Ngày Thế giới vì Trẻ sơ sinh non tháng – Phần 2: Mục tiêu hoạt động và những con số thông kê đáng lo ngại

9 phút đọc /

Cùng tìm hiểu thêm về Mục tiêu hoạt động và những con số thông kê đáng lo ngại của ngày Thế giới vì Trẻ sơ sinh non tháng 17/11

Ngày Thế giới vì Trẻ sơ sinh non tháng (World Prematurity Day - WPD)

Hằng năm có đến 15 triệu trẻ sinh non (tức là dưới 37 tuần thai kỳ), đồng nghĩa với trên toàn thế giới cứ 10 trẻ sinh ra thì có hơn một trẻ bị sinh non. WPD là một dịp quan trọng để kêu gọi sự chú ý của toàn cầu vào gánh nặng sinh non – nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh. Trên thực tế, sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Năm 2015, các biến chứng do sinh non chiếm gần 1 triệu ca tử vong trên toàn cầu, và dữ liệu tiếp tục được ghi nhận ở một số quốc gia cho thấy phần lớn tỷ lệ sinh non đang tăng lên. Nếu không có một nỗ lực rõ rệt và quyết liệt để quản lý tình trạng sinh non, chúng ta sẽ không đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững của WHO về sức khỏe, bởi vì tiêu chí chính của mục tiêu này là việc chấm dứt tình trạng tử vong ở bà mẹ và trẻ em do vấn đề chăm sóc trẻ sơ sinh và bà mẹ kém chất lượng.

WPD là cơ hội để kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng đến gánh nặng mà sinh non gây ra đối với các bậc phụ huynh, gia đình, bạn bè và những trẻ sinh non trước đó. Tuy nhiên, WPD không chỉ nêu ra các vấn đề, mà còn là cơ hội để chia sẻ các giải pháp. Việc tăng cường tổ chức các sự kiện trên toàn cầu vào WPD vẫn là trọng tâm của chiến dịch này. Mỗi năm, ngày càng nhiều quốc gia tham gia WPD bằng cách tổ chức các sự kiện mang tính địa phương và cả nước, bao gồm các bảng hiệu kêu gọi ngoài cộng đồng, chính sách trình quốc hội, các cuộc họp giữa chuyên gia y tế và các cuộc diễu hành kêu gọi nâng cao nhận thức về WPD.

258dfe1dd43e563eca373f

Liên kết đến các hoạt động khác

WPD ủng hộ các giá trị và mục tiêu của Kế hoạch Hành động cho mọi Trẻ sơ sinh* (Every Newborn Action Plan),[1] là nghị quyết của Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 67* (the 67th World Health Assembly)[2] và sáng kiến của phong trào Vì mọi phụ nữ và trẻ em* (the Every Woman Every Child movement)[3], đây là một nỗ lực đa tổ chức toàn cầu nhằm cứu sống và cải thiện sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh. WPD cũng hỗ trợ Chăm sóc Nuôi dưỡng Phát triển Trẻ: Hướng dẫn Tăng khả năng Sống sót và Phát triển để Cải thiện Sức khỏe và Tiềm năng Trẻ em* (the Nurturing Care for Early Childhood Development: A Framework for Helping Children Survive and Thrive to Transform Health and Human Potential)[4] được đưa ra tại Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 71* (71st World Health Assembly)[5].

Thông điệp ủng hộ WPD năm 2020

Hướng dẫn thông điệp vận động chính sách cung cấp kiến thức nền tảng về nhu cầu nâng cao nhận thức về sinh non cũng như các khuyến nghị và lời khuyên cho ba chủ đề sau

• Hỗ trợ gia đình

• Hỗ trợ các chuyên gia/nhân viên y tế

• Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe 

Ước tính sinh non ở Việt Nam và toàn cầu

Tài liệu này cung cấp các ước tính cấp quốc gia về số ca sinh non và số ca tử vong liên quan đến các biến chứng sinh non. Các thông số ước tính được cung cấp trong file đính kèm bên dưới. Các ước tính cập nhật về sinh non đã được công bố trên tập san The Lancet Global Health vào ngày 29 tháng 10 năm 2018 cùng với các xu hướng từ năm 2000. Các ước tính về số ca tử vong do các biến chứng trực tiếp của sinh non năm 2016 thống kê theo Ghi nhận Y tế Toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới* (The World Health Organization’s Global Health Observatory) (vui lòng tải ấn phẩm bên dưới). Trang Healthy Newborn Networks ’Newborn Numbers cung cấp danh sách đầy đủ các chỉ số sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh.

** XIN LƯU Ý: Các ước tính sinh non của quốc gia khác với các ước tính đã công bố trước đây do các lý do phương pháp luận. Vui lòng không so sánh ước tính sinh non được công bố trước đây với ước tính cập nhật. **

Kho tài liệu và thông tin giáo dục

Thông tin và Video:

• Thông tin về Ngày thế giới vì Trẻ sơ sinh non tháng [6] và các nguồn từ EFCNI[7]

• Hồ sơ quốc gia của Every Preemie — SCALE về Phòng ngừa và chăm sóc trẻ sinh non và nhẹ cân cho 24 quốc gia[8]

• Chương trình Every Preemie-SCALE ’Family-Led Care do PCI do USAID tài trợ nhằm cải thiện chất lượng sức khỏe cho trẻ sinh non trên khắp thế giới, kể cả ở Malawi, nơi các bà mẹ được hướng dẫn về tầm quan trọng của Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo (Kangaroo Mother Care) nhằm đảm bảo sự sống còn của trẻ. (Hướng dẫn Gia đình Chăm sóc Trẻ sơ sinh* - Family-Led Care for the Small Newborn)[9]

Tài liệu đào tạo:

• Các bước cần thiết để nâng cao chất lượng khóa học eLearning về sống còn trẻ sơ sinh* (MCSP)[10]

• Các khóa học Chăm sóc Thiết yếu cho Trẻ nhỏ và Mọi Trẻ sơ sinh* (AAP) [11]

• Hỗ trợ sinh tồn cho trẻ: Khóa học đào tạo xử trí trẻ sanh non đe dọa tính mạng [12]

Tuyên bố chung:

• Tuyên bố chung về Chăm sóc bà mẹ Kangaroo (Kangaroo Mother Care) (tiếng Anh và tiếng Pháp) [13]

• Tuyên bố chung về Sinh non (Preterm Birth Joint Statement) (tiếng Anh và tiếng Pháp) [14]

• Tuyên bố chung về chất lượng chăm sóc (Quality of Care Join Statement) (tiếng Anh và tiếng Pháp) [15]

Các trang web bổ sung để biết thêm thông tin trong bối cảnh COVID-19:

• Hỏi và đáp: Mang thai, sinh con và COVID-19 (WHO 2020) [16]

• Kho tài liệu về sức khỏe trẻ sơ sinh và chu sinh COVID-19 (HNN 2020) [17]

• Hỏi đáp, thông tin thêm và phỏng vấn chuyên gia (EFCNI 2020) [18]

• Hỏi đáp, thông tin thêm và phỏng vấn chuyên gia (GLANCE 2020) [19]

• Chiến dịch “Không khoảng cách” (“Zero Separation”) trên toàn thế giới (GLANCE 2020) [20]

• Khảo sát các bậc phụ huynh trên toàn thế giới về trải nghiệm trong COVID-19 (GLANCE

2020) [21]

• Tóm tắt dữ liệu toàn cầu về COVID-19 về mức cơ sở an toàn vệ sinh (WHO UNICEF JMP) [22]

* tên các tổ chức do ban biên tập NNI-VN lược dịch

 

Tài liệu tham khảo

[1] https://www.healthynewbornnetwork.org/issue/every-newborn/

[2] https://www.who.int/mediacentre/events/2014/wha67/en/ 

[3] http://www.everywomaneverychild.org/

[4] file://sp-sb01/EFCNI-allgemein/Aktivit%C3%A4ten/World%20Prematurity%20Day/04_Projekte/2020_WPD_global_activity/04_Material/Global%20Toolkit/bit.ly/2PwIhzx

[5] https://www.who.int/about/governance/world-health-assembly/seventy-first

[6] https://www.efcni.org/wp-content/uploads/2020/10/2020_10_World_Prematurity_Day_Factsheet_web_update.pdf 

[7] https://www.efcni.org/

[8] http://www.everypreemie.org/country-profiles/ 

[9] https://www.globalhealthlearning.org/course/essential-steps-improving-newborn-survival-updated

[10] https://www.globalhealthlearning.org/course/essential-steps-improving-newborn-survival-updated

[11] http://www.mcsprogram.org/wp-content/uploads/2015/12/Grenier-1.pdf

[12] https://globalhealthmedia.org/videos/smallbaby/

[13] https://www.healthynewbornnetwork.org/resource/kmcjointstatement/

[14] https://www.healthynewbornnetwork.org/resource/joint-statement-international-recommendations-interventions-improve-preterm-birth-outcomes/

[15] https://www.healthynewbornnetwork.org/resource/improving-quality-maternal-newborn-care-low-middle-income-countries/ 

[16] https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/question-and-answers-hub/q-a-detail/q-a-on-covid-19-pregnancy-and-childbirth 

[17] https://www.healthynewbornnetwork.org/resource/covid19-interim-guidance-who/

 [18] https://www.efcni.org/health-topics/covid-19-faq/

[19] https://www.glance-network.org/campaign/

[20] https://www.glance-network.org/campaign/ 

[21] https://www.glance-network.org/survey/

[22] https://washdata.org/sites/default/files/documents/reports/2020-05/JMP-2020-COVID-global-hygiene-snapshot.pdf

#PrematurityAwarenessMonth #WorldPrematurityDay