Trầm cảm cũng gây tác hại nặng nề trên tim giống như béo phì và tăng Cholesterol xấu

3 phút đọc /
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe Béo phì Dinh dưỡng và quản lý bệnh tật Nhẹ cân lúc sinh Suy dinh dưỡng Dị ứng

Trầm cảm gây nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở nam giới, với mức độ cũng tương tự như béo phì và tăng lượng cholesterol xấu. Kết quả từ một báo cáo gần đây được đăng trên tạp chí Atherosclerosis của các nhà nghiên cứu từ Helmholtz Zentrum München, cùng với các đồng nghiệp từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM) và Trung tâm Bệnh tim mạch Đức (DZHK). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 350 triệu người trên thế giới đang bị trầm cảm. Nhưng trạng thái tinh thần không phải là tất cả những gì có thể bị ảnh hưởng, và trầm cảm cũng có thể làm hại cơ thể. Karl-Heinz Ladwig giải thích: "Lúc này ít có nghi vấn rằng trầm cảm là một yếu tố nguy cơ cho các bệnh tim mạch”. Ông là trưởng nhóm của Viện Dịch tễ học II tại Helmholtz Zentrum München, giáo sư về y học tâm thần tại Klinikum của TUM, cũng là nhà khoa học của DZHK. "Câu hỏi bây giờ là: Mối quan hệ giữa trầm cảm với các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, mức cholesterol cao, béo phì hay tăng huyết áp - mỗi yếu tố đóng vai trò như thế nào?" Để trả lời câu hỏi này, Ladwig và nhóm của ông đã phân tích dữ liệu từ 3.428 bệnh nhân nam từ 45 đến 74 tuổi và quan sát thấy diễn biến của họ trong mười năm. Nghiên cứu dựa trên số liệu dân số trong nghiên cứu của MONICA / KORA, với tổng thời gian lên tới 25 năm, là một trong số ít các nghiên cứu lớn ở Châu Âu cho phép phân tích như vậy ", theo Tiến sĩ Jens Baumert của Helmholtz Zentrum München, người cũng tham gia vào việc công bố. Nghiên cứu trầm cảm ở những bệnh nhân có nguy cơ cao từ các phân tích của họ, các nhà khoa học so sánh tác động của chứng trầm cảm với bốn yếu tố nguy cơ chính. "Điều tra của chúng tôi cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch chết người do trầm cảm gần như bằng với nguyên nhân cholesterol tăng cao hoặc béo phì". Kết quả cho thấy chỉ có tăng huyết áp và hút thuốc mới có nguy cơ cao hơn. Xem xét trên toàn bộ dân số, trầm cảm là nguyên nhân chiếm khoảng 15 % tử vong do bệnh lí tim mạch. Ladwick nói: "Đó là so sánh với các yếu tố nguy cơ khác, như tăng cholesterol máu, béo phì và hút thuốc". Các yếu tố này chiếm từ 8,4 đến 21,4 % tử vong do tim mạch. Ladwick cho biết: "Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều thời gian vào công việc này, do thời gian quan sát dài”. Nhưng nỗ lực đã được đền đáp: "Dữ liệu của chúng tôi cho thấy trầm cảm có ảnh hưởng trung bình đến các yếu tố nguy cơ chính, mắc phải ở các bệnh tim mạch". Ladwig đề nghị: “Ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, thăm khám thêm bệnh trầm cảm kết hợp nên được làm thường quy. Điều đó có thể được đăng kí bằng vài phương tiện đơn giản”.

Journal Reference: Karl-Heinz Ladwig, Jens Baumert, Birgitt Marten-Mittag, Karoline Lukaschek, Hamimatunnisa Johar, Xioayan Fang, Joram Ronel, Christa Meisinger, Annette Peters. Room for depressed and exhausted mood as a risk predictor for all-cause and cardiovascular mortality beyond the contribution of the classical somatic risk factors in men. Atherosclerosis, 2016;

Links : https://www.sciencedaily.com/releases/2017/01/170113085931.htm