Thói quen ăn uống trong mối liên hê giữa bệnh tiêu chảy và dinh dưỡng

3 phút đọc /
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe Béo phì Dinh dưỡng và quản lý bệnh tật Nhẹ cân lúc sinh Suy dinh dưỡng Dị ứng

Mối liên hệ giữa việc mớm thức ăn và tiêu chảy ở trẻ nhũ nhi

Bài báo của Conkle và cộng sự tập trung vào vai trò của thói quen ăn uống trong mối liên hệ giữa bệnh tiêu chảy và dinh dưỡng và nhấn mạnh mối liên hệ giữa việc mớm thức ăn và bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, bài báo còn cho thấy sự liên quan tích cực có ý nghĩa thống kê giữa bệnh tiêu chảy và thực phẩm ngọt và các chế phẩm từ sữa và mối liên quan tiêu cực giữa bệnh tiêu chảy với tình trạng không được bú sữa mẹ. Công bố của Habicht và Pelto được đăng trong tạp chí Maternal & Child Nutrition đã thảo luận những dữ liệu từ nghiên cứu của Conkle và cộng sự.

Việc mớm thức ăn là một thói quen không tốt và gây cho trẻ dễ mắc bệnh là do động tác này sẽ truyền vi sinh vật trong nước bọt của mẹ sang con. Tuy nhiên, việc mớm thức ăn cũng có vai trò có lợi trong việc phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ, bảo vệ trẻ không mắc bệnh, đem lại vai trò phòng ngừa và dinh dưỡng trong những môi trường kém dinh dưỡng. Vì vậy, dẹp bỏ thói quen mớm thức ăn có thể gây nguy hiểm. Ngoài ra, từ nhiều nhận định, việc dẹp bỏ thói quen mớm thức ăn mà không tác động đến môi trường cũng không làm giảm bệnh tiêu chảy ở trẻ nhũ nhi.

Theo khuyến cáo của Conkle và cộng sự, thói quen mớm thức ăn gây bệnh tiêu chảy ít thuyết phục bởi vì tác động của các yếu tố môi trường gây nên bệnh tiêu chảy khác nhau trong các môi trường khác nhau. Mặt khác, các tác giả cũng cho biết cả môi trường và thói quen mớm thức ăn đều làm thức ăn bị nhiễm bẩn và gây bệnh tiêu chảy. Vì vậy việc dẹp bỏ thói quen mớm thức ăn cũng không làm giảm việc thức ăn bị ô nhiễm. Ngược lại duy trì thói quen mớm thức ăn không những không gây bệnh tiêu chảy mà họ còn khuyến khích các bà mẹ mớm thức ăn vì họ tin rằng thói quen này tốt cho trẻ bị bệnh tiêu chảy.

Các tác giả nhất trí với Conkle và cộng sự về nhu cầu cần phải nghiên cứu để đánh giá các yếu tố dịch tễ và yếu tố khác để khuyến khích hay không khuyến khích thói quen mớm thức ăn. Tuy nhiên họ kết luận rằng các yếu tố khác bao gồm nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy, các kết quả khác nhau của thói quen mớm thức ăn, cả kết quả có lợi và có hại cần được nghiên cứu thêm. 

News source - Habicht JP, Pelto GH. Addressing epidemiological and public health analytic challenges in outcome and impact research: a commentary on ‘Prechewing Infant Food, Consumption of Sweets and Dairy and Not Breastfeeding are Associated with Increased Diarrhoea Risk of Ten Month Old Infants’. Maternal & Child Nutrition. 2016 Jul;12(3):625-631.