Sự thay đổi trong chế độ ăn của bà mẹ ảnh hưởng đến oligosaccharides và hệ vi khuẩn trong sữa như thế nào?

3 phút đọc /
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe Béo phì Dinh dưỡng và quản lý bệnh tật Nhẹ cân lúc sinh Suy dinh dưỡng Dị ứng
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những thay đổi cụ thể trong chế độ ăn của cùng một bà mẹ (thay đổi mức tiêu thụ chất béo, hoặc thay đổi mức tiêu thụ các loại đường cụ thể) liên quan đến sự thay đổi trong cả hệ vi khuẩn và thành phần oligosaccharide (1 loại carbohydrate) của sữa mẹ.

Trong một nghiên cứu được trình bày vào Thứ Năm, ngày 26 tháng Giêng, trong phiên toàn thể lúc 13:15 PST, Cuộc họp về Thai kỳ ™, tại cuộc họp thường niên của Tổ chức Y tế Bà mẹ - Thai nhi, các nhà nghiên cứu với Trường Y khoa Baylor, Houston, Texas và Đại học California, San Diego, La Jolla, California trình bày những phát hiện của họ về một nghiên cứu có tiêu đề: Chế độ Dinh dưỡng của Bà mẹ Cấu tạo nên hệ Vi sinh Sữa mẹ trong mối Liên quan với Oligosaccharides Sữa mẹ và các Vi khuẩn Liên quan đến Ruột.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chế độ ăn của bà mẹ có hàm lượng chất béo cao trong thời gian mang thai và cho con bú có ảnh hưởng lâu dài đến hệ vi sinh vật đường ruột (cộng đồng vi khuẩn sống trong ruột người) của trẻ nhũ nhi. Nghiên cứu này là bước đầu tiên để hiểu xem sữa mẹ có góp phần vào quá trình này hay không.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những thay đổi cụ thể trong chế độ ăn của cùng một bà mẹ (thay đổi mức tiêu thụ chất béo, hoặc thay đổi mức tiêu thụ các loại đường cụ thể) liên quan đến sự thay đổi trong cả hệ vi khuẩn và thành phần oligosaccharide (1 loại carbohydrate) của sữa mẹ. Điều này cho thấy 2 thành phần này của sữa mẹ có khả năng cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ bú mẹ; kết quả của nghiên cứu gợi ý rằng sự phát triển của hệ vi khuẩn ruột có thể bị ảnh hưởng một phần bởi những gì bà mẹ ăn khi cho con bú sữa mẹ.

"Cần phải nghiên cứu thêm để mô tả những thay đổi cụ thể trong chế độ ăn của bà mẹ trong thời gian cho con bú thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ nhũ nhi như thế nào, và để xác định xem liệu điều này có gây ra hậu quả gì cho sức khỏe của trẻ không", Kristen Meyer, khoa Phụ Sản tại trường Y khoa Baylor và là người thuyết trình của cuộc nghiên cứu tại hội nghị thường niên SMFM, cho biết. "Cuối cùng, chúng tôi hy vọng rằng các nghiên cứu trong tương lai sẽ hình thành những hướng dẫn chế độ ăn cho các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ ", Meyer nói thêm.