VAI TRÒ CỦA PROBIOTICS TRONG TIÊU CHẢY

27 phút đọc /
Tiêu hóa và dinh dưỡng

Vai trò của Probiotics trong Tiêu chảy

Guillermo Álvarez Calatayud, MD

Chuyên khoa Nhi. Bệnh viện Gregorio Marañón. Madrid, Tây Ban NHa

Chủ tịch hiệp hội về Hệ Vi sinh Đường ruột, Prebiotics và Probiotics Tây Ban Nha (SEMiPyP)

galvarezcalatayud@gmail.com

Thông điệp chính

  • Việc sử dụng kháng sinh trong giai đoạn đầu đời làm thay đổi quần thể vi sinh vật đường ruột (microbiome) kèm với khả năng ảnh hưởng lâu dài trên sức khoẻ.

  • Loạn khuẩn đường ruột (Dysbiosis) trong tiêu chảy nhiễm trùng hoặc tiêu chảy liên quan đến kháng sinh có thể được phòng ngừa và điều trị bằng cách dùng probiotics.

  • Chủng có hiệu quả mạnh nhất cho cả 2 bệnh lý trên là Lacticaseibacillus (L) rhamnosus GG (LGG) (trước kia có tên là Lactobacillus rhamnosus GG*) theo nhận định của các hướng dẫn thực hành lâm sàng lớn.

 

Tác động của nhiễm trùng và việc sử dụng kháng sinh trong giai đoạn đầu đời lên quần thể vi khuẩn đường ruột (microbiome).

Nhiễm trùng là lý do thăm khám thường gặp nhất trong giai đoạn đầu đời, cả trong chăm sóc tích cực và chăm sóc tuyến đầu. Tuy rằng hầu hết các nhiễm trùng (thường là trên hệ hô hấp và đường tiêu hoá) là do virus, nhiều trẻ lại được điều trị bằng kháng sinh và mức độ dùng cao hơn người trưởng thành gấp ba lần. Kháng sinh có thể thay đổi làm kháng vi khuẩn thường trú của hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến tiêu chảy trong 40% trường hợp. Nhìn chung, tất cả kháng sinh có gây tác động này, mặc dù tác động sẽ thường gặp hơn ở kháng sinh phổ rộng. Tuy vậy, vấn đề chính của việc dùng kháng sinh là làm rối loạn sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột và việc dùng kháng sinh trong sáu tháng đầu đời tăng nguy cơ trẻ mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Vì thế, việc sử dụng kháng sinh có liên quan đến tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường hoặc bệnh tự miễn như bệnh Celiac.

Làm cách nào để hệ vi sinh vật đường ruột phục hồi?

Sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột hoặc loạn khuẩn đường ruột trong nhiều bệnh lý có thể được sửa chữa bằng cách dùng probiotics. Bằng chứng lớn nhất về tác dụng của probiotics đã được mô tả trong việc điều trị tiêu chảy nhiễm trùng cấp (đặc biệt ở trẻ nhỏ), với mức độ ý nghĩa cao hơn trong tiêu chảy do rotavirus. Tác động có lợi sẽ lớn hơn khi probiotics được sử dụng sớm và hiệu quả đặc trưng là sự rút ngắn khoảng một ngày thời gian của các cơn tiêu chảy và giảm số lần đi tiêu. Đồng thời đã ghi nhận sự giảm trong tần suất nhập viện, vốn là vấn đề thường thấy ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Khi kết hợp với kháng sinh, probiotics làm giảm nguy cơ tiêu chảy liên quan đến kháng sinh và probiotics nên được dùng vào lúc bắt đầu điều trị, không phải khi tình trạng bệnh đã tiến triển.

 

Lợi ích của L. rhamnosus GG

Không phải tất cả probiotics đều giống nhau và chỉ có một số chủng, chủ yếu là Lacticaseibacillus (L) rhamnosus GG (LGG) (trước kia có tên là Lactobacillus rhamnosus GG*) và Saccharomyces boulardii CNCM I-745 đã được chứng minh là có tác dụng trong tiêu chảy nhiễm trùng cấp và tiêu chảy liên quan đến kháng sinh. Bằng chứng cho thấy rằng, nhìn chung, LGG giảm cả thời gian tiêu chảy và nhập viện ở nhóm bệnh nhân này, mặc dù liều lượng hiệu quả vẫn chưa được xác định vì tác động có lợi được quan sát hầu hết ở ≥ 1010 CFU/ngày.1-3

Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có trong nhiều hướng dẫn thực hành cho thấy rằng LGG là chủng có nhiều bằng chứng khoa học hơn như được trình bày trong bảng theo hướng dẫn của Tổ chức Tiêu hoá Thế giới (WGO).4 Chủng này cũng đồng thời được ESPGHAN khuyến nghị trong bài đánh giá gần nhất, tuy rằng mức độ bằng chứng là thấp ơn vì áp dụng phương pháp luận nghiêm ngặt hơn.5 Tóm lại, có thể kết luận rằng LGG có tác động có lợi trên nhũ nhi bằng cách thúc đẩy một hệ vi sinh vật cân bằng hoặc khoẻ mạnh. 

Vai trò của Probiotics trong Tiêu chảy

 

Hình 1: **Đánh giá hệ thống các thử nghiệm ngẫu nhiên hoặc thử nghiệm n-of-1

“2011 level of evidence” Oxford Centre for Evidence-Based Medicine

 

Tài liệu tham khảo

1. Szajewska H,et al. Systematic review with meta-analysis: Lactobacillus rhamnosus GG for treating acute gastroenteritis in children – a 2019 update. Alimentary Pharmacology & Therapeutics 2019; 49:1376–1384.

2. Hania Szajewska & Iva Hojsak (2020) Health benefits of Lactobacillus rhamnosus GG and Bifidobacterium animalis subspecies lactis BB-12 in children, Postgraduate Medicine, 132:5, 441-451, DOI:

10.1080/00325481.2020.1731214.

3. Guarino A et al. Universal Recommendations for the Management of Acute Diarrhea in Nonmalnourished Children. J Pediatr Gastroenterol Nutr 2018;67: 586–593.

4. Guarner F et al; World Gastroenterology Organization. World Gastroenterology Organisation Global Guidelines: probiotics and prebiotics. February 2017. (www. worldgastroenterology.org/probioticsprebiotics.html).

5. Szajewska H et al. On behalf of the Working Group on Probiotics and Prebiotics of the European Society for Paediatric Gastroenterology, Hepatology and Nutrition. Use of Probiotics for the Management of Acute Gastroenteritis in Children: An Update. J Pediatr Gastroenterol Nutr 2020; 71: 261-269.

6. Szajewska H et al. Use of probiotics for management of acute gastroenteritis: a position paper by the ESPGHAN Working Group for Probiotics and Prebiotics. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2014. 58(4):531-539.

7. Guarino Aet al. European Society for Pediatric Gastroenterology, Hepatology, and Nutrition/ European Society for Pediatric Infectious Diseases evidence-based guidelines for the management of acute gastroenteritis in children in Europe: update 2014. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2014; 59(1): 132-152.

8. Szajewska H et al. on Behalf of the ESPGHAN Working Group for Probiotics/Prebiotics. Probiotics for the Prevention of AntibioticAssociated Diarrhea in Children. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2016. 62(3):495-506.

9. Szajewska H, Kołodziej M. Systematic review with meta-analysis: Lactobacillus rhamnosus GG in the prevention of antibiotic-associated diarrhoea in children and adults. Aliment Pharmacol Ther. 2015 Nov;42(10):1149–1157.

10. Hojsak I, et al. Lactobacillus GG in the prevention of gastrointestinal and respiratory tract infections in children who attend day care centers: a randomized, double-blind, placebo-controlled trial. Clin Nutr Edinb Scotl. 2010 Jun;29(3):312–316.

* Do sự tái định danh của Lactobacillus genus vào trong các nhóm với những loài có quan hệ mật thiết. Lactobacillus rhamnosus GG được đổi tên thành Lacticaseibecillus rhamnosus GG.

Tải infographic Lưu (để sau)