Việc thiếu ngủ kinh niên làm giảm khả năng nhận thức, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ thể chất
6 phút đọc
/
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe
Béo phì
Thiếu ngủ kinh niên không chỉ làm suy giảm khả năng nhận thức mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường. Nghiên cứu hiện nay được thảo luận tại Đại hội của Viện Thần kinh học Châu Âu ở Amsterdam cho thấy không chỉ số lượng giấc ngủ, mà thời điểm ngủ cũng quan trọng nữa.
"Ngủ quá ít làm giảm khả năng nhận thức của chúng ta và có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ thể chất. Thật không may, chủ đề quan trọng này vẫn thường xuyên bị đánh giá thấp trong ngành chăm sóc sức khoẻ ", GS. Pierre Maquet, Trưởng khoa Thần kinh tại Đại học Liège, Bỉ cảnh báo tại Đại hội lần thứ 3 của Học viện Thần kinh học Châu Âu (EAN) ở Amsterdam.
Chúng ta ngủ ít hơn 1,5 tiếng so với ông bà mình
Trung bình, người Mỹ ngày nay ngủ 6,5 giờ một đêm và người châu Âu khoảng 7 giờ. Giáo sư Maquet: "Khoảng thời gian này ít hơn một tiếng rưỡi so với ông bà ta ngày xưa, có nghĩa là chúng ta bị thiếu ngủ kinh niên. Ít nhất, tình huống này cũng ảnh hưởng đến việc xử lý thông tin trong não”. Giáo sư Maquet: "Trên hết, tình trạng thiếu ngủ làm suy yếu khả năng giữ lại thông tin mới trong ký ức, thông tin có thể được hấp thụ nhưng không được lưu trữ vĩnh viễn trong não, thay vào đó, sau này nó sẽ bị mất đi. Rõ ràng là các dấu vết trí nhớ được ghi lại sau mỗi mục thông tin mới vẫn còn mong manh cho đến khi chúng được làm vững chắc và ngấm sâu vào trong bộ nhớ dài hạn trong khi một người đang ngủ ".
Thiếu ngủ thúc đẩy béo phì và bệnh tim
Nghiên cứu chuyên sâu được tiến hành về ảnh hưởng của tình trạng thiếu ngủ đến sức khoẻ thể chất. Giáo sư Maquet: "Chúng ta vẫn chưa biết tất cả những hậu quả lâu dài, nhưng chúng ta biết rằng ngủ quá ít làm dễ bị béo phì và là một yếu tố nguy cơ cho các bệnh tim mạch." Thiếu ngủ làm tăng sự thèm ăn và cũng làm thay đổi thói quen ăn uống. Việc thèm thuồng những thức ăn không lành mạnh có rất nhiều chất đường và chất béo khiến BMI nhanh chóng tăng vọt. Giáo sư Maquet: "Điều này, đến lượt nó, bắt đầu một vòng luẩn quẩn, những người thừa cân bị ngưng thở khi ngủ và không thể ngủ được suốt đêm. Tình hình này cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim."
Không chỉ ngủ quá ít, mà ngủ sai thời điểm cũng có hại
Các nghiên cứu sâu hơn cho thấy thiếu ngủ kinh niên cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm tăng tính nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm trùng và bệnh do virus. Hậu quả lâu dài có thể nghiêm trọng hơn nhiều. Giáo sư Maquet: "Có những nghiên cứu nhỏ cho thấy các công nhân làm việc theo ca có nguy cơ ung thư cao hơn, nhưng chúng ta sẽ cần nhiều dữ liệu hơn trong tương lai để có được bằng chứng đáng tin cậy cho kết luận này".
Nghiên cứu của Giáo sư Maquet cho thấy, nguy cơ về sức khoẻ phát sinh không chỉ từ thiếu ngủ mà còn từ sự gián đoạn thường xuyên nhịp điệu tự nhiên của ngày và đêm (rối loạn nhịp sinh học). Trong một thử nghiệm thiết lập, những người trẻ đầy đủ sức khỏe phải giữ tỉnh táo trong 42 giờ và làm các công việc nhận thức khác nhau trong thời gian này. Hoạt động của não được ghi nhận trong quá trình chụp cắt lớp cộng hưởng từ chức năng. Cuối cùng, một kết quả hoàn toàn bất ngờ xuất hiện: Không chỉ có một, mà có tới vài đồng hồ sinh học. Giáo sư Maquet đã tóm tắt: "Thật ngạc nhiên, chúng tôi nhận ra rằng có nhiều khác biệt về nhịp sinh học giữa các vùng khác nhau của vỏ não. Mỗi đồng hồ sinh học tại chỗ dường như phản ứng với việc thiếu ngủ trong và của chính nó. Điều đó cho thấy rằng xử lý thông tin chỉ tối ưu khi chúng ta ngủ vào đúng thời điểm."
Các nhà thần kinh học nên chú ý nhiều hơn đến chất lượng giấc ngủ
Theo những phát hiện này, chuyên gia kêu gọi các đồng nghiệp chú ý nhiều hơn đến chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân. Giáo sư Maquet: "Những ảnh hưởng của việc thiếu ngủ và rối loạn nhịp điệu ngày đêm bị đánh giá thấp bởi hầu hết mọi người. Chúng ta phải ngày càng nhận ra rằng giấc ngủ có ảnh hưởng quyết định đến sức khoẻ và sự tiến triển của nhiều bệnh thần kinh. Ngay cả những câu hỏi đơn giản có thể cực kỳ hữu ích cho bệnh nhân của chúng tôi và quá trình điều trị của họ; những câu hỏi như thế này: Bạn có ngủ tốt không? Bạn có ngáy không? Bạn có bị buồn ngủ ban ngày hoặc không ngủ được vào ban đêm không? "
Nguy cơ bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu của Giáo sư Hans Romijn tại Trung tâm Y tế Đại học Leiden (LUMC) cho thấy rằng ngủ quá ít cũng làm gián đoạn sự trao đổi chất. Những người tham gia nghiên cứu cho thấy sự nhạy cảm với insulin ít hơn 1/4 sau một đêm chỉ được ngủ 4 giờ. Giáo sư Romijn, hiện đang là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Trung tâm Y tế Hàn lâm thuộc Đại học Amsterdam, nói: "Hiệu quả này xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và cả những người tham gia khỏe mạnh. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có nhiều hiểu biết về cơ chế bên dưới, nhưng một thay đổi trong hoạt động của hệ thần kinh tự trị do thiếu ngủ có thể đóng một vai trò". Đối với bệnh nhân ÐTÐ, điều này có nghĩa là mặc dù được tiêm insulin, họ vẫn có thể có nồng độ đường trong máu cao và do đó có nguy cơ mắc bệnh tim, rối loạn chức năng thận và các bệnh thứ phát khác. Giáo sư Romijn: "Bệnh nhân tiểu đường cần thêm một liều insulin sau bữa ăn của họ sau một đêm không ngủ đủ. Thường xuyên ngủ quá ít không tốt cho bất cứ ai, nhưng đặc biệt là hết sức không tốt cho nhóm bệnh nhân này."
"Ngủ quá ít làm giảm khả năng nhận thức của chúng ta và có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ thể chất. Thật không may, chủ đề quan trọng này vẫn thường xuyên bị đánh giá thấp trong ngành chăm sóc sức khoẻ ", GS. Pierre Maquet, Trưởng khoa Thần kinh tại Đại học Liège, Bỉ cảnh báo tại Đại hội lần thứ 3 của Học viện Thần kinh học Châu Âu (EAN) ở Amsterdam.
Chúng ta ngủ ít hơn 1,5 tiếng so với ông bà mình
Trung bình, người Mỹ ngày nay ngủ 6,5 giờ một đêm và người châu Âu khoảng 7 giờ. Giáo sư Maquet: "Khoảng thời gian này ít hơn một tiếng rưỡi so với ông bà ta ngày xưa, có nghĩa là chúng ta bị thiếu ngủ kinh niên. Ít nhất, tình huống này cũng ảnh hưởng đến việc xử lý thông tin trong não”. Giáo sư Maquet: "Trên hết, tình trạng thiếu ngủ làm suy yếu khả năng giữ lại thông tin mới trong ký ức, thông tin có thể được hấp thụ nhưng không được lưu trữ vĩnh viễn trong não, thay vào đó, sau này nó sẽ bị mất đi. Rõ ràng là các dấu vết trí nhớ được ghi lại sau mỗi mục thông tin mới vẫn còn mong manh cho đến khi chúng được làm vững chắc và ngấm sâu vào trong bộ nhớ dài hạn trong khi một người đang ngủ ".
Thiếu ngủ thúc đẩy béo phì và bệnh tim
Nghiên cứu chuyên sâu được tiến hành về ảnh hưởng của tình trạng thiếu ngủ đến sức khoẻ thể chất. Giáo sư Maquet: "Chúng ta vẫn chưa biết tất cả những hậu quả lâu dài, nhưng chúng ta biết rằng ngủ quá ít làm dễ bị béo phì và là một yếu tố nguy cơ cho các bệnh tim mạch." Thiếu ngủ làm tăng sự thèm ăn và cũng làm thay đổi thói quen ăn uống. Việc thèm thuồng những thức ăn không lành mạnh có rất nhiều chất đường và chất béo khiến BMI nhanh chóng tăng vọt. Giáo sư Maquet: "Điều này, đến lượt nó, bắt đầu một vòng luẩn quẩn, những người thừa cân bị ngưng thở khi ngủ và không thể ngủ được suốt đêm. Tình hình này cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim."
Không chỉ ngủ quá ít, mà ngủ sai thời điểm cũng có hại
Các nghiên cứu sâu hơn cho thấy thiếu ngủ kinh niên cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm tăng tính nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm trùng và bệnh do virus. Hậu quả lâu dài có thể nghiêm trọng hơn nhiều. Giáo sư Maquet: "Có những nghiên cứu nhỏ cho thấy các công nhân làm việc theo ca có nguy cơ ung thư cao hơn, nhưng chúng ta sẽ cần nhiều dữ liệu hơn trong tương lai để có được bằng chứng đáng tin cậy cho kết luận này".
Nghiên cứu của Giáo sư Maquet cho thấy, nguy cơ về sức khoẻ phát sinh không chỉ từ thiếu ngủ mà còn từ sự gián đoạn thường xuyên nhịp điệu tự nhiên của ngày và đêm (rối loạn nhịp sinh học). Trong một thử nghiệm thiết lập, những người trẻ đầy đủ sức khỏe phải giữ tỉnh táo trong 42 giờ và làm các công việc nhận thức khác nhau trong thời gian này. Hoạt động của não được ghi nhận trong quá trình chụp cắt lớp cộng hưởng từ chức năng. Cuối cùng, một kết quả hoàn toàn bất ngờ xuất hiện: Không chỉ có một, mà có tới vài đồng hồ sinh học. Giáo sư Maquet đã tóm tắt: "Thật ngạc nhiên, chúng tôi nhận ra rằng có nhiều khác biệt về nhịp sinh học giữa các vùng khác nhau của vỏ não. Mỗi đồng hồ sinh học tại chỗ dường như phản ứng với việc thiếu ngủ trong và của chính nó. Điều đó cho thấy rằng xử lý thông tin chỉ tối ưu khi chúng ta ngủ vào đúng thời điểm."
Các nhà thần kinh học nên chú ý nhiều hơn đến chất lượng giấc ngủ
Theo những phát hiện này, chuyên gia kêu gọi các đồng nghiệp chú ý nhiều hơn đến chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân. Giáo sư Maquet: "Những ảnh hưởng của việc thiếu ngủ và rối loạn nhịp điệu ngày đêm bị đánh giá thấp bởi hầu hết mọi người. Chúng ta phải ngày càng nhận ra rằng giấc ngủ có ảnh hưởng quyết định đến sức khoẻ và sự tiến triển của nhiều bệnh thần kinh. Ngay cả những câu hỏi đơn giản có thể cực kỳ hữu ích cho bệnh nhân của chúng tôi và quá trình điều trị của họ; những câu hỏi như thế này: Bạn có ngủ tốt không? Bạn có ngáy không? Bạn có bị buồn ngủ ban ngày hoặc không ngủ được vào ban đêm không? "
Nguy cơ bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu của Giáo sư Hans Romijn tại Trung tâm Y tế Đại học Leiden (LUMC) cho thấy rằng ngủ quá ít cũng làm gián đoạn sự trao đổi chất. Những người tham gia nghiên cứu cho thấy sự nhạy cảm với insulin ít hơn 1/4 sau một đêm chỉ được ngủ 4 giờ. Giáo sư Romijn, hiện đang là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Trung tâm Y tế Hàn lâm thuộc Đại học Amsterdam, nói: "Hiệu quả này xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và cả những người tham gia khỏe mạnh. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có nhiều hiểu biết về cơ chế bên dưới, nhưng một thay đổi trong hoạt động của hệ thần kinh tự trị do thiếu ngủ có thể đóng một vai trò". Đối với bệnh nhân ÐTÐ, điều này có nghĩa là mặc dù được tiêm insulin, họ vẫn có thể có nồng độ đường trong máu cao và do đó có nguy cơ mắc bệnh tim, rối loạn chức năng thận và các bệnh thứ phát khác. Giáo sư Romijn: "Bệnh nhân tiểu đường cần thêm một liều insulin sau bữa ăn của họ sau một đêm không ngủ đủ. Thường xuyên ngủ quá ít không tốt cho bất cứ ai, nhưng đặc biệt là hết sức không tốt cho nhóm bệnh nhân này."