần HMOs có lợi này.
Nguồn: Miliku K, Robertson B, Sharma AK, Subbarao P, Becker A, Mandhane PJ et al; CHILD Study Investigators, Bode L, Azad MB. Human milk oligosaccharide profiles and food sensitization among infants in the CHILD Study. Allergy. 2018 May 18. doi: 10.1111/all.13476.