Dinh dưỡng trong cuộc sống sớm ảnh hưởng đến sức khỏe của bộ xương người trưởng thành như thế nào?

6 phút đọc /
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe Béo phì Dinh dưỡng và quản lý bệnh tật Nhẹ cân lúc sinh Suy dinh dưỡng Dị ứng

Chúng ta đều nghe nói rằng một chế độ ăn nhiều chất béo làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các bệnh về chuyển hóa như bệnh đái tháo đường type 2 khi trưởng thành. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe bộ xương của con người, đặc biệt nếu trẻ được sinh non hoặc nhẹ cân, hoặc nếu tình trạng dinh dưỡng mẹ của trẻ kém trong thời kỳ mang thai. Các nhà nghiên cứu từ Học viện Liggins và Đại học Auckland đã phân tích cấu trúc xương của những con chuột có mẹ được nuôi dưỡng bình thường hoặc thiếu kém trong thai kỳ.

Từ lúc ăn dặm, một nửa số con chuột từ mỗi nhóm chuột mẹ được cho ăn chế độ ăn thông thường, nửa kia được ăn chế độ ăn nhiều chất béo. So với các nhóm khác, xương của chuột trong nhóm mẹ thiếu dinh dưỡng rồi ăn chế độ nhiều chất béo có hàm lượng khoáng xương thấp nhất và khoảng cách đĩa xương rộng hơn – tức là các đặc điểm của giảm sức xương. Các nghiên cứu trên động vật trong quá khứ đã cho thấy rằng tình trạng dinh dưỡng kém ở các bà mẹ mang thai sẽ "chương trình hóa" sự trao đổi chất của con của họ theo hướng làm tăng nguy cơ phát triển thừa cân và béo phì về sau.

Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên khám phá một ảnh hưởng phức tạp của tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng của bà mẹ và chế độ ăn nhiều chất béo đối với sức khỏe xương sau này. Theo GS. Elwyn Firth tại Học viện Liggins và Khoa Khoa học Thể thao tại Đại học Auckland: “Nghiên cứu này có thể có ý nghĩa đối với hàng ngàn trẻ em trên thế giới mà mẹ có chế độ dinh dưỡng thiếu kém do các yếu tố như nghèo đói và môi trường sinh béo phì, và kế đó là những trẻ có chế độ ăn Tây phương hóa nhiều chất béo trong thời thơ ấu”.

Các nghiên cứu khác cho thấy trẻ em béo phì dễ bị gãy xương, và loãng xương ở người lớn tuổi có nguồn gốc từ rất sớm (từ trong bào thai hay sau sinh)". Nhóm nghiên cứu cũng khảo sát sự thay đổi của môi trường sớm đối với sức khỏe xương sau này. Nghiên cứu trước đây của Viện Liggins cho thấy việc điều trị những đứa con với leptin, hormone liên quan tới béo phì (obesity-related hormone leptin), một hormon điều chỉnh sự thèm ăn và cân bằng năng lượng, có thể đảo ngược lập trình trao đổi chất, do đó đứa con trưởng thành với trọng lượng cơ thể, khối lượng mỡ và mức leptin bình thường. Những gì họ tìm thấy là nổi bật: Nếu những con chuột mới sinh từ những chuột mẹ thiếu dinh dưỡng và sau đó cho ăn một chế độ ăn nhiều chất béo được điều trị với leptin trong 10 ngày, các tác động lập trình trên cấu trúc xương đã bị giảm thiểu hoặc thậm chí còn đảo ngược vĩnh viễn.
Tuy nhiên, chế độ điều trị bằng leptin tương tự đối với những con chuột mới sinh ăn chế độ nhiều chất béo mà mẹ đã ăn một chế độ ăn uống bình thường có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe xương - nó làm giảm chiều dài xương. Điều này có nghĩa là leptin đã đảo ngược ảnh hưởng của tình trạng thiếu dinh dưỡng của mẹ, nhưng không ảnh hưởng đến chế độ ăn nghèo nàn của con. Tiến sĩ Elwyn Firth nói: "Hiện tại, leptin không phải là phương pháp điều trị khả thi cho trẻ em, bởi vì chúng ta chưa biết mức an toàn là bao nhiêu, và các bằng chứng như thế này cho thấy nó có thể gây bất lợi cho những trẻ  không thiếu leptin". Giáo sư Mark Vickers thuộc Viện Liggins, đồng nghiên cứu, cho biết: "Leptin không phải là phương pháp điều trị cho hầu hết người lớn bị béo phì, vì họ ít nhạy với hormon này hơn người bình thường”.

Nhưng nghiên cứu của chúng tôi mở ra những con đường chữa trị khả dĩ cho trẻ em và một lần nữa làm nổi bật tầm quan trọng của sức khỏe đầu đời để tối ưu hóa sức khỏe sau này. Chúng ta đã biết từ những nghiên cứu trước đây của chúng ta rằng tập luyện sớm trong cuộc đời có thể cải thiện sức khỏe và độ chắc của xương vào tuổi trưởng thành. "Ta cũng biết rằng duy trì một mức leptin nhất định trong giai đoạn sớm là điều cần thiết cho sự điều hòa chuyển hóa bình thường; và thức ăn và tập thể dục ảnh hưởng đến mức leptin. Rất có thể trong tương lai, chúng ta có thể thay đổi nồng độ leptin mà không cần tiêm, mà bằng dinh dưỡng và tập thể dục, điều này có thể làm giảm hiệu ứng của chương trình hóa". Bước tiếp theo của nhóm nghiên cứu là kiểm tra các liều leptin khác nhau ở chuột, và tìm hiểu cách mà tập thể dục sớm ảnh hưởng đến mức độ leptin và sức khỏe của người trưởng thành.

Các nhà nghiên cứu khác trong nhóm nghiên cứu là Greg Gamble và Giáo sư Jillian Cornish thuộc Nhóm nghiên cứu Xương và Khớp thuộc khoa Nội Đại học Auckland. Tiến sĩ Firth nói: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự hiểu biết sâu hơn về bộ xương, đó không chỉ là một cơ quan có cấu trúc, mà còn là một phần của hệ thống hormon, do đó ảnh hưởng mạnh đến sự trao đổi chất. Và sự trao đổi chất - những gì bạn làm với năng lượng từ chế độ ăn uống - là mấu chốt của lý do tại sao một số trẻ em và người lớn bị thừa cân hoặc béo phì ".