Sự gia tăng phụ nữ mang thai béo phì sẽ ảnh hưởng đến cả bà mẹ và trẻ em
8 phút đọc
/
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe
Béo phì
Một bác sĩ y khoa cảnh báo rằng dịch béo phì đang làm tăng thai kỳ nguy cơ cao. Chưa có hướng dẫn tiêu chuẩn xử lý béo phì trong thai kỳ. Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai phải tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể lực vừa phải ít nhất nửa giờ mỗi ngày trong thai kỳ. Nhưng những phụ nữ mang thai béo phì đại diện cho một quần thể mới có nguy cơ cao tương đối sẽ kêu gọi sự phát triển của các công cụ bổ sung để giúp họ giảm nguy cơ trước, trong và sau khi mang thai, bác sĩ này cho biết.
Tiến sĩ Catalano nói: "Việc quản lý béo phì trong thai kỳ bắt đầu từ trước, trong và sau khi mang thai. Có rất ít bằng chứng dựa trên số liệu về việc sao là tốt nhất để giảm thiểu các tác động tiêu cực của béo phì đối với bà mẹ (sẩy thai tự phát, đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật và nhu cầu phải sinh mổ) và con của họ (dị tật bẩm sinh, béo phì sơ sinh và nguy cơ béo phì ở trẻ em) khi người phụ nữ đang mang thai. Những câu hỏi cơ bản về chế độ ăn uống tối ưu hoặc tăng cân trong thời kỳ mang thai cần phải được giải quyết. Trong giai đoạn tạm thời, cho đến khi một phương pháp tiếp cận đời sống toàn diện có khả năng cá nhân hóa được thực hiện, những nỗ lực trong thai kỳ sẽ là cần thiết để nhận ra và giảm thiểu các hậu quả chuyển hóa tiêu cực của bà mẹ bị béo phì trong thời kỳ mang thai đối với cả mẹ và con. "
Ông nói rằng những thay đổi lối sống như ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và thay đổi hành vi trong thời kỳ mang thai đã chỉ có những lợi ích hạn chế trong việc cải thiện kết cục chu sinh xấu, ngoại trừ việc giảm bớt tình trạng tăng cân quá mức trong thai kỳ, trung bình từ 2 đến 5 pounds ở phụ nữ béo phì. Tổng quan là một nỗ lực hợp tác giữa Tiến sĩ Catalano và các đồng nghiệp của ông tại Hồng Kông, Brazil và Úc để các khuyến nghị có thể dựa trên sự hiểu biết về tác động của bệnh béo phì khi mang thai trên toàn thế giới. Tiến sĩ Catalano nói: "Không còn nghi ngờ gì nữa, rằng tất cả chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng các vấn đề liên quan đến thai kỳ do béo phì trên khắp thế giới”.
Tổng quan của Tiến sĩ Catalano và các đồng nghiệp quốc tế của ông tập trung vào việc quản lý lâm sàng chứng béo phì trong thai kỳ và làm thế nào để giảm nguy cơ cho mẹ và con. Các tác giả đã viết trong bài báo: "Bệnh béo phì liên quan đến giảm khả năng sinh con, và các trường hợp thai kỳ có biến chứng do béo phì có liên quan đến kết cục bất lợi, bao gồm gia tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non, sinh mổ và sinh giúp, nhiễm trùng và xuất huyết hậu sản. Việc quản lý nội khoa và sản khoa cho phụ nữ béo phì tập trung vào việc xác định, giải quyết và ngăn ngừa một số biến chứng liên quan và là một thách thức khó khăn do tỷ lệ bệnh nhân béo phì cao và có ít phương pháp điều trị đã được chứng minh là giúp cải thiện kết cục trong quần thể này". Tiến sĩ Catalano nói thêm: “Chưa có hướng dẫn chuẩn để điều trị béo phì trong thai kỳ”.
Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai phải tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể lực vừa phải ít nhất nửa giờ mỗi ngày trong suốt thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, Tiến sĩ Catalano nói rằng phụ nữ mang thai béo phì đại diện cho một quần thể mới có nguy cơ cao tương đối sẽ kêu gọi phát triển các công cụ bổ sung để giúp họ giảm nguy cơ trước, trong và sau khi mang thai. Các nhà khoa học Case Western cũng đang tiến hành một nghiên cứu để xác định liệu những thay đổi lối sống bắt đầu trong giai đoạn hậu sản sẽ giúp giảm nguy cơ cho thai kỳ sau hay không. Theo tiến sĩ Catalano và các đồng nghiệp, vào năm 2008, có gần 3 phụ nữ thừa cân hoặc béo phì trong độ tuổi sinh sản cho mỗi phụ nữ thiếu cân.
Họ gợi ý rằng các bác sĩ lâm sàng làm việc với những phụ nữ thừa cân hoặc béo phì trong độ tuổi sinh sản nên đề nghị cách kiểm soát trọng lượng trước khi thụ thai để cải thiện sức khỏe chuyển hóa, khả năng sinh sản và giảm sẩy thai. Cũng cần sàng lọc bệnh đái tháo đường. Một khi mang thai, phụ nữ nên được hướng dẫn cách duy trì cân nặng khỏe mạnh trong thai kỳ (thông qua việc ăn uống lành mạnh và tập thể dục). Các nghiên cứu cho thấy 50 - 60 % phụ nữ béo phì tăng cân trong thai kỳ nhiều hơn so với khuyến cáo của Viện Y học (Institute of Medicine - IOM).
Tổng quan cũng gợi ý rằng các bác sĩ lâm sàng cần tầm soát các vấn đề về cấu trúc bào thai. Vào giữa thai kỳ, các chuyên gia nói rằng các bác sĩ lâm sàng cũng nên sàng lọc bệnh đái tháo đường và tiền sản giật thai kỳ; và đến cuối thai kỳ, nên có đánh giá về sự phát triển quá mức của bào thai (phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai bị béo phì). Những người làm việc tại phòng sanh cũng cần phải nhận thức được là nguy cơ mổ lấy thai sẽ cao.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ thụ thai thất bại cao gấp hai lần ở những phụ nữ béo phì so với những phụ nữ có cân nặng khỏe mạnh. Phụ nữ béo phì ở giai đoạn hậu sản cũng có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch, khó tạo sữa và trầm cảm. Các người lần đầu sinh con bị béo phì cũng có thể gặp nhiều khó khăn khi cho con bú sữa mẹ.
Tiến sĩ Catalano và các đồng nghiệp của ông tin rằng ngoài việc bắt đầu một nỗ lực giảm nguy cơ béo phì ở tuổi thiếu niên như đã thảo luận trong các bài tổng quan khác trong loạt bài này, giai đoạn hậu sản có thể là cơ hội tốt nhất để giúp đảm bảo tiến tới một trọng lượng và lối sống khỏe mạnh cho thai kỳ tiếp theo, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến cả gia đình. Tiến sĩ Catalano nói: "Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy con cái của những bà mẹ béo phì có nguy cơ cao quá cân trong thời thơ ấu”.
Chuyên gia y tế Bà mẹ - Thai nhi của Case Western và MetroHealth cho biết vẫn chưa rõ những can thiệp về lối sống nào sẽ có hiệu quả giúp giảm thiểu các yếu tố nguy cơ cho mẹ và con. "Chúng ta có thể làm gì? Chúng tôi đang cố gắng nghiên cứu điều đó ngay bây giờ. Lý tưởng là giúp một người phụ nữ cải thiện sức khỏe chuyển hóa trước khi mang thai. Nhưng chế độ ăn uống tốt nhất là gì?
Có những cách tiếp cận khác nhau ở những nơi khác trên thế giới không? Còn về việc tăng cân khỏe mạnh trong thai kỳ thì sao? Chúng ta có thể hợp tác thế nào để hạn chế dị tật bẩm sinh? Chúng ta có một chặng đường dài để đi nhưng nhận ra tầm quan trọng của vấn đề là bước đầu tiên để đi đúng hướng.
Chúng ta cần phát triển phương pháp tiếp cận cuộc sống toàn diện cho vấn đề sử dụng các biện pháp y tế công cộng, ngành công nghiệp thực phẩm bên cạnh hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, bác sỹ sản, bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia y tế liên quan, như các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà sinh lý học thể dục. Chúng ta phải giải quyết những câu hỏi này vì lợi ích của bệnh nhân và các thế hệ trẻ em chưa ra đời.
Patrick M Catalano, MD et al. Clinical management of pregnancy in the obese mother: before conception, during pregnancy, and post partum. The Lancet Diabetes and Endocrinology, October 2016
Links: https://www.sciencedaily.com/releases/2016/10/161014103221.htm
Tiến sĩ Catalano nói: "Việc quản lý béo phì trong thai kỳ bắt đầu từ trước, trong và sau khi mang thai. Có rất ít bằng chứng dựa trên số liệu về việc sao là tốt nhất để giảm thiểu các tác động tiêu cực của béo phì đối với bà mẹ (sẩy thai tự phát, đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật và nhu cầu phải sinh mổ) và con của họ (dị tật bẩm sinh, béo phì sơ sinh và nguy cơ béo phì ở trẻ em) khi người phụ nữ đang mang thai. Những câu hỏi cơ bản về chế độ ăn uống tối ưu hoặc tăng cân trong thời kỳ mang thai cần phải được giải quyết. Trong giai đoạn tạm thời, cho đến khi một phương pháp tiếp cận đời sống toàn diện có khả năng cá nhân hóa được thực hiện, những nỗ lực trong thai kỳ sẽ là cần thiết để nhận ra và giảm thiểu các hậu quả chuyển hóa tiêu cực của bà mẹ bị béo phì trong thời kỳ mang thai đối với cả mẹ và con. "
Ông nói rằng những thay đổi lối sống như ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và thay đổi hành vi trong thời kỳ mang thai đã chỉ có những lợi ích hạn chế trong việc cải thiện kết cục chu sinh xấu, ngoại trừ việc giảm bớt tình trạng tăng cân quá mức trong thai kỳ, trung bình từ 2 đến 5 pounds ở phụ nữ béo phì. Tổng quan là một nỗ lực hợp tác giữa Tiến sĩ Catalano và các đồng nghiệp của ông tại Hồng Kông, Brazil và Úc để các khuyến nghị có thể dựa trên sự hiểu biết về tác động của bệnh béo phì khi mang thai trên toàn thế giới. Tiến sĩ Catalano nói: "Không còn nghi ngờ gì nữa, rằng tất cả chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng các vấn đề liên quan đến thai kỳ do béo phì trên khắp thế giới”.
Tổng quan của Tiến sĩ Catalano và các đồng nghiệp quốc tế của ông tập trung vào việc quản lý lâm sàng chứng béo phì trong thai kỳ và làm thế nào để giảm nguy cơ cho mẹ và con. Các tác giả đã viết trong bài báo: "Bệnh béo phì liên quan đến giảm khả năng sinh con, và các trường hợp thai kỳ có biến chứng do béo phì có liên quan đến kết cục bất lợi, bao gồm gia tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non, sinh mổ và sinh giúp, nhiễm trùng và xuất huyết hậu sản. Việc quản lý nội khoa và sản khoa cho phụ nữ béo phì tập trung vào việc xác định, giải quyết và ngăn ngừa một số biến chứng liên quan và là một thách thức khó khăn do tỷ lệ bệnh nhân béo phì cao và có ít phương pháp điều trị đã được chứng minh là giúp cải thiện kết cục trong quần thể này". Tiến sĩ Catalano nói thêm: “Chưa có hướng dẫn chuẩn để điều trị béo phì trong thai kỳ”.
Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai phải tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể lực vừa phải ít nhất nửa giờ mỗi ngày trong suốt thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, Tiến sĩ Catalano nói rằng phụ nữ mang thai béo phì đại diện cho một quần thể mới có nguy cơ cao tương đối sẽ kêu gọi phát triển các công cụ bổ sung để giúp họ giảm nguy cơ trước, trong và sau khi mang thai. Các nhà khoa học Case Western cũng đang tiến hành một nghiên cứu để xác định liệu những thay đổi lối sống bắt đầu trong giai đoạn hậu sản sẽ giúp giảm nguy cơ cho thai kỳ sau hay không. Theo tiến sĩ Catalano và các đồng nghiệp, vào năm 2008, có gần 3 phụ nữ thừa cân hoặc béo phì trong độ tuổi sinh sản cho mỗi phụ nữ thiếu cân.
Họ gợi ý rằng các bác sĩ lâm sàng làm việc với những phụ nữ thừa cân hoặc béo phì trong độ tuổi sinh sản nên đề nghị cách kiểm soát trọng lượng trước khi thụ thai để cải thiện sức khỏe chuyển hóa, khả năng sinh sản và giảm sẩy thai. Cũng cần sàng lọc bệnh đái tháo đường. Một khi mang thai, phụ nữ nên được hướng dẫn cách duy trì cân nặng khỏe mạnh trong thai kỳ (thông qua việc ăn uống lành mạnh và tập thể dục). Các nghiên cứu cho thấy 50 - 60 % phụ nữ béo phì tăng cân trong thai kỳ nhiều hơn so với khuyến cáo của Viện Y học (Institute of Medicine - IOM).
Tổng quan cũng gợi ý rằng các bác sĩ lâm sàng cần tầm soát các vấn đề về cấu trúc bào thai. Vào giữa thai kỳ, các chuyên gia nói rằng các bác sĩ lâm sàng cũng nên sàng lọc bệnh đái tháo đường và tiền sản giật thai kỳ; và đến cuối thai kỳ, nên có đánh giá về sự phát triển quá mức của bào thai (phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai bị béo phì). Những người làm việc tại phòng sanh cũng cần phải nhận thức được là nguy cơ mổ lấy thai sẽ cao.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ thụ thai thất bại cao gấp hai lần ở những phụ nữ béo phì so với những phụ nữ có cân nặng khỏe mạnh. Phụ nữ béo phì ở giai đoạn hậu sản cũng có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch, khó tạo sữa và trầm cảm. Các người lần đầu sinh con bị béo phì cũng có thể gặp nhiều khó khăn khi cho con bú sữa mẹ.
Tiến sĩ Catalano và các đồng nghiệp của ông tin rằng ngoài việc bắt đầu một nỗ lực giảm nguy cơ béo phì ở tuổi thiếu niên như đã thảo luận trong các bài tổng quan khác trong loạt bài này, giai đoạn hậu sản có thể là cơ hội tốt nhất để giúp đảm bảo tiến tới một trọng lượng và lối sống khỏe mạnh cho thai kỳ tiếp theo, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến cả gia đình. Tiến sĩ Catalano nói: "Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy con cái của những bà mẹ béo phì có nguy cơ cao quá cân trong thời thơ ấu”.
Chuyên gia y tế Bà mẹ - Thai nhi của Case Western và MetroHealth cho biết vẫn chưa rõ những can thiệp về lối sống nào sẽ có hiệu quả giúp giảm thiểu các yếu tố nguy cơ cho mẹ và con. "Chúng ta có thể làm gì? Chúng tôi đang cố gắng nghiên cứu điều đó ngay bây giờ. Lý tưởng là giúp một người phụ nữ cải thiện sức khỏe chuyển hóa trước khi mang thai. Nhưng chế độ ăn uống tốt nhất là gì?
Có những cách tiếp cận khác nhau ở những nơi khác trên thế giới không? Còn về việc tăng cân khỏe mạnh trong thai kỳ thì sao? Chúng ta có thể hợp tác thế nào để hạn chế dị tật bẩm sinh? Chúng ta có một chặng đường dài để đi nhưng nhận ra tầm quan trọng của vấn đề là bước đầu tiên để đi đúng hướng.
Chúng ta cần phát triển phương pháp tiếp cận cuộc sống toàn diện cho vấn đề sử dụng các biện pháp y tế công cộng, ngành công nghiệp thực phẩm bên cạnh hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, bác sỹ sản, bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia y tế liên quan, như các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà sinh lý học thể dục. Chúng ta phải giải quyết những câu hỏi này vì lợi ích của bệnh nhân và các thế hệ trẻ em chưa ra đời.
Patrick M Catalano, MD et al. Clinical management of pregnancy in the obese mother: before conception, during pregnancy, and post partum. The Lancet Diabetes and Endocrinology, October 2016
Links: https://www.sciencedaily.com/releases/2016/10/161014103221.htm