Thiếu vitamin B12 ở mẹ có thể tăng nguy cơ đái tháo đường type 2 cho trẻ
Theo một nghiên cứu được trình bày hôm nay tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Nội tiết học ở Brighton, thiếu hụt B12 trong thời gian mang thai có thể dẫn tới việc trẻ mắc phải các vấn đề về chuyển hội chứng ruột kích thích như bệnh đái tháo đường type 2. Phát hiện này có thể dẫn đến việc xem xét nhu cầu vitamin B12 đối với phụ nữ mang thai, dù là bổ sung thông qua chế độ ăn uống hay bổ sung bằng thuốc.
Vitamin B12 được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm cá, thịt, gia cầm, trứng và sữa, có nghĩa là những người ăn chay có nguy cơ bị thiếu B12 nhiều hơn. Các nghiên cứu trước đây cho thấy các bà mẹ có mức B12 thấp có chỉ số BMI cao hơn và có nhiều khả năng sinh con có cân nặng lúc sinh thấp và mức cholesterol cao. Những đứa trẻ này cũng có sự đề kháng insulin cao hơn lúc còn nhỏ - một yếu tố nguy cơ cho bệnh đái tháo đường type 2
Trong nghiên cứu này, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Trường Y Warwick của Đại học Warwick đã đưa ra giả thuyết rằng những thay đổi liên quan đến thiếu hụt B12 có thể dẫn đến nồng độ leptin bất thường - đó là hormon gây cảm giác no sau khi ăn. Leptin được sản xuất bởi các tế bào mỡ của cơ thể và nồng độ tăng lên để đáp ứng với việc ăn uống. Trong khi chế độ ăn kiêng có liên quan với nồng độ leptin bình thường, béo phì làm tăng nồng độ và duy trì nồng độ cao hơn bình thường. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến kháng leptin, tiếp tục ăn quá nhiều, và tăng nguy cơ kháng insulin, dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2. Vì vậy, các nhà khoa học và bác sĩ nhìn thấy leptin như là một 'chất đánh dấu' hiệu quả cho mỡ cơ thể.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị thiếu hụt B12 có nồng độ leptin cao hơn bình thường. Điều này gợi ý rằng thiếu hụt B12 ở mẹ có thể gây bất lợi lên gien điều hòa sản xuất leptin, thay đổi mức độ tiết ra hóc - môn trong lúc thai phát triển.
Tiến sĩ Ponusammy Saravanan, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Môi trường dinh dưỡng do người mẹ cung cấp có thể ảnh hưởng vĩnh viễn sức khỏecủa đứa trẻ. Chúng tôi biết rằng trẻ em sinh ra từ các bà mẹ có chế độ dinh dưỡng thấp hay cao quá mức đang có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khỏe như bệnh đái tháo đường type 2, và chúng ta cũng thấy rằng thiếu hụt B12 ở bà mẹ có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất béo và góp phần vào nguy cơ này. Đây là lý do tại sao chúng tôi quyết định điều tra leptin, hooc môn từ tế bào mỡ."
Các bước tiếp theo trong nghiên cứu này là xác định chi tiết về cách thức và lý do tăng leptin ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ có nồng độ B12 thấp. Tiến sĩ Adaikala Antonysunil – người cũng tham gia nghiên cứu này cho biết: "Leptin có thể tăng lên vì hai lý do: hoặc B12 thấp sẽ tạo ra sự tích tụ chất béo trong bào thai, và điều này dẫn đến sự gia tăng leptin, hoặc B12 thấp thực sự gây ra những thay đổi về hóa học trong các gien nhau sản xuất ra leptin, tạo ra nhiều hoóc môn hơn. Vì B12 có liên quan đến các phản ứng methyl hoá trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến việc ức chế hay kích hoạt gien, chúng tôi nghi ngờ nguyên nhân thứ hai."
Nghiên cứu được trình bày dưới dạng một bản tóm tắt chỉ cho thấy những kết quả sơ bộ, và chưa được xem xét lại.