Phòng ngừa bệnh béo phì ở trẻ em bắt đầu từ các thế hệ trước
5 phút đọc
/
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe
Béo phì
Cơ hội một đứa trẻ trở nên béo phì trong giai đoạn sau của cuộc đời phần lớn được xác định trước khi chúng được thụ thai, do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng sức khỏe của bố mẹ là chìa khóa để giải quyết tình trạng béo phì ở các thế hệ tương lai. Trong một loạt nghiên cứu xuất hiện trong The Lancet Diabetes and Endocrinology, các phát hiện cho thấy giai đoạn tiền thụ thai là một cơ hội đã bị bỏ lỡ để có thể ngăn chặn sự “kế thừa” của béo phì từ cha mẹ sang con.
Đề cập đến trào lưu leo thang của tình trạng béo phì trên toàn thế giới, nhóm nghiên cứu lập luận rằng một cách tiếp cận mới là những cách thức quá hạn và khác biệt để nhắc nhở những người sẽ làm cha mẹ rằng việc cải thiện sức khỏe của họ là cần thiết. Ý tưởng về việc truyền tải nguy cơ béo phì cho các thế hệ tương lai không phải là ý mới. Một số bằng chứng đã xác định thành phần di truyền của bệnh béo phì và các bệnh khác như bệnh tim và bệnh đái tháo đường. Điều đáng lo ngại là việc truyền lại những tình trạng này cho đứa trẻ, đứa trẻ rồi sẽ lớn lên thành người trưởng thành và có thể truyền gien khiếm khuyết của chúng cho thế hệ kế tiếp.
Theo một trong các nghiên cứu, quy mô của vấn đề đã bị bỏ qua vì trẻ em, trong khi có vẻ đang khỏe mạnh, có thể có nguy cơ cao mắc béo phì và bệnh mạn tính trong cuộc sống sau này. “Từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên”, trong phần bình luận đi kèm, Giáo sư Mark Hanson của Đại học Southampton đã đưa ra nhận định rằng việc giáo dục cho các bậc cha mẹ tương lai là chìa khóa để giải quyết vấn đề.
"Phương pháp tiếp cận là từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên," ông nói. "Thậm chí quan trọng hơn, nó đòi hỏi điều gì đó trong khoảng giữa, ở đó, những người trẻ tuổi giúp tạo ra bản thân họ. Nếu hiện nay, nhiều thanh thiếu niên dường như không quan tâm đến sức khỏe của họ hoặc không xem đó là một ưu tiên, có lẽ họ chưa được cung cấp thông tin rõ ràng về những gì họ có thể làm để tối ưu hóa sức khỏe cho bản thân và con cái của họ. "
Giáo sư kêu gọi các chính phủ ưu tiên cho sức khỏe vị thành niên trong các chiến lược, kế hoạch và ngân sách quốc gia về y tế, đề cập đến cam kết của các chính trị gia đã thực hiện cho phù hợp với Chiến lược Toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Sức khỏe của Phụ nữ, Trẻ em và Thanh thiếu niên.
"Giúp những người trẻ tuổi ngày nay, nhiều người trong số họ đã ở trên con đường nguy hiểm dẫn đến béo phì, có lối sống lành mạnh hơn sẽ không chỉ đem lại lợi ích cho họ trong tương lai mà còn cứu con cái tương lai của họ khỏi bệnh béo phì nữa", ông nói. “Không thể có một giải pháp duy nhất - đánh thuế trên đường, hạn chế quảng cáo đồ ăn vặt không lành mạnh, vv ... - chúng ta cần phải tấn công vấn đề trên nhiều mặt trận. Những người trẻ là tương lai - liệu họ có đáng chịu một cuộc đời mang án chung thân của bệnh béo phì?"
Thế giới kêu gọi chống lại dịch béo phì
Quy mô béo phì ở trẻ em khắp các châu lục đã khiến giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải thành lập một nhóm đặc nhiệm nhằm chấm dứt tình trạng béo phì ở trẻ em.
Trong báo cáo với Hội đồng Y tế Thế giới vào tháng 5 năm 2016, nhóm này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động, không chỉ ở tuổi thơ ấu mà còn sớm hơn trong vòng đời: Trước và trong khi mang thai. Sự thay đổi này được nhấn mạnh phản ánh các sáng kiến toàn cầu khác. Tháng 4 vừa qua, Đại hội đồng LHQ kêu gọi các chính phủ giải quyết tình trạng thừa cân cũng như thiếu cân ở trẻ em dưới 5 tuổi. Là một phần của Thập kỷ hành động về Dinh dưỡng, sáng kiến LHQ đã thể hiện hành động này như là một yếu tố quan trọng trong việc đảo ngược gánh nặng của các bệnh không lây liên quan đến chế độ ăn uống ở mọi lứa tuổi.
Sáng kiến này gắn liền với Mục tiêu Phát triển Bền vững (Mục tiêu 2.2) được xây dựng thành mục tiêu năm 2030 để “chấm dứt tất cả các thể của suy dinh dưỡng, bao gồm đạt được các mục tiêu toàn cầu về thấp còi và gầy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2025, và hướng đến nhu cầu dinh dưỡng của trẻ gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và cho con bú, và người lớn tuổi.
Nguồn: Lancet Diabetes & Endocrinology "Influence of maternal obesity on the long-term health of offspring". Keith Godfrey et al.
Link: http://www.foodnavigator.com/Science/Preventing-child-obesity-starts-in-the-previous-generation-say-leading-researchers
Đề cập đến trào lưu leo thang của tình trạng béo phì trên toàn thế giới, nhóm nghiên cứu lập luận rằng một cách tiếp cận mới là những cách thức quá hạn và khác biệt để nhắc nhở những người sẽ làm cha mẹ rằng việc cải thiện sức khỏe của họ là cần thiết. Ý tưởng về việc truyền tải nguy cơ béo phì cho các thế hệ tương lai không phải là ý mới. Một số bằng chứng đã xác định thành phần di truyền của bệnh béo phì và các bệnh khác như bệnh tim và bệnh đái tháo đường. Điều đáng lo ngại là việc truyền lại những tình trạng này cho đứa trẻ, đứa trẻ rồi sẽ lớn lên thành người trưởng thành và có thể truyền gien khiếm khuyết của chúng cho thế hệ kế tiếp.
Theo một trong các nghiên cứu, quy mô của vấn đề đã bị bỏ qua vì trẻ em, trong khi có vẻ đang khỏe mạnh, có thể có nguy cơ cao mắc béo phì và bệnh mạn tính trong cuộc sống sau này. “Từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên”, trong phần bình luận đi kèm, Giáo sư Mark Hanson của Đại học Southampton đã đưa ra nhận định rằng việc giáo dục cho các bậc cha mẹ tương lai là chìa khóa để giải quyết vấn đề.
"Phương pháp tiếp cận là từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên," ông nói. "Thậm chí quan trọng hơn, nó đòi hỏi điều gì đó trong khoảng giữa, ở đó, những người trẻ tuổi giúp tạo ra bản thân họ. Nếu hiện nay, nhiều thanh thiếu niên dường như không quan tâm đến sức khỏe của họ hoặc không xem đó là một ưu tiên, có lẽ họ chưa được cung cấp thông tin rõ ràng về những gì họ có thể làm để tối ưu hóa sức khỏe cho bản thân và con cái của họ. "
Giáo sư kêu gọi các chính phủ ưu tiên cho sức khỏe vị thành niên trong các chiến lược, kế hoạch và ngân sách quốc gia về y tế, đề cập đến cam kết của các chính trị gia đã thực hiện cho phù hợp với Chiến lược Toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Sức khỏe của Phụ nữ, Trẻ em và Thanh thiếu niên.
"Giúp những người trẻ tuổi ngày nay, nhiều người trong số họ đã ở trên con đường nguy hiểm dẫn đến béo phì, có lối sống lành mạnh hơn sẽ không chỉ đem lại lợi ích cho họ trong tương lai mà còn cứu con cái tương lai của họ khỏi bệnh béo phì nữa", ông nói. “Không thể có một giải pháp duy nhất - đánh thuế trên đường, hạn chế quảng cáo đồ ăn vặt không lành mạnh, vv ... - chúng ta cần phải tấn công vấn đề trên nhiều mặt trận. Những người trẻ là tương lai - liệu họ có đáng chịu một cuộc đời mang án chung thân của bệnh béo phì?"
Thế giới kêu gọi chống lại dịch béo phì
Quy mô béo phì ở trẻ em khắp các châu lục đã khiến giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải thành lập một nhóm đặc nhiệm nhằm chấm dứt tình trạng béo phì ở trẻ em.
Trong báo cáo với Hội đồng Y tế Thế giới vào tháng 5 năm 2016, nhóm này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động, không chỉ ở tuổi thơ ấu mà còn sớm hơn trong vòng đời: Trước và trong khi mang thai. Sự thay đổi này được nhấn mạnh phản ánh các sáng kiến toàn cầu khác. Tháng 4 vừa qua, Đại hội đồng LHQ kêu gọi các chính phủ giải quyết tình trạng thừa cân cũng như thiếu cân ở trẻ em dưới 5 tuổi. Là một phần của Thập kỷ hành động về Dinh dưỡng, sáng kiến LHQ đã thể hiện hành động này như là một yếu tố quan trọng trong việc đảo ngược gánh nặng của các bệnh không lây liên quan đến chế độ ăn uống ở mọi lứa tuổi.
Sáng kiến này gắn liền với Mục tiêu Phát triển Bền vững (Mục tiêu 2.2) được xây dựng thành mục tiêu năm 2030 để “chấm dứt tất cả các thể của suy dinh dưỡng, bao gồm đạt được các mục tiêu toàn cầu về thấp còi và gầy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2025, và hướng đến nhu cầu dinh dưỡng của trẻ gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và cho con bú, và người lớn tuổi.
Nguồn: Lancet Diabetes & Endocrinology "Influence of maternal obesity on the long-term health of offspring". Keith Godfrey et al.
Link: http://www.foodnavigator.com/Science/Preventing-child-obesity-starts-in-the-previous-generation-say-leading-researchers