Nghiên cứu tìm thấy: Béo phì ở trẻ em thừa hưởng “35-40%” từ cha mẹ
4 phút đọc
/
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe
Béo phì
Một nghiên cứu mới đã tìm thấy là khoảng 35-40% BMI của trẻ - tức là trẻ gầy hay béo như thế nào - được thừa hưởng từ cha mẹ. Đối với những trẻ béo phì nhất, tỷ lệ này tăng lên đến 55-60%, gợi ý là hơn một nửa xu hướng đối với béo phì của trẻ được xác định bởi di truyền và môi trường gia đình.
Nghiên cứu do Đại học Sussex dẫn đầu đã sử dụng dữ liệu về chiều cao và trọng lượng của 100.000 trẻ em và cha mẹ của chúng trải rộng trên sáu quốc gia trên thế giới: Anh, Mỹ, Trung Quốc, Indonesia, Tây Ban Nha và Mexico.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc truyền tải BMI (Body Mass Index – Chỉ Số Khối Cơ Thể) giữa các thế hệ hằng định khoảng 0,2 trên mỗi cha mẹ - tức là BMI của mỗi đứa trẻ, trung bình, là 20% do mẹ và 20% do cha.
Tác giả chính của nghiên cứu, GS. Peter Dolton của Đại học Sussex, cho biết mô hình các kết quả nhất quán một cách đáng kể ở tất cả các nước, bất kể giai đoạn phát triển kinh tế, mức độ công nghiệp hóa hay loại hình kinh tế như thế nào. Giáo sư Dolton nói: "Bằng chứng của chúng tôi xuất phát từ việc truy tìm dữ liệu từ khắp nơi trên thế giới với các mô hình dinh dưỡng và béo phì hết sức đa dạng - từ một trong những dân số béo phì nhất - Mỹ - đến hai trong số những quốc gia ít béo phì nhất trên thế giới - Trung Quốc và Indonesia.
"Điều này cho một cái nhìn quan trọng và hiếm hoi về tình trạng béo phì được truyền qua các thế hệ như thế nào ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Chúng tôi thấy rằng quá trình di truyền qua các thế hệ là như nhau ở tất cả các quốc gia khác nhau."
Các phát hiện được công bố trên tạp chí Kinh tế và Sinh học Con người (Economics and Human Biology).
Nghiên cứu cũng cho thấy tác động của chỉ số BMI của cha mẹ lên chỉ số BMI của trẻ phụ thuộc vào chỉ số BMI của trẻ ra sao. Trên tất cả các quần thể nghiên cứu, họ nhận thấy một cách nhất quán rằng “hiệu ứng của bố mẹ” là thấp nhất đối với những trẻ gầy nhất và cao nhất đối với những trẻ béo phì nhất. Đối với những trẻ gầy nhất, BMI của chúng là 10% do mẹ và 10% do cha. Đối với trẻ béo nhất, tỷ lệ truyền tải này là gần 30% do mỗi phụ huynh.
Giáo sư Dolton nói: "Điều này chứng tỏ rằng trẻ em của các bậc cha mẹ béo phì dễ bị béo phì khi lớn lên - hiệu quả của bố mẹ tăng lên gấp đôi ở những trẻ béo phì nhất so với những trẻ gầy nhất. Những phát hiện này có những hậu quả sâu xa đối với sức khỏe của trẻ em trên thế giới và làm cho chúng ta suy nghĩ lại về mức độ tác động của các yếu tố gia đình và sự thừa kế di truyền lên béo phì, hơn là những quyết định với tư cách cá nhân của chúng ta”.
Peter Dolton, Mimi Xiao, The intergenerational transmission of body mass index across countries, Economics & Human Biology, Volume 24, February 2017, Pages 140-152
Link: https://www.eurekalert.org/pub_releases/2017-02/uos-co021717.php
Nghiên cứu do Đại học Sussex dẫn đầu đã sử dụng dữ liệu về chiều cao và trọng lượng của 100.000 trẻ em và cha mẹ của chúng trải rộng trên sáu quốc gia trên thế giới: Anh, Mỹ, Trung Quốc, Indonesia, Tây Ban Nha và Mexico.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc truyền tải BMI (Body Mass Index – Chỉ Số Khối Cơ Thể) giữa các thế hệ hằng định khoảng 0,2 trên mỗi cha mẹ - tức là BMI của mỗi đứa trẻ, trung bình, là 20% do mẹ và 20% do cha.
Tác giả chính của nghiên cứu, GS. Peter Dolton của Đại học Sussex, cho biết mô hình các kết quả nhất quán một cách đáng kể ở tất cả các nước, bất kể giai đoạn phát triển kinh tế, mức độ công nghiệp hóa hay loại hình kinh tế như thế nào. Giáo sư Dolton nói: "Bằng chứng của chúng tôi xuất phát từ việc truy tìm dữ liệu từ khắp nơi trên thế giới với các mô hình dinh dưỡng và béo phì hết sức đa dạng - từ một trong những dân số béo phì nhất - Mỹ - đến hai trong số những quốc gia ít béo phì nhất trên thế giới - Trung Quốc và Indonesia.
"Điều này cho một cái nhìn quan trọng và hiếm hoi về tình trạng béo phì được truyền qua các thế hệ như thế nào ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Chúng tôi thấy rằng quá trình di truyền qua các thế hệ là như nhau ở tất cả các quốc gia khác nhau."
Các phát hiện được công bố trên tạp chí Kinh tế và Sinh học Con người (Economics and Human Biology).
Nghiên cứu cũng cho thấy tác động của chỉ số BMI của cha mẹ lên chỉ số BMI của trẻ phụ thuộc vào chỉ số BMI của trẻ ra sao. Trên tất cả các quần thể nghiên cứu, họ nhận thấy một cách nhất quán rằng “hiệu ứng của bố mẹ” là thấp nhất đối với những trẻ gầy nhất và cao nhất đối với những trẻ béo phì nhất. Đối với những trẻ gầy nhất, BMI của chúng là 10% do mẹ và 10% do cha. Đối với trẻ béo nhất, tỷ lệ truyền tải này là gần 30% do mỗi phụ huynh.
Giáo sư Dolton nói: "Điều này chứng tỏ rằng trẻ em của các bậc cha mẹ béo phì dễ bị béo phì khi lớn lên - hiệu quả của bố mẹ tăng lên gấp đôi ở những trẻ béo phì nhất so với những trẻ gầy nhất. Những phát hiện này có những hậu quả sâu xa đối với sức khỏe của trẻ em trên thế giới và làm cho chúng ta suy nghĩ lại về mức độ tác động của các yếu tố gia đình và sự thừa kế di truyền lên béo phì, hơn là những quyết định với tư cách cá nhân của chúng ta”.
Peter Dolton, Mimi Xiao, The intergenerational transmission of body mass index across countries, Economics & Human Biology, Volume 24, February 2017, Pages 140-152
Link: https://www.eurekalert.org/pub_releases/2017-02/uos-co021717.php