Nghiên cứu cho thấy trì hoãn cho ăn dặm làm tăng nguy cơ mẫn cảm
4 phút đọc
/
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe
Béo phì
Theo các phát hiện mới của Nghiên cứu về sự Phát triển theo Chiều dọc của trẻ Nhũ nhi Khỏe mạnh ở Canada (Canadian Healthy Infant Longitudinal Development - CHILD), việc trì hoãn đưa các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho đến sau 12 tháng tuổi có thể làm tăng khả năng mắc dị ứng thức ăn về sau. Công bố trên tạp chí Miễn dịch và Dị ứng Nhi khoa, nghiên cứu này cho thấy rằng trẻ nhũ nhi không được ăn các sản phẩm từ sữa bò, trứng và đậu phộng trong suốt năm đầu đời có nhiều khả năng bị mẫn cảm với những thực phẩm này ở tuổi lên 1.
Tiến sĩ Malcolm Sears, đồng giám đốc nghiên cứu CHILD và Giáo sư Nội khoa tại Đại học McMaster, cho biết: "Sự mẫn cảm thức ăn sớm trong cuộc đời có liên quan đến nguy cơ bị khò khè, hen suyễn, chàm và viêm mũi dị ứng trong giai đoạn sau của thời thơ ấu”. Ông nói thêm: "Dù không phải tất cả trẻ nhũ nhi mẫn cảm với thực phẩm đều bị dị ứng thức ăn, nhưng sự mẫn cảm là một bước quan trọng trên con đường đó".
Sears cũng là một nhà nghiên cứu tại Viện Sức khỏe Hô hấp Firestone ở Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe St. Joseph, Hamilton. Sử dụng dữ liệu từ hơn 2.100 trẻ em Canada, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những trẻ nhũ nhi không được cho ăn các sản phẩm có sữa bò trong năm đầu tiên dễ bị mẫn cảm với sữa bò gần gấp 4 lần so với trẻ đã dùng các sản phẩm này trước 12 tháng tuổi. Tương tự, trẻ nhũ nhi không được cho ăn trứng hoặc đậu phộng trong năm đầu tiên dễ bị mẫn cảm gần gấp đôi so với trẻ đã dùng chúng trước 12 tháng tuổi.
Tác giả đầu tiên của nghiên cứu là Maxwell Tran, một nghiên cứu viên của BHSc từ Đại học McMaster và đào tạo viên về AllerGen cho biết: "Việc cho con ăn trứng trong năm đầu có vẻ đặc biệt hữu ích, vì nó làm giảm đáng kể khả năng phát triển mẫn cảm đối với bất kỳ một trong ba thức ăn thường gây dị ứng thức ăn. Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là nghiên cứu quan sát đầu tiên trong một quần thể trẻ nhũ nhi để báo cáo về thời điểm cho con ăn các loại thực phẩm ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ mắc dị ứng thức ăn".
Nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết các bậc cha mẹ Canada đang trì hoãn việc cho con ăn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, đặc biệt là trứng và đậu phộng: Chỉ có 3% số cha mẹ cho con ăn trứng trước 6 tháng tuổi, trong khi chỉ 1% bố mẹ cho con ăn đậu phộng trước 6 tháng tuổi và 63% bố mẹ không cho con ăn chút đậu phộng nào trong suốt năm đầu đời.
"Các phát hiện của chúng tôi hỗ trợ cho các hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ nhũ nhi nhằm thúc đẩy việc giới thiệu các loại thực phẩm như các sản phẩm từ sữa bò, trứng và đậu phộng cho trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi", ông Tran nói. "Đây là một sự thay đổi quan trọng trong suy nghĩ về việc tránh các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, hướng tới việc giới thiệu sớm để làm giảm nguy cơ dị ứng thức ăn sau này".
Nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Nghiên cứu Sức khỏe Canada và Mạng lưới Dị ứng, Gen và Môi trường (AllerGen).
Timing of food introduction and development of food sensitization in a prospective birth cohort PEDIATRIC ALLERGY AND IMMUNOLOGY Maxwell M. Tran, Diana L. Lefebvre, David Dai, Christoffer Dharma, Padmaja Subbarao, Wendy Lou, Meghan B. Azad, Allan B. Becker, Piush J. Mandhane, Stuart E. Turvey, Malcolm R. Sears and The CHILD Study investigators
Link: https://www.eurekalert.org/pub_releases/2017-06/mu-sfd060817.php
Tiến sĩ Malcolm Sears, đồng giám đốc nghiên cứu CHILD và Giáo sư Nội khoa tại Đại học McMaster, cho biết: "Sự mẫn cảm thức ăn sớm trong cuộc đời có liên quan đến nguy cơ bị khò khè, hen suyễn, chàm và viêm mũi dị ứng trong giai đoạn sau của thời thơ ấu”. Ông nói thêm: "Dù không phải tất cả trẻ nhũ nhi mẫn cảm với thực phẩm đều bị dị ứng thức ăn, nhưng sự mẫn cảm là một bước quan trọng trên con đường đó".
Sears cũng là một nhà nghiên cứu tại Viện Sức khỏe Hô hấp Firestone ở Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe St. Joseph, Hamilton. Sử dụng dữ liệu từ hơn 2.100 trẻ em Canada, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những trẻ nhũ nhi không được cho ăn các sản phẩm có sữa bò trong năm đầu tiên dễ bị mẫn cảm với sữa bò gần gấp 4 lần so với trẻ đã dùng các sản phẩm này trước 12 tháng tuổi. Tương tự, trẻ nhũ nhi không được cho ăn trứng hoặc đậu phộng trong năm đầu tiên dễ bị mẫn cảm gần gấp đôi so với trẻ đã dùng chúng trước 12 tháng tuổi.
Tác giả đầu tiên của nghiên cứu là Maxwell Tran, một nghiên cứu viên của BHSc từ Đại học McMaster và đào tạo viên về AllerGen cho biết: "Việc cho con ăn trứng trong năm đầu có vẻ đặc biệt hữu ích, vì nó làm giảm đáng kể khả năng phát triển mẫn cảm đối với bất kỳ một trong ba thức ăn thường gây dị ứng thức ăn. Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là nghiên cứu quan sát đầu tiên trong một quần thể trẻ nhũ nhi để báo cáo về thời điểm cho con ăn các loại thực phẩm ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ mắc dị ứng thức ăn".
Nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết các bậc cha mẹ Canada đang trì hoãn việc cho con ăn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, đặc biệt là trứng và đậu phộng: Chỉ có 3% số cha mẹ cho con ăn trứng trước 6 tháng tuổi, trong khi chỉ 1% bố mẹ cho con ăn đậu phộng trước 6 tháng tuổi và 63% bố mẹ không cho con ăn chút đậu phộng nào trong suốt năm đầu đời.
"Các phát hiện của chúng tôi hỗ trợ cho các hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ nhũ nhi nhằm thúc đẩy việc giới thiệu các loại thực phẩm như các sản phẩm từ sữa bò, trứng và đậu phộng cho trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi", ông Tran nói. "Đây là một sự thay đổi quan trọng trong suy nghĩ về việc tránh các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, hướng tới việc giới thiệu sớm để làm giảm nguy cơ dị ứng thức ăn sau này".
Nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Nghiên cứu Sức khỏe Canada và Mạng lưới Dị ứng, Gen và Môi trường (AllerGen).
Timing of food introduction and development of food sensitization in a prospective birth cohort PEDIATRIC ALLERGY AND IMMUNOLOGY Maxwell M. Tran, Diana L. Lefebvre, David Dai, Christoffer Dharma, Padmaja Subbarao, Wendy Lou, Meghan B. Azad, Allan B. Becker, Piush J. Mandhane, Stuart E. Turvey, Malcolm R. Sears and The CHILD Study investigators
Link: https://www.eurekalert.org/pub_releases/2017-06/mu-sfd060817.php