Kẽm chống lại biến chứng đái tháo đường

4 phút đọc /
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe Béo phì Dinh dưỡng và quản lý bệnh tật Nhẹ cân lúc sinh Suy dinh dưỡng Dị ứng
Một bài đánh giá cho thấy và cũng chỉ ra những lỗ hổng trong các bằng chứng hiện có về việc nồng độ kẽm cao hơn trong máu có thể liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Kẽm nguyên tố chủ yếu đã được đề xuất như là một chiến lược tiềm năng chống lại bệnh đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, đã không có nghiên cứu tổng quan hệ thống để hỗ trợ cho hiệu quả bảo vệ chống lại sự phát triển của bệnh tim mạch.

Một bài tổng quan của 14 bài báo đăng trên tạp chí Nutrients đã tìm cách khắc phục điều này. Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng của một tác dụng bảo vệ chống lại nguy cơ bệnh tim mạch (cardiovascular diseases - CVD), đặc biệt được phát hiện ở những người có các yếu tố nguy cơ tim mạch như bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh nhân tham gia chụp mạch vành kiểm tra sức khỏe tim mạch. Trong EU, có một loạt các vấn đề sức khỏe được chấp thuận cho kẽm bao gồm sức khỏe của hệ thống miễn dịch, tổng hợp DNA bình thường và sự phân chia tế bào và chức năng nhận thức.

Tuy nhiên, Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (European Food Safety Authority - EFSA) đã bác bỏ một đăng ký về kẽm và sức khỏe của hệ tim mạch, vì lý do là mối quan hệ nhân quả chưa được thiết lập. 

Liều tốt nhất: Một nghiên cứu trong tổng quan cho thấy bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nồng độ kẽm huyết thanh dưới 14,1 μmol/ L có tỷ lệ bị cơn đau thắt ngực cao hơn 37%. Một nghiên cứu khác cho thấy các bệnh nhân tham gia kiểm tra chụp mạch vành có kẽm huyết thanh dưới 11,9 μmol/ L có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Otago ở New Zealand và Đại học Sydney ở nước Úc đã viết: "Các ngưỡng kẽm huyết thanh xác định làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch từ những nghiên cứu này nằm trong khoảng tham chiếu điển hình là 10-18 μmol/ l. Điều này cho thấy mức độ tối ưu của nồng độ kẽm trong huyết thanh đối với việc giảm nguy cơ bệnh tim mạch nằm ở phần trên của dải tham chiếu đối với những người có các yếu tố nguy cơ có sẵn". "Có bằng chứng tốt cho việc cải thiện tình trạng kẽm ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 trước đây, như là một chiến lược điều trị bổ trợ để giảm các biến chứng của đái tháo đường, như CVD".

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường toàn cầu đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, nhảy vọt từ 4,7% vào năm 1980 đến 8,5% vào năm 2014 ở người trên 18 tuổi.
Họ cho biết tình trạng kẽm tối ưu thông qua việc bổ sung kẽm có liên quan đến việc cải thiện các chỉ điểm trung gian về sự tiến triển của bệnh đái tháo đường týp 2 như kiểm soát đường huyết và nồng độ lipid trong máu cao. Nó cũng làm giảm tỷ lệ biến chứng thứ phát của tình trạng này. 
Kêu gọi nghiên cứu thêm: Tuy nhiên, tổng quan cho biết những kết luận này dựa trên "cơ sở bằng chứng chưa đầy đủ".

Các nhà nghiên cứu viết:
"Cần phải có thêm các nghiên cứu về cơ chế hoạt động của kẽm đối với các bệnh lý mạn tính và các bằng chứng bổ sung từ các nghiên cứu quan sát để đưa ra khuyến cáo về kẽm trong khẩu phần liên quan đến dự phòng bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường týp 2”.

Họ cho biết nghiên cứu trong tương lai nên xem xét ảnh hưởng của tính sinh khả dụng của kẽm trong khẩu phần, các nguồn khác nhau và các điều chỉnh thống kê thích hợp.

Source: Nutrients 8(11), 707; doi:10.3390/nu8110707 “Zinc Status and Risk of Cardiovascular Diseases and Type 2 Diabetes Mellitus—A Systematic Review of Prospective Cohort Studies” Authors: A. Chu, M. Foster and S. Samman

Links: http://www.nutraingredients.com/Research/Zinc-against-diabetes-complications-Review