Chế độ ăn nhiều chất béo có thể gây nguy cơ mắc bệnh cho thế hệ tương lai
Theo một nghiên cứu được đăng trong tạp chí Nature Genetics, cha mẹ có chế độ ăn nhiều chất béo thì con cái sinh ra dễ bị béo phì và mắc bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu này cho biết các yếu tố ngoại di truyền (di truyền ngoài gen - epigenetics) được di truyền trực tiếp qua tinh trùng và trứng. Trong những thập kỷ gần đây, bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng trên thế giới đến nỗi người ta nghi ngờ nguyên nhân không phải là do sự đột biến của DNA. Ngược lại ngoại di truyền có thể giải thích được sự lan rộng của bệnh lý này. Trong khi bố mẹ truyền các thông tin di truyền cho con cái thông qua DNA thì các nhà nghiên cứu hiện nay tin rằng những biến đổi ngoại di truyền cũng có thể truyền đến vật chất di truyền của thế hệ con cái.
Ngoại di truyền ngoại là quá trình truyền các dấu vết không phải trong DNA hay gien. Thông tin ngoại di truyền được cho là liên quan đến quá trình chuyển mã RNA và biến đổi hóa học của chất nhiễm sắt. Ảnh hưởng của môi trường lên cha mẹ có ảnh hưởng đến con cái hay không? Theo các tác giả của nghiên cứu này, cả Jean-Baptiste Lamarck và Charles Darwin cũng đã giả thuyết rằng cha mẹ có thể truyền các dấu vết cho con cái là kết quả của việc phơi nhiễm trước các ảnh hưởng của môi trường. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của điều kiện môi trường vào tương lai vẫn chưa rõ ràng. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của con cái trong tương lai được cho là bao gồm thực phẩm người mẹ ăn khi mang thai hay cho con bú, những phân tử hiện diện trong tinh dịch của cha và hệ vi sinh vật của cả cha lẫn mẹ. Peter Hypens của Helmholtz Zentrum München ở Đức và các cộng sự đã nghiên cứu cho chuột ăn với chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất béo hay bình thường trong vòng 6 tuần. Các con chuột này đều giống nhau về di truyền. Những con chuột ăn nhiều chất béo bị béo phì và bất dung nạp đường. Sau đó nhóm nghiên cứu đã tạo nên một thế hệ chuột mới bằng cách cấy phôi với tinh trùng và trứng của các con chuột có chế độ ăn khác nhau vào con chuột mẹ khỏe mạnh khác. Sử dụng con chuột thay thế giúp có thể tách biệt các yếu tố môi trường ra khỏi yếu tố ngoại di truyền chỉ tồn tại trong tinh trùng hay trứng.
Chế độ ăn của cha mẹ ảnh hưởng đến tình trạng bệnh lý của thế hệ sau. Các con chuột thế hệ sau được cho ăn với chế độ ăn nhiều chất béo. Khi được cho ăn với chế độ ăn nhiều chất béo, chuột con của chuột cha mẹ béo phì tăng cân nhiều hơn có ý nghĩa so với những con chuột chỉ có chuột cha hoặc chuột mẹ béo phì. Chuột con của chuột cha, chuột mẹ gầy ốm chỉ tăng cân tối thiểu với chế độ ăn nhiều chất béo. Kết quả tương tự khi nghiên cứu về tình trạng dung nạp đường. Tuy nhiên, những con chuột cái thế hệ con dễ mắc béo phì nặng trong khi những con chuột đực dễ bị tăng đường huyết hơn con chuột cái. Tác động từ mẹ cũng hiện diện nhiều hơn so với từ cha. Tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư Johannes Beckers nói điều này cũng đúng ở người. Các tác giả kết luận rằng yếu tố ngoại di truyền trong giao tử giữ vai trò quan trọng trong việc di truyền nguy cơ béo phì và đái tháo đường từ cha mẹ cho con cái.
Giáo sư Martin Hrabě de Angelis, giám đốc viện nghiên cứu di truyền thực nghiệm (IEG), người khởi đầu nghiên cứu này cho biết “Loại di truyền ngoại di truyền (epigenetic inheritance) này là một bệnh rối loạn chuyển hóa do chế độ ăn không lành mạnh có thể là nguyên nhân chính khác gây nên tăng tỉ lệ hiện mắc nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường trên thế giới từ những năm 1960. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy con cái có thể thừa hưởng những rối loạn chuyển hóa ngoại di truyền mắc phải thông qua trứng và tinh trùng, theo thuyết di truyền của Lamarck và Darwin. Tạp chí Medical News Today gần đây cũng đã ghi nhận việc thiết lập hệ vi sinh vật ở trẻ nhũ nhi. Hệ vi sinh vật di truyền được cho là tác động đến cơ hội mắc các bệnh lý như béo phì của thế hệ sau khi lớn lên.