Nghiên cứu lâm sàng cho thấy bệnh nhi bị bỏng có thể bị thiếu vitamin D
2 phút đọc
/
Dị ứng
Tăng trưởng và phát triển
Tình trạng vitamin D của bệnh nhi bị bỏng được biết là rất thấp, nhưng một nghiên cứu lâm sàng gần đây cho thấy tình trạng này vẫn như vậy sau 1 năm xuất viện, nên cần phải được bổ sung.
Trong nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi này, các nhà nghiên cứu đã tuyển chọn 50 bệnh nhi, từ trẻ sơ sinh cho đến thanh thiếu niên, bị bỏng ở mức độ nặng. Bên cạnh việc bổ sung nhiều loại vitamin theo tiêu chuẩn, hàng ngày các bệnh nhân còn được cho dùng thêm vitamin D2, D3 và giả dược. Sự khác biệt về tình trạng vitamin D được so sánh ở 4 thời điểm: mới nhập viện, trong thời gian nằm viện, lúc xuất viện và 1 năm sau khi bị bỏng. Kết quả được đăng trên Tạp chí Dinh Dưỡng Đường Tĩnh Mạch và Đường Ruột (Journal of Parenteral and Enteral Nutrition JPEN).
Nghiên cứu cho thấy nồng độ vitamin D không thay đổi đáng kể giữa các nhóm. Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, nồng độ vitamin D được cải thiện. Khi các nồng độ này được đo trong thời gian xuất viện, hơn 10% bệnh nhân ghi nhận có nồng độ vitamin D thấp. Nồng độ này thấp hơn nhiều sau 1 năm theo dõi. Ngoài ra, tình trạng thiếu vitamin D được thấy rõ ở 75% bệnh nhân dùng giả dược, 56% bệnh nhân dùng vitamin D2 và 25% bệnh nhân dùng vitamin D3.
Thiếu vitamin D tiếp tục gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhi bị bỏng và nếu nghiên cứu này được tiếp tục theo dõi, việc bổ sung vitamin D sẽ giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt này.