WHO hướng dẫn về lượng Natri tiêu thụ ở người lớn và trẻ em
Tổng quan
Bệnh không lây (NCDs) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật toàn cầu (1,2), và các biện pháp can thiệp để giảm gánh nặng của NCDs tốn chi phí rất lớn (3). Một số NCDs có tương quan đến tình trạng tăng sử dụng natri (bao gồm tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, đột quỵ) và giảm lượng natri có thể gây hạ huyết áp cũng như các NCDs liên quan (4,5). Dữ liệu gần đây cho thấy dân số thế giới đang sử dụng natri nhiều hơn cần thiết về mặt sinh lý (6). Trong nhiều trường hợp, người dân đang tiêu thụ lượng natri rất nhiều nếu so với mức khuyến nghị hiện tại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho người lớn là 2g natri/ ngày (tương đương 5g muối/ ngày) (7).
Kể từ khi hướng dẫn về lượng natri tiêu thụ trước của WHO được công bố (7) đã có một số lượng bằng chứng khoa học đáng kể về vấn đề tiêu thụ natri, tăng huyết áp, nguy cơ tim mạch được báo cáo. Vì thế, các quốc gia thành viên và đối tác quốc tế đã yêu cầu WHO xem xét lại hướng dẫn hiện hành về lượng natri cho người lớn, đồng thời bổ sung thêm hướng dẫn cho cả trẻ em.
Mục tiêu
Mục tiêu của hướng dẫn này là cung cấp các khuyến cáo về việc sử dụng natri để giảm NCDs ở hầu hết người lớn và trẻ em. Những khuyến nghị trong hướng dẫn có thể được áp dụng cho các chương trình và chính sách đang được xây dựng để đánh giá mức tiêu thụ natri hiện tại so với tiêu chuẩn. Nếu cần thiết, các khuyến cáo cũng có thể sử dụng để phát triển các biện pháp nhằm giảm lượng natri được tiêu thụ thông qua các can thiệp sức khỏe cộng đồng như dán nhãn thực phẩm và sản phẩm, giáo dục người tiêu dùng và thiết lập Hướng dẫn chế độ ăn uống dựa trên thực phẩm.
Phương pháp
WHO phát triển các hướng dẫn với đầy đủ bằng chứng hiện tại với các quy trình được phác thảo trong Sổ tay WHO (8). Các bước trong quá trình bao gồm:
- Xác định các câu hỏi ưu tiên và kết quả;
- Thu thập các bằng chứng;
- Đánh giá và tổng hợp bằng chứng;
- Xây dựng các khuyến cáo;
- Nhận biết các khoảng trống thiếu hụt trong nghiên cứu;
- Lên kế hoạch trong việc tuyên truyền, thi hành, cập nhật và đánh giá ảnh hưởng của hướng dẫn.
Hệ thống Phân loại các Khuyến nghị dựa trên sự Đánh giá, Phát triển và Ước lượng (GRADE) (9) đã được theo sát nhằm chuẩn bị hồ sơ về các bằng chứng liên quan tới những chủ đề đã được chọn trước, dựa trên đánh giá hệ thống các tài liệu khoa học gần đây. Một nhóm chuyên gia quốc tế đa ngành đã tham dự ba buổi tham vấn kỹ thuật của WHO. Buổi đầu tiên được tổ chức ở Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 14 đến 18 tháng 3 năm 2011; buổi thứ hai ở Seoul, Hàn Quốc vào ngày 29 tháng 11 đến 2 tháng 12 năm 2011; và buổi cuối ở Genova, Thụy Sĩ vào 27 đến 30 tháng 3 năm 2012. Tại đó, nhóm chuyên gia sẽ xem xét và thảo luận lại các chứng cứ, phác thảo những khuyến cáo, và cuối cùng đi tới đồng thuận về độ mạnh của các khuyến cáo. Nhóm chuyên gia cũng cân nhắc tới những tác động mong muốn và không mong muốn của khuyến nghị, chất lượng của bằng chứng hiện có, giá trị và những ưu tiên liên quan tới khuyến cáo trong các bối cảnh khác nhau, kèm theo là chi phí của các lựa chọn nhằm thuận lợi cho các nhân viên y tế công cộng, các nhà quản lý chương trình sức khỏe tại các môi trường khác nhau. Tất cả thành viên của nhóm xây dựng hướng dẫn phải thực hiện bản tuyên bố về quyền lợi trước mỗi cuộc họp. Một chuyên gia bên ngoài và Ban liên quan mật thiết sẽ tham dự trong suốt quá trình này.
Bằng chứng
Hạn chế lượng tiêu thụ natri làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở người lớn và trẻ em. Sự giảm huyết áp được phát hiện ở nhiều mức độ ăn natri, và độc lập với mức natri cơ bản. Việc giảm sử dụng natri < 2g/ngày có nhiều lợi ích cho huyết áp hơn khi hạn chế natri nhưng vẫn > 2g/ngày. Kiêng ăn nhiều natri cũng không có tác dụng phụ với nồng độ lipid máu, catecholamine hay chức năng thận. Bên cạnh đó, tình trạng tiêu thụ thừa natri còn liên quan đến nguy cơ cao đột quỵ, thậm chí tăng khả năng tử vong do đột quỵ hoặc bệnh lý mạch vành. Không có mối tương quan giữa lượng muối tiêu thụ và vấn đề tử vong do mọi nguyên nhân, bệnh lý tim mạch và bệnh mạch vành không gây tử vong. Tuy nhiên, mối quan hệ mạnh mẽ giữa huyết áp và những kết cục này đã cung cấp bằng chứng một cách gián tiếp, đó là việc giảm sử dụng natri mang lại nhiều tác động tích cực cho huyết áp, từ đó có thể cải thiện những hậu quả nêu trên. Dựa theo toàn bộ các bằng chứng, WHO đã đưa các khuyến cáo về lượng tiêu thụ natri dành cho người lớn và trẻ em.
Khuyến cáo
- WHO khuyến nghị giảm sử dụng natri nhằm giảm huyết áp, nguy cơ tim mạch, đột quỵ và bệnh lý mạch vành ở người lớn (khuyến cáo mức độ mạnh). WHO khuyến nghị lượng natri hàng ngày < 2g (tương ứng 5g muối/ ngày) ở người lớn (khuyến cáo mức độ mạnh).
- WHO khuyến nghị giảm lượng natri tiêu thụ ở trẻ em để kiểm soát huyết áp (khuyến cáo mức độ mạnh). Lượng natri tối đa nên < 2g/ ngày ở người lớn nên được điều chỉnh thấp hơn tùy thuộc yêu cầu năng lượng của trẻ em so với người lớn.
Những khuyến cáo này áp dụng cho tất cả mọi người, dù có hoặc không có tăng huyết áp (bao gồm phụ nữ có thai và phụ nữ đang tiết sữa), ngoại trừ các cá nhân đang bệnh hoặc phải điều trị với thuốc có thể dẫn tới hạ natri máu hoặc tích tụ nước trong cơ thể cấp, hay chế độ ăn cần sự giám sát của bác sĩ (ví dụ như bệnh nhân suy tim, đái tháo đường loại I). Những nhóm nhỏ này có thể có một mối quan hệ cụ thể giữa lượng natri tiêu thụ và kết cục sức khỏe đang quan tâm (10,11). Do đó, những quần thể này không được đưa vào xem xét trong quá trình đánh giá bằng chứng và soạn thảo hướng dẫn.
Các khuyến cáo này đã bổ sung hướng dẫn của WHO về sự tiêu thụ kali, nên được sử dụng kết hợp với nhau cũng như với các hướng dẫn, khuyến cáo dinh dưỡng khác để định hướng sự phát triển chương trình và chính sách về dinh dưỡng sức khỏe cộng đồng. Mặc dù tỷ lệ giữa natri và kali tối ưu không thuộc phạm vi hướng dẫn này, nhưng nếu một cá thể tiêu thụ lượng natri và kali đúng như hướng dẫn của WHO thì tỷ lệ trên xấp xỉ bằng 1, và được xem như có lợi cho sức khỏe (12).
Các khuyến cáo thừa nhận việc giảm muối và muối iốt là tương đồng. Cần giám sát lượng muối và muối iốt tiêu thụ ở cấp độ quốc gia để điều chỉnh lượng muối iốt khi cần thiết, tùy thuộc vào lượng muối tiêu thụ trong cộng đồng quan sát được, để đảm bảo mọi người đều tiêu thụ lượng một lượng natri và iốt hợp lý.
Những khuyến cáo dựa trên tổng kết các bằng chứng về mối quan hệ giữa sự tiêu thụ natri và huyết áp, tử vong do mọi nguyên nhân, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh mạch vành, cũng như tác động có hại tiềm tàng đối với lipid máu, nồng độ catecholamin và chức năng thận. Bằng chứng về mối quan hệ giữa lượng natri và huyết áp có độ tin cậy cao, nhưng đối với các vấn đề khác như tử vong do mọi nguyên nhân, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh mạch vành, lại có chất lượng thấp hơn. Vì thế, những khuyến cáo này nên được đánh giá lại khi có thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa sự sử dụng natri với các kết cục do tử vong vì mọi nguyên nhân và bệnh lý tim mạch.
Việc thực hành các khuyến cáo thành công sẽ có ảnh hưởng quan trọng tới sức khỏe cộng đồng thông qua việc giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, cải thiện chất lượng cuộc sống của hàng triệu người và giảm đáng kể chi phí chăm sóc sức khỏe (1,3,13)
Tài liệu tham khảo:
1. WHO. Global health risks: Mortality and burden of disease attributable to selected major risks. Geneva, World Health Organization (WHO), 2009
(http://www.who.int/healthinfo/global_burden_disease/GlobalHealthRisks_report_full.pdf)
2. WHO. Preventing chronic disease: a vital investment. Geneva, World Health Organization (WHO), 2005
(http://www.who.int/chp/chronic_disease_report/contents/en/index.html).
3. Murray CJ, Lauer JA, Hutubessy RC et al. Effectiveness and costs of interventions to lower systolic blood pressure and cholesterol: a global and regional analysis on reduction of cardiovascular-disease risk. Lancet, 2003, 361(9359):717–725 (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12620735).
4. WHO. Prevention of recurrent heart attacks and strokes in low and middle income populations: Evidence-based recommendations for policy makers and health professionals. Geneva, World Health Organization (WHO),
2003 (http://www.who.int/cardiovascular_diseases/resources/pub0402/en/).
5. Bibbins-Domingo K, Chertow GM, Coxson PG et al. Projected effect of dietary salt reductions on future cardiovascular disease. New England Journal of Medicine, 2010, 362(7):590–599
(http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20089957).
6. Elliott P. Sodium intakes around the world. Background document prepared for the Forum and Technical meeting on Reducing Salt Intake in Populations (Paris 5–7 October 2006). Geneva, World Health Organization, 2007.
7. WHO. Prevention of cardiovascular disease: guidelines for assessment and management of cardiovascular risk. Geneva, World Health Organization (WHO), 2007
(http://whqlibdoc.who.int/publications/2007/9789241547178_eng.pdf).
8. WHO’s Guidelines Review Committee. WHO Handbook for guideline development. Geneva, World Health Organization (WHO), 2012 (http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/75146/1/9789241548441_eng.pdf).
9. Guyatt GH, Oxman AD, Vist GE et al. GRADE: an emerging consensus on rating quality of evidence and strength of recommendations. BMJ, 2008, 336(7650):924–926
(http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18436948).
10. Paterna S, Gaspare P, Fasullo S et al. Normal-sodium diet compared with low-sodium diet in compensated congestive heart failure: is sodium an old enemy or a new friend? Clin Sci (Lond), 2008, 114(3):221-230
(http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17688420).
11. Thomas MC, Moran J, Forsblom C et al. The association between dietary sodium intake, ESRD, and all-cause mortality in patients with type 1 diabetes. Diabetes Care, 2011, 34(4):861-866
(http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21307382).
12. WHO. Diet, nutrition and the prevention of chronic disease. Report of a Joint WHO/ FAO Expert Consultation. Geneva, World Health Organization (WHO), 2003
(http://whqlibdoc.who.int/trs/WHO_TRS_916.pdf ).
13. Mackay J, Mensah G. The Atlas of Heart Disease and Stroke. Geneva, World Health Organization (WHO), 2004
(http://www.who.int/cardiovascular_diseases/resources/atlas/en/).