Thử nghiệm phân nhóm ngẫu nhiên về việc giới thiệu các thức ăn có tính sinh dị ứng ở trẻ nhũ nhi đang được nuôi bằng sữa mẹ.
4 phút đọc
/
Dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe
Tăng trưởng và phát triển
Nghiên cứu EAT (Enquiring about Tolerance) nhằm tìm kiếm thời điểm tốt nhất để giới thiệu những thức ăn có tính sinh dị ứng đối với trẻ nhũ nhi đang được nuôi bằng sữa mẹ. Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo nuôi trẻ nhũ nhi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh.
Tuy nhiên, nên giới thiệu thức ăn có tính sinh dị ứng vào chế độ ăn của trẻ nhũ nhi đang được nuôi bằng sữa mẹ ở độ tuổi nào thì chưa rõ. Do nhu cầu cấp thiết khi đã có hai hướng dẫn điều trị cấp quốc gia tại Anh mà trước đây khuyến cáo việc trì hoãn giới thiệu thức ăn có tính sinh dị ứng đã được rút nên Perkin và cộng sự đã tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề trên trong nghiên cứu của họ, nghiên cứu về sự dung nạp (EAT- Enquiring about Tolerance).
Trong nghiên cứu này, hơn 1.300 trẻ nhũ nhi ở ba tháng tuổi, đã được phân nhóm ngẫu nhiên để được giới thiệu 6 loại thức ăn có tính sinh dị ứng (nhóm được giới thiệu sớm) hoặc giới thiệu ở thời điểm chuẩn theo khuyến cáo của Anh về việc cho nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn cho đến khoảng 6 tháng tuổi (nhóm được giới thiệu chuẩn). Các bậc cha mẹ của trẻ nhũ nhi trong nhóm được giới thiệu sớm được hướng dẫn để cho trẻ ăn 3 muỗng cà phê tròn bơ đậu phộng mịn, một quả trứng nhỏ (nấu chín - bột trứng được cho là có tác dụng phụ), hai phần (40 đến 60g) sữa chua, 3 muỗng cà phê bột vừng, 25g cá trắng, và hai bánh quy ngũ cốc lúa mì mỗi tuần. Tất cả các trẻ em được đánh giá thường xuyên cho đến khi chúng được 3 tuổi.
Trong phân tích ý định để điều trị (intention-to-treat), tiêu chí chính về tỷ lệ người tham gia mà bị dị ứng thực phẩm với một hoặc nhiều hơn trong số sáu loại thực phẩm là 5,6% trong nhóm giới thiệu sớm và 7,1% ở nhóm giới thiệu chuẩn.
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, trong phân tích theo quy trình (per-protocol), tỷ lệ của bất kỳ loại dị ứng thực phẩm đều thấp hơn đáng kể ở nhóm giới thiệu sớm so với nhóm giới thiệu chuẩn (2,4% so với 7,3%), cũng như tỷ lệ dị ứng đậu phộng (0% so với 2,5%) và dị ứng trứng (1.4%, so với 5,5%); không có sự khác biệt đáng kể đối với sữa, mè, cá, lúa mì. Việc tiêu thụ 2 g đậu phộng hoặc protein lòng trắng trứng mỗi tuần kết hợp với một tỷ lệ thấp hơn đáng kể những loại dị ứng tương ứng.
Nghiên cứu này không cho thấy hiệu quả của việc giới thiệu sớm các thức ăn có tính sinh dị ứng so với giới thiệu ở thời điểm chuẩn của những loại thực phẩm này trong phân tích ý định để điều trị. Phân tích sâu hơn cho thấy rằng khả năng phòng ngừa dị ứng thức ăn bằng cách giới thiệu sớm nhiều loại thức ăn có tính sinh dị ứng cho trẻ nhũ nhi bình thường được nuôi bằng sữa mẹ có thể phụ thuộc vào sự tuân thủ và liều.
Đọc toàn bộ nghiên cứu: Preventing Food Allergy in Infancy — Early Consumption or Avoidance? http://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa1514210#t=article