Bệnh béo phì ở trẻ em gây ra tổn thương lâu dài cho cơ thể
3 phút đọc
/
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe
Béo phì
Xem xét dữ liệu thu thập được từ hơn 300.000 người tham gia trong 18 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu từ Đại học Surrey đã xác định có gia tăng tổn thương động mạch và khả năng mắc tiền đái tháo đường ở những người đã bị béo phì trong thời niên thiếu. Sự tổn thương, tức gia tăng độ dày của các động mạch chủ yếu, làm tăng khả năng mắc bệnh tim mạch về sau, chẳng hạn như bệnh tim.
Chỉ số khối cơ thể (BMI), vòng eo và độ dày của da của hơn 300.000 trẻ (độ tuổi trung bình là 10) được đánh giá và so sánh với kết quả thu được từ cùng những người này vào trung bình 25 năm sau đó.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ béo phì có khuynh hướng bị “tiền đái tháo đường" (không đủ khả năng chuyển hóa glucose, và sau đó có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường) và dày động mạch ở tuổi trưởng thành; cả hai tình trạng này đều có thể gây hại cho sức khỏe của người trưởng thành. BMI thời thơ ấu cũng cho thấy là một chỉ báo về tăng huyết áp ở người trưởng thành, chứng tỏ rằng chỉ số này rất hữu ích trong dự báo bệnh tật liên quan đến béo phì ở tuổi trưởng thành. Do dữ liệu hạn chế, còn chưa rõ vòng eo và độ dày của da có phải là những chỉ báo cho các bệnh trong tương lai hay không.
Bệnh béo phì ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến ở Anh: số liệu từ Chương trình Đo lường Trẻ em Quốc gia của Dịch vụ Y tế Quốc gia NHS (National Health Service) cho thấy 19,8% trẻ 10-11 tuổi bị phân loại béo phì vào năm 2015/16, tăng 0,7% so với năm trước. Các tác động lâu dài của béo phì ở trẻ em đối với sức khỏe tuổi trưởng thành và hậu quả về chi phí lên Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) là không rõ.
Tiến sĩ Martin Whyte, Đại học Surrey, cho biết: "Điều đáng lo ngại là béo phì đang trở thành nội dịch trong xã hội chúng ta. Những phản ứng tiêu cực của béo phì ở người lớn được biết rõ, nhưng những gì chúng tôi phát hiện ra là chứng béo phì ở trẻ em có thể gây ra tổn thương động mạch lâu dài, có thể dẫn đến những bệnh lý đe dọa tính mạng. Đây là điều chúng ta cần giải quyết để bảo vệ sức khỏe người lớn và giảm áp lực lên Dịch vụ Y tế Quốc gia - NHS".
Childhood predictors of cardiovascular disease in adulthood. A systematic review and meta-analysis
O. Ajala, F. Mold, C. Boughton, D. Cooke and M. Whyte
Obesity Reviews 2017
Links: https://www.eurekalert.org/pub_releases/2017-05/uos-coc053017.php
Chỉ số khối cơ thể (BMI), vòng eo và độ dày của da của hơn 300.000 trẻ (độ tuổi trung bình là 10) được đánh giá và so sánh với kết quả thu được từ cùng những người này vào trung bình 25 năm sau đó.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ béo phì có khuynh hướng bị “tiền đái tháo đường" (không đủ khả năng chuyển hóa glucose, và sau đó có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường) và dày động mạch ở tuổi trưởng thành; cả hai tình trạng này đều có thể gây hại cho sức khỏe của người trưởng thành. BMI thời thơ ấu cũng cho thấy là một chỉ báo về tăng huyết áp ở người trưởng thành, chứng tỏ rằng chỉ số này rất hữu ích trong dự báo bệnh tật liên quan đến béo phì ở tuổi trưởng thành. Do dữ liệu hạn chế, còn chưa rõ vòng eo và độ dày của da có phải là những chỉ báo cho các bệnh trong tương lai hay không.
Bệnh béo phì ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến ở Anh: số liệu từ Chương trình Đo lường Trẻ em Quốc gia của Dịch vụ Y tế Quốc gia NHS (National Health Service) cho thấy 19,8% trẻ 10-11 tuổi bị phân loại béo phì vào năm 2015/16, tăng 0,7% so với năm trước. Các tác động lâu dài của béo phì ở trẻ em đối với sức khỏe tuổi trưởng thành và hậu quả về chi phí lên Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) là không rõ.
Tiến sĩ Martin Whyte, Đại học Surrey, cho biết: "Điều đáng lo ngại là béo phì đang trở thành nội dịch trong xã hội chúng ta. Những phản ứng tiêu cực của béo phì ở người lớn được biết rõ, nhưng những gì chúng tôi phát hiện ra là chứng béo phì ở trẻ em có thể gây ra tổn thương động mạch lâu dài, có thể dẫn đến những bệnh lý đe dọa tính mạng. Đây là điều chúng ta cần giải quyết để bảo vệ sức khỏe người lớn và giảm áp lực lên Dịch vụ Y tế Quốc gia - NHS".
Childhood predictors of cardiovascular disease in adulthood. A systematic review and meta-analysis
O. Ajala, F. Mold, C. Boughton, D. Cooke and M. Whyte
Obesity Reviews 2017
Links: https://www.eurekalert.org/pub_releases/2017-05/uos-coc053017.php